Top 6 Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của V.Huy-gô lớp 11 hay nhất

Bình An 214 0 Báo lỗi

"Những người khốn khổ" là bộ tiểu thuyết nổi tiếng trong sự nghiệp đồ sộ của nhà văn Huy-gô. Đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" nằm ở cuối phần 1 ... xem thêm...

  1. Bố cục

    Phần 1 (từ đầu... Phăng tin tắt thở): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van- giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin

    + Phần 2 ( còn lại) Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền


    Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Gia- ve và Giăng Van – giăng có sự đối lập về tính cách, tác giả sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ

    * Nhân vật Gia- ve

    - Nói những lời cộc lốc, thô bỉ

    - Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”

    - Cặp mắt nhìn như cái móc sắt

    - Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng

    → Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú

    * Nhân vật Giăng Van- giăng: đẹp đẽ, lí tưởng

    - Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì thậm hạ giọng

    - Như một anh hùng, vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin

    → Nhân vật được lãng mạn hóa, trở nên phi thường, hội tụ tình yêu thương


    Câu 2 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve

    - Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

    + Những tiếng “thú gầm”

    + Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt

    + Túm lấy cổ áo

    + Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

    - Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)

    - Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve

    + Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương

    - Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú


    Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn

    Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)

    + Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

    + Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...

    - Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm


    Câu 4 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

    - Phăng tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”

    - Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”

    - Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng

    → Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van- giăng


    LUYỆN TẬP

    Bài 1( trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Trong đoạn trích, Phăng tin là nhân vật chính. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập để khắc họa hình tượng nhân vật này

    Sự đối lập: Phăng tin (nạn nhân) > < Gia- ve ( Đao phủ)

    Phăng tin (người chịu ơn) > < Giăng Van-giăng (Vị anh hùng)

    Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Phăng- tin tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van- giăng đến lo lắng, sợ hãi

    + Phăng- tin sụp đổ khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp đỡ vượt qua cái ác bị đổ vỡ

    + Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường: niềm tin vào tình yêu thương, sự công bằng

    + Trên phương diện tuyến nhân vật thì Phăng-tin và Giăng Van- giăng cùng chung tuyến nhân vật khi cả hai đều là nạn nhân của Gia-ve


    Câu 2 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện

    - Nhân vật Phăng tin là trung tâm của cuộc đấu tranh Thiện- Ác

    + Câu chuyện về số phận nhân vật này mà các nhân vật đối lập như Giăng Van-giăng và Gia-ve được thể hiện nổi bật


    Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Trong đoạn trích việc phân tuyến nhân vật rõ ràng, có nhiều điểm tương đồng với văn học dân gian:

    + Cách phân tuyến nhân vật kiểu Thiện – Ác (Phăng- tin, Giăng Van- giăng > < Gia-ve

    + Các tuyến nhân vật xung đột mạnh mẽ, quyết liệt làm nổi bật tính cách nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    Vic-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.

    Các tác phẩm tiêu biểu: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),... Thơ ông trải dài suốt cuộc đời: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt và tội ác (1853)...

    Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa chôn cất ở điện Păng - tê - ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua chúa và các danh tướng. Năm 1985, vào dịp một trăm ngày mất của ông, thế giới làm lễ kỉ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.


    2. Tác phẩm

    Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của Huy-gô.

    Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin, phần thứ hai: Cô - dét; phần thứ ba: Ma - ri - uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ - luy - mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ - ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.


    3. Đoạn trích

    Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma - đơ - len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn...

    Bố cục: 3 phần

    - Phần 1 (Mở đầu - chị rùng mình): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng.

    - Phần 2 (Tiếp đến Phăng-tin đã tắt thở): Thân phận thật của thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng.

    - Phần 3 (Đoạn còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Nghệ thuât đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:

    * Nhân vật Gia-ve:

    a, Chân dung, tính cách của Gia-ve:

    - Bộ mặt gớm ghiếc

    - Giọng nói như tiếng thú cầm.

    - Điệu cười: ghê tởm, phô ra tất cả hai hàm răng.

    => Chân dung của một con ác thú hung bạo.

    b, Ngôn ngữ và hành động của Gia ve khi tới gặp Giăng Van-giăng và Phăng-tin:

    - Khi gặp Giăng Van-giăng

    + Ngôn ngữ: giong nói thú gầm, xưng hô: mày – tao.

    → Hống hách.

    + Hành động: quát tháo, đứng lì, túm lấy cổ áo.

    - Khi gặp Phăng-tin:

    + Ngôn ngữ: quát chửi, xưng hô thô bỉ.

    + Hành động: nói toạc ra hết mọi chuyện về con gái Phăng-tin.

    → Hành động như một con thú rình mồi, là một con người vô nhân đạo, vô cảm trước nỗi đau của con người.

    => Bằng bút pháp miêu tả trực tiếp, nghệ thuật so sánh, phóng đại, ẩn dụ, tác giả đã làm lên nhân vật Gia-ve một con người ác thú.

    * Nhân vật Giăng Van-giăng

    a, Tính cách của Giăng Van-giăng qua đoạn trích:

    - Muốn cứu người bị bắt oan, Giăng Van-giăng tự thú.

    - Sẵn sàng bị bắt.

    - Cố gắng kéo dài thời gian đề tìm con cho Phăng-tin

    b, Giăng Van-giăng con người đối lập với cái ác:

    - Giọng nói:

    + Với Gia-ve: tế nhị, nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền.

    + Với Phăng-tin: nhã nhặn, điềm tĩnh, quan tâm.

    - Hành động:

    + Đối với Gia-ve: biết rõ mục đích của Gia-ve → cúi đầu cầu xin → tức giận, cầm lấy thanh sắt trừng trừng nhìn Gia-ve.

    + Đối với Phăng-tin: quan tâm, ân cần, lo lắng.

    => Mục đích: Giăng Van-giăng cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô - dét cho Phăng-tin, lo lắng Phăng-tin bị sốc nếu biết tin.

    c, Giăng Van-giăng qua sự miêu tả gián tiếp

    - Lời cầu cứu của Phăng-tin.

    - Cảnh bà xơ Xem - pli - xơ chứng kiến cái chết của Phăng-tin.

    => Giăng Van-giăng có sức mạnh của một đấng cứu thế, cứu rỗi những con người khốn khổ.

    * Ý nghĩa của thủ pháp nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa thiện, ác, tốt xấu, yêu thương tàn bạo.


    Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    - Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Điều đó được thể hiện qua bộ dạng, ngôn ngữ, giọng điệu: “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên) có cái gì man rợ và điên cuồng. [...]. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”; “Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

    - Ở Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, lúc lại thì thầm hạ giọng... → Nói lên sự điềm đạm của Giăng Van-giăng.

    Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin: hình ảnh Giăng Van-giăng của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một cứu tinh. Giăng Van - Giăng còn hiện lên rất đẹp qua cảm nhận của bà xơ Xem - pli – xơ: “lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thất rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.


    Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả. Thuật ngữ văn học này dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại để”).

    Tác dụng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền:

    - Thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn: con người với trái tim yêu thương có thể đánh đổ được cái ác, sự cường quyền.

    - Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.


    Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:

    - Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi lụy.

    - Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết là lời khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

    - Thế giới lãng mạn của Huy-gô được biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Nghệ thuật miêu tả nhân vật Phăng-tin:

    - Nghệ thuật đối lập:

    + Phăng-tin (nạn nhân) > < Gia – ve (cường quyền).

    + Phăng-tin (nạn nhân) > < Giăng Van-giăng (Vị cứu tinh).

    - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi. Khi nghe những lời ghê tởm, hống hách của Gia-ve “Tao đã bảo không có ông Ma - đơ - len...” chị đã không chịu đựng nổi, chị hoảng hốt rồi mất đi.

    → Hình ảnh người phụ nữ đáng thương, tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Đó là nụ cười của Phăng-tin khi chết làm cho câu chuyện chứa chan tinh thần nhân đạo. Một cái kết có hậu cho người đàn bà khốn khổ.


    Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Nhân vật Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện. Nhân vật chính là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa thiện - ác. Qua đó làm cho tính cách nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng hiện lên một cách nổi bật.


    Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật có nhiều nét giống văn học dân gian.

    Đó là sự phân tuyến nhân vật theo kiểu thiện - ác, các nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy làm nổi bật tính cách các nhân vật cũng như ý nghĩa, chủ để của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động:

    - Trước khi Phăng – tin chết:

    * Giăng Van-giăng

    + Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, hành động điềm tĩnh

    * Gia- ve

    + Với Giăng Van–giăng: hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái

    + Thái độ trước Phăng-tin: thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người

    - Sau khi Phăng–tin chết

    * Giăng Van-giăng

    + Đối với Gia-ve: Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt.

    + Đối với Phăng-tin: Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

    * Gia- ve

    + Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, tàn bạo, vô nhân tính, lòng lang dạ thú nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền.

    => Ý nghĩa nghệ thuật: Bằng nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật, nhà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ.


    Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Ở Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ: Hình tượng con ác thú Gia-ve.

    - “bộ mặt gớm ghiếc”

    - Giọng nói (tiếng thét “Mau lên”), "có cái gì man rợ và điên cuồng"

    - Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

    - Cái cười: “ghê tởm phô ra tất cả hàm răng”.

    => Dựng chân dung nhân vật sinh động, qua đó tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Giave

    => Gián tiếp thái độ ghê tởm, căm ghét của nhà văn với loại người như hắn.

    * Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh: Một con người chân chính - con người của tình yêu thương.


    Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    - Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn.

    - Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"): Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tương tác phẩm.

    - Trong đoạn trích, nó giúp phản ánh rõ hơn tư tưởng vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp thánh thiện=> Đó cũng chính là tâm hồn nhân ái đầy thánh thiện của Giăng-van-giăng.


    Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:

    - Hình ảnh " Một nụ cười không sao tả được… đi vào cõi chết".

    - Cái kết của đoạn trích: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết

    - Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường". Ca ngợi sức mạnh của tình thương có thể đẩy lùi bạo lực, cường quyền và nhén nhóm niềm tin vào tương lại.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:

    a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập:

    + Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Gia-ve

    Nạn nhân >< Đao phủ

    + Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Giăng Van-giăng

    Nạn nhân >< Vị cứu tinh

    b.

    - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng Van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len,... chỉ có thế thôi!" thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi.

    => Quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng Van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.


    Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện

    - Xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển

    - Nhân vật kiểm chứng sự thể hiện của tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.


    Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Sự phân tuyến nhân vật ở đây gần gữi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:

    - Sự đối lập thiện >< ác, tốt >< xấu giữa các nhân vật trong truyện.

    Gia-ve >< Giăng-van-giăng

    (ác) (thiện)

    - Qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau đoạn trích đã ngợi ca tình cảm yêu thương con người, ước mơ thoát khỏi những bất công của xã hội. Bằng ánh sáng của ình thương yêu con người chúng ta có thể đẩy lùi bóng tối và cường quyền.


    Tóm tắt

    Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".


    Bố cục

    Bố cục: 3 phần

    - Phần 1 (Mở đầu - chị rùng mình): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng.

    - Phần 2 (Tiếp đến Phăng-tin đã tắt thở): Thân phận thật của thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng.

    - Phần 3 (Đoạn còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.


    Nội dung chính

    Qua hình tượng hai nhân vật đối lập, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh sống bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Vích-to Huy-gô: (1802-1885) là một thiên tài nở rộ từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.
    Tuổi thơ phải trải qua những giằng xé vì giữa cha và mẹ có mâu thuẫn. Cùng đó ông phải chuyển quân theo cha từ nơi này đến nơi khác, đó được coi là những trải nghiệm không bao giờ phai.
    Sự nghiệp:
    Ông nói về thơ của mình: "Một tiếng vọng âm vang của thời đại" đây là một nhận định có thể dùng cho toàn bộ các sáng tác của ông.
    Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
    Đóng góp: ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),...
    Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.


    2. Tác phẩm

    “Người cầm quyền khôi phục quy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, đây là bộ tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác đồ sộ của ông. Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
    Tóm tắt đoạn trích: Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ-len cứu giúp, rồi đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, thì Ma-đơ-len lại quyết định ra tòa tự thú để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Bởi vậy, ông đến từ giã Phăng-tin và Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng- tin nằm để canh chừng và bắt ông. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin cứ nghĩ hắn đến để bắt chị và tỏ ra vô cùng sợ hãi. Ma-đơ-len cầu xin Gia-ve cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái của Phăng-tin,nhưng hắn không đồng ý và liên tục buông lời chửi mắng sỉ nhục Ma-đơ-len và Phăng-tin khi chị đang ốm nặng. Gia-ve túm lấy cổ áo của Ma-đơ-le và nói ” không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp một tên tù khổ sai….Khi nghe xong nhưng lời ấy Phăng-tin vô cùng sợ hãi và tắt thở. Giăng-van-giăng cậy tay Gia-ve ra khổi cổ áo, từ từ đi đến chỗ giường sắt cũ, lăm lăm cần một thanh giường trong tay. Gia-ve sợ hãi lùi ra phía cửa, hắn định gọi quân lính nhưng sợ Giăng-van-giăng chạy trốn nên hắn đành im lặng. Giăng-van-giăng đến chỗ Phăng-tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phái Gia-ve và nói ” giờ thì tôi thuộc về anh”.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2

    Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

    Bài làm:
    Trong lời đối thoại và hành động của hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve có sự đối lập. Điều này làm nổi bật lên sự mâu thuẫn giữa ác và thiện, giữa một người tốt và một người xấu...
    Nhân vật Giăng Van-giăng:
    Khi Phăng-tin còn sống: Cử chỉ với chị Phăng-tin được miêu tả là nhẹ nhàng và điềm tĩnh, cố gỡ bàn tay của Gia-ve. Khi ông bị bắt cầu xin Gia-ve cho mình thời gian để đi tìm con cho chị Phăng-tin. Thể hiện là một con người điềm đạm, tử tế tuy rơi vào nghịch cảnh.
    Khi Phăng-tin chết: giật gãy trong chớp mắt chiếc giường sắt cũ nát, cầm lăm lăm thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng. Tuy nhiên, ông lại đối với chị Phăng-tin hết sức nhẹ nhàng, sự đau buồn cùng cực, nhắm nhìn Phăng-tin không nhúc nhích, quỳ xuống, nhẹ nhàng nâng bàn tay chị Phăng-tin lên và đặt vào đó một nụ hôn.
    Nhân vật Gia-ve:
    Khi Phăng-tin còn sống: man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng cầm thú gầm, hét to, túm cổ áo, gắt gỏng. Một con người man rợ, quát tháo ầm ĩ.
    Khi Phăng-tin đã chết: run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng, lo lắng ông trốn mất. Tuy nhiên, hắn ta vẫn điên cuồng quát tháo, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin. Một con người không còn nhân tính.


    Câu 2: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
    Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
    - Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?
    - Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả)
    Bài làm:
    Những so sánh và ẩn dụ về nhân vật Gia-ve:
    Bộ mặt gớm ghiếc,
    Đôi mắt ánh lên những tia độc ác, phóng vào tội nhân như cái móc sắt kéo giật vào bao kẻ khốn khổ,
    Cách xưng hô: Mày - tao, tao - con đĩ, đồ khỉ, lũ gái điếm
    Giọng điệu: “...Có cái gì man rợ và điên cuồng...”
    Hành động: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca - vát của Giăng Van - giăng”
    Tất cả những chi tiết ấy khiến nhân vật Gia-ve quy chiếu về hình ảnh ẩn dụ của một con thú dữ tợn, nham hiểm, độc ác, không có nhân tính.
    Với Giăng Van-giăng, tuy không sử dụng hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như Gia-ve nhưng qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, ta có thế thấy:
    Để cứu Phăng-tin, một người vô tội, Giăng Van-giăng đã buộc phải thú tội
    Giăng Van-giăng lặng người ngồi ngắm nhìn Phăn-tin, chỉnh sửa lại đầu tóc, áo, vuốt mắt cho chị rồi cúi xuống thì thầm điều gì vào tai Phăng-tin
    Ta có thể thấy Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người vì tình thương, vì chính nghĩa dù có phải hi sinh bản thân mình.


    Câu 3: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
    Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
    Bài làm:
    Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của tác giả
    Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề - một hình thức của ngôn từ tác giả: là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện nhằm bình luận hoặc đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác, không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.
    Tác dụng của đoạn trữ tình ngoại đề trực tiếp đi vào thế giới tư tưởng, lý tưởng của tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện "tâm giao" với độc giả


    Câu 4: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
    Qua đoạn trích hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
    Bài làm:
    Những dấu hiệu của chủ nghĩa lãng mạn trong đoạn trích:
    Khi Giăng Van-giăng cúi đầu thì thầm bên tai Phăng-tin, bà xơ trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được thể hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết
    Giăng Van-giăng lấy hai tau nâng đầu Phăng-tin lên, đặt ngay nhắm giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con. Ông thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị. Lúc ấy gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường
    Giăng Van-giăng nhẹ nhàng nâng nâng bàn tay Phăng-tin và đặt vào đấy một nụ hôn
    Tất cả những chi tiết ấy đã hoàn tất bức tranh về Giăng Van-giăng, con người hiện thân cho tình thương và sự cao cả.


    Luyện tập
    Bài tập 1: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

    Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động
    Bài làm:
    Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin:
    Hành động:
    Lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng khi nhìn thấy Gia-ve;
    Ngạc nhiên đến hãi hùng khi thấy Gia-ve nắm cổ áo ông thị trưởng là Giang Van-giăng;
    Run lên bần bật khi biết tin Giăng Van-giăng chưa tìm được Cô-dét;
    Chống hai bàn tay và cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, há miệng muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập
    Hoảng hốt giở tay lên, hai bàn tau cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới với
    Ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi nghoẹo xuống ngực, miệng há hốc, mắt mở to và lờ đờ.
    Ngôn ngữ: Liên tục kêu lên, nhắc đi nhắc lại với Giăng Van-giăng về việc tìm thấy đứa con Cô-dét của mình
    Tất cả ngôn ngữ và hành động ấy khiên cho Phăng-tin hiện lên là một người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh. Chị đang sống trong sợ hãi vì sự xuất hiện của Gia-ve có thể sẽ đưa chị vào tù khi chưa tìm thấy đứa con duy nhất của mình. Khao khát lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ ấy là đứa con gái của mình bình yên và sống trong hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà khi chết đi rồi, Giăng Van-giăng cúi đầu thì thầm vào tai chị lời hứa, chị mới mỉm cười, mãn nguyện và buông tay.


    Bài tập 2: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
    Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện?
    Bài làm:
    Phăng-tin được miêu tả không nhiều trong đoạn trích, tuy nhiên nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong diễn biến cốt truyện:
    Là nhân vật tạo ra những mâu thuẫn, đối lập giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, từ đó tạo điều kiện cho hai nhân vật này bộc lộ tính cách của mình.
    Làm rõ tình thương, lòng yêu thương con người và tấm lòng cao cả của Giăng Van-giăng. Đồng thời gửi gắm niềm tiếc thương, cảm thông của tác giả đối với những con người có số phận như Phăng-tin


    Bài tập 3: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
    Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?
    Bài làm:
    Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian.
    Trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, các nhân vật sẽ được phân làm hai tuyến rõ ràng là thiện - ác; tốt - xấu. Sự phân tuyến ấy được thể hiện qua các khắc họa đặc sắc để tạo ta sự đối lập tương phản gay gắt giữa cái xấu, cái ác với cái tốt, các thiện. Ví dụ giữa Thạch Sanh - Lý Thông, Tấm - Cám, người anh - người em (cây Khế)...
    Trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) của Huy-gô cũng có sự phân tuyến tương tự như thế: Một bên là cái ác, cái xấu được quy tụ qua hình ảnh ẩn dụ là con mãnh thú độc ác, tàn nhẫn (nhân vật Gia-ve) với một bên là tình thương của con người đã được nâng lên đến mức cao cả, sẵn sàng hi sinh bản thân mình (nhân vật Giăng Van-giăng)


    Phần tham khảo mở rộng
    Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Người cầm quyền khôi phục uy quyền "
    Bài làm:
    1. Giá trị nội dung
    Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thông điệp đầy ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người có thể giúp ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đem đến ánh sáng hi vọng cho tương lai. Tác phẩm cho thấy giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của tác giả.
    2. Giá trị nghệ thuật
    Xây dựng hình tượng tương phản, cốt truyện đầy kịch tính
    Nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Đôi nét về tác giả V.Huy-Gô
    - Vích-to Huy-gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XIX
    - Ông được coi là biểu tượng của tự do và nhân đạo
    - Thời thơ ấu, ông đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn: ông được thừa hưởng kho sách cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, có những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Song những trang đời khắc nghiệt ấy lại là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn để lại những dấu ấn không bao giờ phai trong sáng tạo của thiên tài này
    - Phương châm sống của ông: Yêu thương là hành động. Suốt cuộc đời của mình ông đã có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
    - Các tác phẩm chính:
    + tiểu thuyết: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Chín mươi ba,....
    + thơ: Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt,...
    + kịch: Éc-na-ni
    - Đặc điểm sáng tác: thể hiện lòng khao khát tự do, bình đẳng, bác ái, đặc biệt là lòng yêu thương bao la với người khốn khổ

    II. Đôi nét về tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô)
    1. Xuất xứ
    - Những người khốn khổ là bộ tiểu thuyết nổi tiếng trong sự nghiệp đồ sộ của Huy-gô
    - Tác phẩm gồm 5 phần:
    + phần thứ nhất: Phăng-tin
    + phần thứ hai: Cô-dét
    + phần thứ ba:Ma-ri-uýt
    + phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni
    + phần thứ năm: Giăng Van-giăng
    - Đoạn trích nằm ở cuối phần 1 (vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy ông đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó)

    2. Tóm tắt
    Người phụ nữ Phăng-tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le (Giăng Van-giăng) cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Giăng Van-giăng. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Giăng Van-giăng đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Giăng Van-giăng bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, ông cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Giăng Van-giăng từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: giờ thì tôi thuộc về anh.

    3. Bố cục
    - Phần 1 (từ đầu đến Phăng-tin đã tắt thở): Giăng Van-giăng mất hết quyền uy trước tên thanh tra mật thám Gia-ve
    - Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền

    4. Giá trị nội dung
    - Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền bằng ánh sáng của tình thương và nhen nhóm niềm tin vào tương lai

    5. Giá trị nghệ thuật
    - Xây dựng hình tượng tương phản, cốt truyện đầy kịch tính


    GỢI Ý HỌC BÀI

    Câu 1

    Trong Những người khốn khổ, V. Huy-gô đặt hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve trong thế đối lập nhau của một kẻ đi tìm, một người đi trốn, của một tội phạm và một tên thanh tra mật thám.

    Còn trong đoạn trích này, giữa hai nhân vật ấy cũng là sự đối lập nhưng là sự đối lập giữa hình tượng một con ác thú và hình tượng của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế thể hiện qua đối thoại, qua hành động.

    Giăng Van-giăng cũng là hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền, cũng chính là nhân vật trung tâm mà V. Huy-gô đã dồn hết tâm huyết và bút lực của mình để miêu tả và qua đây nhà văn gửi gắm thông điệp và tình thương của mình. Như vậy, những thủ pháp nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đối lập được sử dụng ở đây cũng đều nhằm tô đậm, ngợi ca một con người khác thường, một trái tim tràn ngập tình thương vừa nói.


    Câu 2

    Để khắc họa nhân vật Gia-ve, V. Huy-gô sử dụng nghệ thuật so sánh phóng đại bằng cách dùng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ, đó là một con ác thú. Ngay cách miêu tả Gia-ve của Huy-gô cũng đặc biệt: cái trán gồ cao, cặp mắt diều hâu sâu hoắm, cằm bạnh mũi hếch, hai chòm râu mọc ngược lên đến tận mang tai.

    Còn trong đoạn trích này, bộ dạng ngôn ngữ và hành động cũng thế. Đầu tiên hắn thét: “Mau lên!” với lời bình của người kể chuyện “là tiếng thú gầm”. Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi “cứ đứng lì một chỗ”, “phóng vào con mồi”, “cặp mắt nhìn như cái móc sắt”. Sau đó hắn mới lao tới (“tiến vào giữa phòng”) ngoạm lấy cố con mồi (“túm lấy cổ áo”). Hắn đắc ý, phá lên cười nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

    Đúng là nhà văn có dụng ý xây dựng nhân vật Gia-ve như một con ác thú.

    Đó là ở Gia-ve. Còn ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve.

    Nguyên là một người thợ xén cây bị tù khổ sai vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ, Giăng Van-giăng ra tù được đức giám mục cảm hóa bằng tình thương nên nhân vật nghèo khổ này luôn coi tình thương là lẽ sống của mình.

    Trong đoạn trích này, nhà vãn chú ý khắc họa nhân vật Giăng Van-giăng bằng những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động. Ngôn ngữ của nhân vật này nhẹ nhàng, điềm tĩnh: thì thầm, hạ giọng đối với Phăng-tin và cả Gia-ve; tất cả nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình chị nguy kịch. Khi thấy Gia-ve xuất hiện, tuy đã biết hắn đến là để bắt mình nhưng ông vẫn điềm tĩnh tìm ra cách nói để Phăng-tin yên tâm. Sự thể sẽ ra sao nếu Giăng Van-giãng nói: “Tôi biết là anh đến để bắt tôi” thay vì như đã nói: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”. Có thể nói hình tượng của nhân vật này ở đây đối lập hoàn toàn với hình tượng Gia-ve vừa phân tích trên.

    Đó là nhân vật Giăng Van-giăng qua miêu tả trực tiếp của nhà vãn. Ngoài ra, nhân vật này còn được nhà văn miêu tả gián tiếp thấp thoáng hiện lên qua lời cầu cứu Phăng-tin và qua cảnh tượng mà bà xơ Xam-phích chứng kiến. Lời cầu cứu trước phút lâm chung của Phăng-tin hướng về Giăng Van-giăng và chi tiết: lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin... một nụ cười không sao tả được trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết, người đọc bỗng thấy hình ảnh nhân vật Giăng Van-giăng chẳng khác gì hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

    Không chỉ miêu tả trực tiếp và gián tiếp như vừa nói, nhà văn còn dùng lối bình luận ngoại đề. Lời bình luận với hàng loạt câu hỏi liên tiếp dồn dập:“Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe dược. Kẻ đã chết có nghe thấy không?”.

    Rồi lời bình luận sau đó:

    “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.

    Tất cả đã làm cho hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng thêm phi thường và lãng mạn biết bao!


    Câu 3. Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả, của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là Bình luận ngoại đề hay còn gọi là trữ tình ngoại đề. Ở đây, trong câu chuyện kể, bình luận ngoại đề có tác dụng khiến nhân vật phi thường lãng mạn thêm, tạo thêm nét trữ tình gợi cảm đối với người đọc.


    Câu 4. Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, một đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn của V. Huy-gô, người đọc có thể thấy được những dấu hiệu của nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn. Đó là thế giới lí tưởng của nhà văn biểu hiện qua hình ảnh Giăng Van-giăng, người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội chỉ bằng giải pháp tình huống, được xây dựng bằng những thủ pháp phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản, những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa. Điều quan trọng là tất cả các biện pháp trên đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đối lập giữa thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định lí tưởng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Giá trị nội dung:

    Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” ca ngợi lẽ sống, tình thương “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau”. Đồng thời phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.

    2. Giá trị nghệ thuật:

    Nghệ thuật của đoạn trích đầy kịch tính: xây dựng trên những tương phản, đối lập, thủ pháp hãm chậm, gây bất ngờ.

    Bên cạnh đó cũng đậm chất lãng mạn: thủ pháp tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề; và mang lý tưởng hết sức nhân văn: Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội.


    II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

    Câu 1: SGK – 80

    Giăng Van - giăng:

    - Đứng trước cái ác, chỉ với mong ước có thêm thời gian để đưa Cô-dét về cho Phăng-tin mà Giăng Van- giăng đã sẵn sàng chấp nhận tất cả.

    - Giăng Van-giăng đã nhún nhường, thậm chí nhẫn nhục trước Gia-ve để mong có thể thực hiện được cái ước nguyện kia. Tình thế của nhân vật trong hoàn cảnh này là rất khó xử (trước đó, vì để làm yên lòng Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã nói dối chị rằng ông đã đưa Cô-dét về rồi). Một mặt vừa phải van nài tên thanh tra biến chất, mặt khác lại phải e dè để tránh cho Phãng-tin không phải chịu cái tin quá đột ngột có thể gây sốc cho chị, hoàn cảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được toàn diện những phẩm chất đẹp của nhân vật.

    * Gia - ve:

    - Đối lập với Giăng Van-giăng là hình ảnh một Gia-ve độc ác.

    - Trong đoạn trích, sự độc ác của Gia-ve mới đầu chỉ được thể hiện bằng vẻ mặt đắc chí và bằng những lời nói cộc lốc, thô lỗ. Nhưng khi kịch tính của truyện dần lên cao, hắn đã sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Thậm chí, khi Phăng-tin đã tắt thở, Gia-ve vẫn chẳng hề có chút xao động gì. Với hắn, điều quan trọng nhất là không thế nào đánh mất cơ hội tiêu diệt Giăng Van-giăng.

    * Ý nghĩa:

    Nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng Van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương; làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.


    Câu 2: SGK – 80

    Với mỗi nhân vật chính trong đoạn trích (Giăng Van-giăng và Gia-ve), Huy-gô lại thành công trên những phương diện nghệ thuật khác nhau.

    - Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó đểu là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ấn tượng đầu tiên của người đọc về Gia-ve trong đoạn trích này có lẽ là lời nói của hắn - những lời cộc lốc và thô bỉ. "Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên!) có cái gì man rợ và điên cuồng. [...] Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm". Rồi "hắn phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ". Thêm nữa, cái cười của hắn mới càng thêm man rợ: "Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng".

    Tất cả những hình ảnh so sánh phóng đại nêu trên giúp ta hình dung một cách rất sâu sắc về Gia-ve với những nét điển hình của một tên ác thú. Đó cũng chính là những chi tiết làm nên một sự quy chiếu ẩn dụ cho nhân vật này.

    - Đối lập với Gia-ve, ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dần tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng lại giúp ta có thể liên tưởng đến nhiều ý nghĩa biểu tượng mang tính lí tưởng.

    Trong đoạn trích, Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: "Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh", khi thì thì thầm hạ giọng... Tất cả những hành động ấy của Giăng Van-giăng đều rất điềm đạm. Nó hoàn toàn đối lập với các hành động của Gia-ve như đã phân tích ở trên.

    Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin (điều này thể hiện: hình ảnh Giăng Van-giăng trong mắt của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một vị cứu tinh). Giăng Van-giăng còn hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-xơ đã chứng kiến: "lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".

    Những lời nói, hành động và ý nghĩ của Giăng Van-giăng trong đoạn cuối gợi lên những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn. Hình ảnh đó nổi bật lên trên cái ác và cường quyền. Nó là nơi quy tụ và phát tiết của tình thương yêu.


    Câu 3: SGK – 80

    Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề").

    Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

    Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc.

    Trong đoạn trích, nó giúp phản ánh rõ hơn tư tưởng vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp thánh thiện. Đó cũng chính là tâm hồn nhân ái đầy thánh thiện của Giăng-van-giăng.


    Câu 4: SGK – 80

    Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn:

    - Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản.

    - Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đối lập thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lí tưởng.

    - Thế giới lí tưởng của Huy-gô (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuộm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lí tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.


    III. LUYỆN TẬP

    Bài 1: SGK – 80

    Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:

    a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghộ thuật đối lập:

    + Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Gia-ve

    Nạn nhân >< Đao phủ

    + Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Giăng Van-giăng

    Nạn nhân >< Vị cứu tinh

    b. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng Van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len, .. chỉ có thế thôi!" thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi. Quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng Van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.


    Bài 3: SGK – 80

    Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật là khá rõ và có nhiều nét giống với văn học dân gian. Đó là cách phân tuyến theo kiểu Thiện - Ác. Các nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy đồng thời cho hai tuyến xung đột quyết liệt với nhau sẽ giúp làm nổi bật trọn vẹn phẩm chất và tính cách của các nhân vật cũng như ý nghĩa tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |