Top 6 Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

Bình An 3107 0 Báo lỗi

Bước đầu làm quen với văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 6, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôi kể, nắm vững được đặc điểm của hai loại ngôi kể: ngôi thứ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 1

    I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    1. Đọc đoạn văn

    a, Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba, bởi người kể chuyện không xưng tôi.

    b, Đoạn 2 được kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi.

    c, Người kể chuyện trong đoạn 2, là nhân vật Dế Mèn

    d, Ngôi kể thứ ba có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.

    đ, Nếu đổi ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba thì đoạn văn mất đi tính trung thực.

    e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi nếu xưng tôi kể chuyện, câu chuyện sẽ bị hạn định điểm nhìn.


    II. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 89 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét cái ổ lớn thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng nhà dế, Dế Mèn đào hang sâu làm hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng… lối khác được.


    Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Chuyển từ ơ “Thanh” (tên nhân vật) và từ “chàng” thành “tôi”

    - Đoạn văn: Một cái bóng lẹ làng từ trong vút ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi đang định thần nhìn rõ: con mèo già của ba chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép vào chân vào mình khẽ phây phẩy cái đuôi, rồi hau mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.


    Bài 3 (trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - “Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể.

    - Dùng ngôi kể thứ ba giúp truyện:

    + Thuật chân thực khách quan sự việc diễn ra

    + Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện kể.


    Bài 4 (trang 91 skg ngữ văn 6 tập 1)

    Ở các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta thường kể theo ngôi thứ ba, vì:

    - Truyện kể với nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên người kể không thể nào hóa thân vào ngôi thứ nhất.

    - Truyện diễn ra ở nhiều không gian khác nhau, người kể phải có mặt trong tất cả các không gian đó mới đủ “tư cách” kể.

    - Truyện từ xa xưa trong quá khứ hàng trăm năm, nghìn năm nên không dễ gì nhân vật người kể lại hiện hữu trong truyện kể.


    Bài 5 (Trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Khi viết thư em thường sử dụng ngôi kể thứ nhất

    - Xưng cháu, em, mình... tùy thuộc vào mối quan hệ với người nhận.


    Bài 6 (trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Khi kể cần lưu ý:

    - Dùng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”.

    - Kể theo trình tự hợp lí: nhận quà như thế nào (quà gì, ai tặng) → niềm vui của em.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 2

    I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

    Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Đoạn 1

    Vua và đình thần chịu thằng bé là thông mình lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

    - Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

    Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

    (Em bé thông minh)


    Đoạn 2

    Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mối khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

    a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

    b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?

    c) Người xưng "Tôi" trong đoạn trích là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

    d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?

    đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?

    e) Có thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?


    Trả lời:

    a) Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: người kể giấu mình đi, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.

    b) Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiện diện, xưng "tôi".

    c) Trong đoạn văn 2 người xưng "tôi" là Dế Mèn, không phải là tác giả.

    d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất chỉ kể được những gì tôi biết mà thôi.

    đ) Nếu thay ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình đi.

    e) Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi nếu xưng tôi kể chuyện, câu chuyện sẽ bị hạn định điểm nhìn.


    II. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 89 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét motọ cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

    Trả lời:

    - Thay tất cả những từ tôi bằng từ Dế Mèn hoặc Mèn.

    - Đoạn mới mang tính khách quan như là đã xảy ra.


    Trả lời câu 2 (trang 89 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể mang lại điều gì khác cho đoạn văn;

    Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

    (Thanh Lam, Dưới bóng hoàng lan)

    Trả lời:

    - Thay tất cả các từ thanh, chàng bằng từ tôi, ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.


    Trả lời câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

    Trả lời:

    Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.


    Trả lời câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

    Trả lời:

    Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

    - Thuật chân thực khách quan sự việc diễn ra

    - Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện kể.


    Trả lời câu 5 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào?

    Trả lời:

    Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi hoặc mình, em, anh, con... Đó là những danh từ được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít).

    Sử dụng ngôi thứ nhất bày tỏ được tình cảm chân thực trước người nhận thư.


    Trả lời câu 6 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Kể về cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân

    Trả lời:

    - Dùng ngôi thứ nhất để kể.

    - Duy trì đại từ xưng hô (người kể xưng tôi).

    - Kể lần lượt các chi tiết:

    + Lí do được nhận quà.

    + Món quà đó là gì? Nó giúp ích cho em ra sao?

    + Mừng vui như thế nào khi nhận được món quà đó của người thân?

    - Niềm hạnh phúc của em khi được mọi người quan tâm chăm sóc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 3

    I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi trang 87,88 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Đoạn 1

    Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

    – Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

    Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

    (Em bé thông minh)


    Đoạn 2

    Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

    (Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

    a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

    b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?

    c) Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

    d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?

    đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?

    e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?


    Trả lời

    a) Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Vì các nhân vật đều được gọi bằng tên của họ, người kể giấu mình đi.

    b) Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể là nhân vật xưng “tôi” – Dế Mèn

    c) Người kể xưng “tôi” là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào “tôi”- Dế Mèn

    d) Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi”chỉ kể những gì “tôi”biết, “tôi”chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.

    đ) Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.

    e) Không thể đổi ngôi được vì ở ngôi thứ 3 sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các việc.


    II. Luyện tập

    Bài 1 trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

    (Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

    Trả lời

    Nếu thay đổi ngôi kể từ “tôi” sang ngôi thứ ba – Dế Mèn, câu chuyện sẽ có sắc thái khách quan hơn, như có một người vô hình nào đó lặng lẽ quan sát và kể lại hoạt động của Dế Mèn rồi kể lại như chính chúng ta được chứng kiến câu chuyện vậy.


    Bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:

    Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

    (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

    Trả lời

    Thay đổi ngôi kể thứ ba (Thanh, chàng) bằng ngôi thứ nhất – “tôi”, sẽ tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn, nhân vật như trực tiếp bộc bạch cảm xúc của mình.


    Bài 3 trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

    Trả lời

    Cũng như các truyện cổ khác, truyện Cây bút thần được kể dưới hình thức ngôi thứ ba, kể như “Người ta kể lại”câu chuyện về em bé tên là Mã Lương. Ngôi kể này phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện dân gian ở tính chất truyền miệng tập thể, cộng đồng.

    Ở vào thời điểm ra đời của các thể loại truyện kể như truyền thuyết, cổ tích, nhu cầu giãi bày đời sống cá thể, thể hiện sắc thái cá nhân chưa đặt thành vấn đề phải chú trọng nhiều, chuyện được kể không phải từ một người cụ thể nào, có chăng màu sắc chủ quan trong lời kể thì cũng rất mờ nhạt.


    Bài 4 trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

    Trả lời

    Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện, lược bỏ những cảm giác riêng lẻ các nhân vật – một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian.


    Bài 5 trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?

    Trả lời

    Khi viết thư, người ta thường sử dụng ngôi ngôi kể thứ nhất để xưng với đối tượng nhận thư, đọc thư (ở ngôi thứ hai).


    Bài 6 trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

    Trả lời

    Khi kể cần lưu ý:

    – Duy trì đại từ xưng hô (người kể xưng tôi).

    – Kể lần lượt các chi tiết:

    + Lí do được nhận quà.

    + Món quà đó là gì? Nó giúp ích cho em ra sao?

    + Em đã mừng vui như thế nào khi nhận được món quà đó của người thân?

    – Niềm hạnh phúc của em khi được mọi người quan tâm chăm sóc.

    – Dùng ngôi thứ nhất để kể.

    – Duy trì đại từ xưng hô (người kể xưng tôi).

    – Kể lần lượt các chi tiết:

    + Lí do được nhận quà.

    + Món quà đó là gì? Nó giúp ích cho em ra sao?

    + Mừng vui như thế nào khi nhận được món quà đó của người thân?

    – Niềm hạnh phúc của em khi được mọi người quan tâm chăm sóc.


    Tóm tắt nội dung lí thuyết về ngôi kể

    1. Khái niệm

    - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể truyện.

    - Có các loại ngôi kể chính:

    + Ngôi kể thứ ba

    Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)
    Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt, nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi.
    Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
    + Ngôi kể thứ nhất

    Người kể xưng "tôi"
    Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.


    2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    - Người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể.

    - Khi chọn ngôi kể thứ nhất, có thể “tôi” là tác giả, cũng có thể “tôi” là nhân vật trong truyện tự kể về mình, mang tính chủ quan. Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

    - Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người ta có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật một cách khách quan.

    - Có thể đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba, nhưng khó có thể đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất.


    Ghi nhớ

    Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
    Khi xưng là "tôi" kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
    Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
    Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 4

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể ự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
    Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người ể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
    Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
    Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con dường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

    Bài làm:
    Có thể thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba bằng cách thay từ “tôi” bằng “Dế mèn”:
    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, Dế Mèn đào hang sâu sang hai ngả làm những con dường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.
    Cách kể bằng ngôi thứ ba khiến câu chuyện khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc, khiến người đọc hình dung được những việc Dế Mèn làm như đang diễn ra trước mắt.


    Câu 2: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:
    Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mún cười lại gần vuốt ve con mèo.
    (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
    Bài làm:
    Có thể thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất bằng cách thay “Thanh” = từ “tôi”
    Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mún cười lại gần vuốt ve con mèo.
    Cách kể bằng ngôi thứ nhất khiến cho nhân vật có thể trực tiếp bộc bạch tình cảm của mình, mang tính cảm xúc chủ quan hơn.


    Câu 3: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
    Bài làm:
    Truyện Cây bút thần được kể dưới hình thức ngôi thứ ba, kể như "Người ta kể lại" câu chuyện về em bé tên là Mã Lương.
    Ngôi kể này phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện dân gian ở tính chất truyền miệng tập thể, cộng đồng. Đồng thời, cách kể này có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.


    Câu 4: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Vì sao trong các truyện cố tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
    Bài làm:
    Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 khiến câu chuyện được kể ra khách quan hơn về cuộc đời và những việc mà nhân vật hành động, không mang màu sắc chủ quan hay cảm giác riêng lẻ.


    Câu 5: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?
    Bài làm:
    Khi viết thư, em thường dùng ngôi kể thứ nhất để trao đổi để có thể bộc lộ những tình cảm riêng tư với người nhận.


    Câu 6: (Trang 89 - SGK Ngữ văn 6) Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
    Bài làm:
    Bài viết tham khảo
    Hôm qua, khi chú bưu tá đến nhà và giao cho em một hộp quà. Em đã rất ngạc nhiên khi biết đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu, em và mẹ nhớ bố rất nhiều. Hộp quà được thắt chiếc nơ màu xanh là màu em yêu thích. Bố gửi về cho một bộ xếp hình và một con búp bê bằng gỗ bạch dương của nước Nga. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 5

    I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    Câu hỏi:

    a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu:

    Người kể giấu mình
    Không biết ai kể
    Gọi các nhân vật bằng tên gọi của họ
    b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu:

    Người kể hiện diện, xưng “tôi”: Dế Mèn

    c. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn

    d. Ngôi thứ nhất có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ ba chỉ được kể những gì mình đã biết và đã trải qua

    đ. Nếu đổi thành ngôi thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn thì đoạn văn sẽ mất đi tính chân thực

    e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất vì đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan


    II- Luyện tập

    Câu 1 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

    Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba:

    Đoạn văn mới thêm tính khách quan, như đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc


    Câu 2 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

    Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất:

    Đoạn văn là Thanh tự kể, tô đậm thêm sắc thái tình cảm


    Câu 3 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

    Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì:

    Không có nhân vật nào xưng tôi khi kể
    Người kể có thể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với Mã Lương


    Câu 4 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

    Trong truyện truyền thuyết, cổ tích, người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

    Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích
    Giữ khoảng cách giữa người kể và các nhân vật trong truyện
    Đây là những câu chuyện kể của tập thể, được lưu truyền trong dân gian chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể


    Câu 5 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

    Khi viết thư thường dùng ngôi kể thứ nhất, có thể xưng: tôi, em, con, cháu...


    Câu 6 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

    Dịp sinh nhật vừa rồi, mẹ đã tặng em một món quà rất ý nghĩa: đó là cuốn sách mà em đã thích từ lâu. Khi nhận được món quà ấy, em vô cùng ngạc nhiên và vui sướng. Em biết ơn mẹ rất nhiều. Món quà ấy chính là sự động viên mẹ dành cho em, hy vọng em có thể học tập tốt hơn. Để không phụ lòng mẹ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, trở thành con ngoan trò giỏi để mẹ vui lòng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 6

    1. Bài tập 1, trang 89, SGK.
    2. Bài tập 2, trang 89, SGK.
    3. Bài tập 3, trang 90, SGK.
    4. Bài tập 4, trang 90, SGK.
    5. Bài tập 5, trang 90, SGK.
    6. Bài tập 6, trang 90, SGK.
    7. Viết tiếp các câu sau :
    a) Kể chuyện theo ngôi thứ ba có những lợi thế như /.../ Nhưng nó cũng có nhược điểm như / .../
    b) Kể chuyện theo ngôi thứ nhât có ưu điểm là /.../ Nhưng nó có hạn chế như/.../

    Gợi ý làm bài

    Câu 1
    . Thay đổi ngôi kể :
    Nếu thay từ "tôi" (ngôi thứ nhất) trong đoạn văn này thành từ "nó" hay "Dế Mèn" (ngôi thứ ba), thì tuy câu chuyện vẫn hiểu được, nhưng lời kể sẽ trở thành trừu tượng hơn, không biết là ai kể, không còn cái ý vị cụ thể, xác thực của con Dế Mèn tự kể về mình nữa. Như vậy, ở đây kể theo ngôi thứ nhất là thích hợp nhất.

    Câu 2
    . HS thử thay đổi ngôi kể trong đoạn văn, sau đó so sánh với đoạn văn gốc mà trả lời. Đoạn văn trong SGK kể theo ngôi thứ ba, giống như ai đó đang kể về Thanh, chứ không phải là Thanh tự kể. Nhưng xưng là "Thanh" bằng một tên riêng, nghe có cảm giác như Thanh tự kể. Nếu thay "Thanh" thành "tôi" thì đoạn văn sẽ gần với đoạn văn trữ tình.

    Câu 3
    . Xác định ngôi kể không khó. Em hãy tự đánh dấu những từ ngữ thể hiện ngôi kể trong truyện Cây bút thần như "người ta kể", tức là kể như mọi người kể, họ kể. Đó là ngôi kể có thể có mặt ở khắp nơi, ở mọi lúc, không bị hạn chế nào cả. Vì sao người ta lại sử dụng ngôi kể đó ? Em hãy suy nghĩ xem ngôi kể đó tự do như thế nào, nó đem lại các điều kiện thuận lợi cho việc kể chuyện ra sao.

    Câu 4.
    Từ câu trả lời ở bài tập 3, ta có thể trả lời câu hỏi này. Em thử tưởng tượng, trong các truyện dân gian, người ta có thể sử dụng ngôi thứ nhât để kể chuyện hay không. Nếu sử dụng ngôi kể ấy thì sẽ gặp những khó khăn không thể khắc phục được, bởi vì người kể xưng "tôi" chỉ kể được những gì mà "tôi" thấy và chứng kiến. Những gì không thấy thì "tôi" không có quyền kể, như thế việc kể chuyện sẽ gặp bế tắc.

    Câu 5.
    Câu này nên trả lời sau khi xem lại các bức thư mình đã viết. Hãy suy nghĩ, khi viết thư cho bạn, ví dụ viết Lan thân mến, còn viết thư cho mẹ thì viết: Kính thưa mẹ, thì đó là sử dụng ngôi thứ mấy. Và khi viết, ví dụ Mình đã nhận được thư của cậu, nhớ cậu quá... là sử dụng ngôi thứ mấy ?

    Câu 6
    . Kể miệng cảm xúc của tôi khi nhận được quà tặng của người thân. Em đã có nhiều dịp nhận được quà tặng của những người thân. Quà đó có thể là con dế, con chim, con cá vàng để em nuôi chơi, có thể lả quyển sách, quyển vở, có thể là quá bóng, cây vợt, có thể là bộ áo quần hay một thứ đồ chơi đắt tiền,... Món quà khác nhau tuỳ trường hợp cụ thể. Em hãy cho biết, em được nhận quà vào dịp nào, em có thích nó không. Em nghĩ thế nào về tấm lòng, tình cảm của người cho quà đối với em ?

    Câu 7.
    Đọc lại phần Ghi nhớ, trang 89, SGK, suy nghĩ mà điền vào bài tập. Em cần hiểu rằng một ngôi kể có những thuận lợi này thì sẽ có những hạn chế khác. Không có ngôi kể nào hoàn toàn thuận lợi cả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |