Top 6 Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận" lớp 9 hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để ... xem thêm...hiểu và luyện tập về cách đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự của mình sao cho đoạn văn trở nên sinh động.
-
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1. Cuối tuần lớp tôi thường tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết lại những điều làm được và chưa làm được, triển khai các nhiệm vụ mới. Bỗng nhiên Vy lên tiếng cho rằng Nam là người bạn xấu, khi đánh cắp số tiền học phí của Vy. Mọi người trong lớp đều biết hoàn cảnh nhà Nam khó khăn nên nghĩ ngay rằng Nam có thể vì thiếu thốn quá nên đã hành động không suy nghĩ. Các bạn nhao vào chỉ trích Nam, tôi thấy bất bình quá bèn đứng dậy. “Các bạn trong lớp có ai nhìn thấy Nam lấy tiền của Vy không, sao các bạn đổ lỗi cho người khác dễ dàng vậy.Bạn ấy lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong lớp, được thầy cô đánh giá cao về thành tích học tập, bạn ấy còn dạy các em nhỏ trong xóm không có điều kiện tới trường nữa đấy. Còn Vy, hôm trước tớ thấy bạn cho An lớp bên cạnh mượn tiền, Vy có nhớ không?” Lúc này Vy chững lại, ngượng nghịu, ấp úng như chợt nhận ra điều gì. “ Đừng vội kết luận người khác chỉ dựa trên bề ngoài”. Tôi ngồi xuống, cả lớp im lặng như để ngẫm nghĩ.
2. Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.
-
I. THỰC HÀNH TÌM HlỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Trả lời câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện trong những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Trả lời:
- Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.
- Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện:
+ "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..."
+ Câu kết: "Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá".
- Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình...
II. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Trả lời câu 1 (trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,...).
b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).
Bài mẫu:
Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: "Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó". Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ". Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
Trả lời câu 2 (trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
a) Người em kể là ai?
b) Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Bài mẫu:
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
-
I. THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Câu 2 trang 160 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Trả lời:
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản:
+ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
+ Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.Tác dụng của yếu tố nghị luận đối với văn bản: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao, nhắc nhở con người về sự bao dung, lòng nhân ái, vị tha và nhân nghĩa.II. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Câu 1 trang 161 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.Trả lời:
Như thường lệ, tiết cuối ngày thứ bảy bao giờ cũng là tiết sinh hoạt lớp. Buổi sinh hoạt hôm nay khá căng thẳng vì hầu hết các bạn trong lớp đều muốn đưa hiện tượng bạn Nam nhiều lần đi học muộn làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp để phê bình và áp dụng các hình thức kỉ luật thích đáng. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu bạn lớp trưởng thống kê số lần đi học muộn của Nam và đề nghị cả lớp cùng thảo luận để tìm ra biện pháp khắc phục. Bạn Nga – tổ trưởng tổ 1 nêu ý kiến cần mời phụ huynh đến trường để viết cam kết với cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở con chấm dứt tình trạng đi học muộn. Bạn Bình đề xuất ý kiến kỉ luật bạn Nam bằng cách yêu cầu bạn Nam phải trực nhật trong hai tuần... Tất cả các bạn trong lớp đều tán đồng ý kiến cần phải có các hình thức kỉ luật nghiêm khắc để bạn Nam nhận thức được sự thiếu ý thức của mình và làm gương cho các thành viên khác của lớp. Trong khi các bạn xôn xao bàn tán, Nam chỉ yên lặng cúi đầu. Cô giáo chủ nhiệm tổng kết lại các ý kiến của lớp: “Như vậy là chúng ta đã thống nhất sẽ phương án đưa ra hình thức kỉ luật bạn Nam một cách hợp lí, nhưng cô nghĩ việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Cô muốn nghe ý kiến của Nam”. Nam lặng lẽ đứng dậy và nói: “Thưa cô, em không có ý kiến gì ạ. Em xin chấp hành mọi hình thức kỉ luật của lớp.” Nghe đến đây, tôi liền giơ tay xin phép được trình bày. Được sự đồng ý của cô giáo, tôi nói: “Thưa cô và các bạn, trước hết mình xin lỗi Nam vì đã không giữ lời hứa với bạn. Trong thời gian qua, bạn Nam nhiều lần đi muộn là do bố bạn bị ốm nặng, phải nằm điều trị tại bệnh viện. Mẹ bạn lại đi công tác xa, chưa thể về ngay được. Vì vậy hằng ngày Nam vừa phải chăm sóc bố trong bệnh viện, phải đưa em nhỏ đi học nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bạn ấy vẫn không thể đến trường đúng giờ. Khi biết chuyện, mình đã nói với Nam là lên báo với cô giáo nhưng Nam không muốn làm cô bận tâm vì cô đã có rất nhiều việc phải lo lắng rồi”. Nghe tôi nói xong, cô giáo liền nhìn Nam trìu mến và nói: “Bạn Nam đúng là người con hiếu thảo và là người có lòng tự trọng. Tuy nhiên, cô cũng muốn chúng ta luôn coi nhau như là các thành viên trong một gia đình, cùng sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Việc của Nam như vậy là đã rõ. Chúng ta sẽ không cần tìm hình thức kỉ luật với bạn mà tìm ra cách giúp bạn vượt qua khó khăn trong giai đoạn này, phải không nào?...”Câu 2 trang 161 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận). Viết đoạn văn kể về người bà kính yêu (trong đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận).
Bà tôi đã già lắm rồi. Nghe bố tôi kể chuyện, ngày xưa gia đình tôi nghèo lắm, thiếu thốn đủ thứ. Tuy vậy, bà vẫn tần tảo một sương hai nắng để chắt chiu, dành dụm, nuôi nấng con cái nên người. Bây giờ, gia đình tôi đã khá giả hơn nhưng bà vẫn giữ thói quen vô cùng tiết kiệm. Bà thường dặn con cháu trong nhà phải biết trân trọng tất cả mọi đồ vật, vì đó là mồ hôi, nước mắt của bao người vất vả mới làm ra được. Bà bảo tôi: “Tiết kiệm là một thói quen tốt, nó không chỉ giúp chúng ta trong cuộc sống mà còn có ích đối với những người khác nữa. Chỉ đơn giản như việc khóa vòi nước sau khi dùng thôi. Chúng ta vừa tránh lãng phí nước, vừa không phải trả tiền nước hàng tháng quá nhiều mà còn giúp biết bao người ở các nơi khác có đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt. Tiết kiệm chính là nét đẹp của con người cháu ạ. Nhưng cháu đừng nhầm lẫn giữa tiết kiệm và hà tiện nhé. Tiết kiệm là sử dụng mọi thứ hợp lí, còn hà tiện là bủn xỉn, là không dám sử dụng, chi dùng ở mức độ tối thiểu, như vậy sẽ làm khổ chính mình. Cũng như việc dùng nước sinh hoạt thôi. Nếu cần phải rửa rau dưới vòi nước cho sạch mà để tiết kiệm nước, chúng ta chỉ rửa một lần thì sẽ không đảm bảo vệ sinh, gây thêm bệnh tật và tốn kém nhiều hơn nữa cháu ạ...”. Những lời dạy của bà chẳng biết từ bao giờ đã trở thành cẩm nang trong cuộc sống của chúng tôi.
-
Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
Đọc đoạn văn "Lỗi lầm và sự biết ơn" và trả lời các câu hỏi
Câu 2 - Trang 160 SGK
Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Trả lời
- Yếu tố nghị luận trong bài Lầm lỗi và sự biết ơn được thể hiện ở
+ Bố cục của bài: Hai đoạn đầu của bài đưa ra 2 cảnh ngộ khác nhau, hai cách biểu hiện ý nghĩ khác nhau, sự đối lập đó đòi hỏi lời giải thích.
+ Lời giải thích của người bạn ẩn chứa một triết lý sống cũng là lời đề nghị sâu sắc: "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng bị xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
- Nếu không có yếu tố nghị luận đó văn bản sẽ không có sự liên kết nội tại giữa các cảnh ngộ được kể lại. Do đó văn bản sẽ không tồn tại được.
- Viết lại đoạn cuối
Câu chuyện chứa đựng một bài học triết lí sâu sắc. Nó khuyên người ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát. Hãy học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Bài học này là cách diễn đạt khác đi của một triết lí dân gian: oán nên cởi, ân nên buộc.
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1- Trang 161 SGK
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt
Gợi ý
a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,...).
b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).
Câu 2 - Trang 161 SGK
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giải dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động [...]
Bài làm mẫu
Tôi ở với bà nội từ nhỏ. Những bước đi đầu tiên của mỗi người thường có dáng dấp của sự e sợ, rụt rè. Nhưng khi bắt đầu những bước đi đầu tiên ấy tôi lại rất tự tin. Bởi tôi biết rằng đằng sau tôi luôn có một bàn tay đang dang rộng để nâng đỡ và làm điểm tựa cho tôi. Đó không phải là một bàn tay nào khác mà chính là bàn tay của bà - bàn tay thô sơ, dan dát vị nắng mưa, sương gió cuộc đời. Và những bài học làm người đầu tiên của tôi không đến từ bài giảng của cô giáo mà đến những câu chuyện cổ tích bà thường kể cho tôi nghe trước khi ngủ. Những lời kể của bà gieo vào lòng tôi biết bao ước mơ, niềm tin và cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều. Suy nghĩ về những lời dạy dỗ được bà gửi vào câu chuyện. Tôi còn nhớ khi bà kể câu chuyện "Cô chủ nhỏ", bà đã nói: "Không nên sống dung dung, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc, bình dị của cuộc sống, nhất là tình cảm. Đừng nên xem nhẹ mối tình bạn, tình thân ngày hôm nay, bởi ngày hôm sau khi nhìn lại nó là cả một kho báu quý giá". Nghe bà nói, có ai biết được rằng bà chưa một lần được đi học, được biết chữ. Nhưng có lẽ đi học hay không đi học, biết chữ hay không biết chữ đã không còn quan trọng nữa mà cải chính là ở tâm của mỗi con người. Tâm sáng khiến con người ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, khiến con người ta đẹp đẽ lạ thường giống như bà của tôi vậy. Ngày hôm nay, khi đã không còn sống bên bà nữa nhưng mỗi bước chân của tôi trên con đường đời vẫn văng vẳng tiếng bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa...
-
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong trong đoạn văn tự sự
Câu 1 trang 160 SGK văn 9 tập 1
Đọc đoạn văn.
Câu 2 trang 160 SGK văn 9 tập 1
Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở:
Câu trả lời của nhân vật được cứu: "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..."
Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những lỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
Ý nghĩa:Làm cho người đọc thấy được sự bao dung độ lượng của, lòng nhân ái , biết tha thứ và ghi nhớ ân tình ân nghĩa.
Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục.II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1 trang 161 SGK văn 9 tập 1
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp: chứng minh Nam là một người bạn tốt:
Tôi và Nam đã ngồi cạnh nhau trong suốt một học kì nhưng chưa thực sự thân nhưng chính buổi sinh hoạt lớp tuần vừa qua đã khiến cho tôi và cậu trở nên thân thiết bởi khi đó tôi biết rằng Nam là một người bạn tốt. Buổi sinh hoạt hôm ấy, sau những thủ tục ban đầu, cô giáo tôi nhẹ nhàng bước lên bục và nói muốn chia sẻ với chúng tôi một việc, đó là câu chuyện về một học sinh đã không ngại lao vào một đám đông đang bắt nạt học sinh khác nhỏ hơn và không ai khác đó chính là cậu bạn lạnh lùng ngồi ngay bên cạnh tôi. Tôi kinh ngạc đến không ngờ bởi Nam là một cậu bạn học giỏi và ít nói gần như lạnh lùng, tôi nhiều khi nghĩ cậu có lẽ chẳng quan tâm đến điều gì trên thế giới. Nhưng quả thật không nên đánh giá một ai qua vẻ bề ngoài, có lẽ chính những người không mấy khi thể hiện mới là những con người mang tring mình vô vàn những nhiệt huyết và bất ngờ không ai ngờ tới. Đó là bài học mà tôi đã nhận ra sau buổi sinh hoạt lớp.
Câu 2 trang 161 SGK văn 9 tập 1
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo, giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu làm cho em cảm động:
Đã qua ba năm kể từ khi bà tôi về với đất. Ba năm sao mà nhanh đến thế, tôi cũng lớn lên nhiều mang theo cả những lời dạy bảo của bà càng ngày càng trở nên thấm thía đối với tôi. Và có một bài học mà bà dạy cho tôi mà cả đời tôi không bao giờ có thể quên đó là bài học về lòng nhân ái. Tôi còn nhớ như in câu chuyện chiều hôm ấy, năm tôi mới chỉ bảy, tám tuổi và còn vô tư hồn nhiên đối với mọi sự đời. Đó là một buổi chiều mưa gió mà tôi chỉ muốn cuốn chăn ngủ một giấc say ở nhà và tưởng chừng như chẳn ai muốn ra đường thì có bóng ai đó đang thấp thoáng ở cổng và có ý gọi vào nhà, tôi ngó ra trong lúc bà của mình mở cồng mời người đó vào. Đó là một ông lão ăn xin trong vẻ bề ngoài xấu xí bẩn thủi lại bị ướt vì mưa, tôi không hề muốn để ông vào nhà tí nào. Nhưng thái độ của bà của khác hoàn toàn, bà ân cần y như người quen khiến tôi lạ lắm, bà mời ông vào nhà rót nước mời ông, còn lấy cơm canh cho ông ăn, đợi mưa ngớt mới chịu để ông ấy rời đi. Nhìn những hành động ấy, tôi không hiểu lắm, khi ông đã đi, tôi mới thắc mắc hỏi xem đó có phải người quen của bà không nhưng bà chỉ nói một câu khiến tôi nhớ suốt đời: “Ta không quen ông ấy con à nhưng con hãy nhìn ông ấy đi, cùng là con người với nhau, ông ấy đâu khác gì chúng ta vậy thì cần gì phải xét xem chúng ta có quen nhau hay không?”. Câu nói ấy tôi không thể hiểu ngay mà phải chờ đến nhiều năm sau mới hiểu rõ nhưng nó đã ngấm vào tôi từ lúc nào với tinh thần mà bà truyền cho tôi: “Sống ở trên đời đã là con người thì điều quan trọng chính là yêu thương lấy nhau”.
-
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Yếu tố nghị luận được thể hiện trong những câu văn:
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá nhoà những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
+ “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
→ Làm cho văn bản có sự liên kết giữa các sự kiện và tư tưởng chủ đề, nổi bật được nội dung tư tưởng của văn bản.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Buổi sinh hoạt ấy luôn hiện về trong kí ức khiến em không bao giờ quên. Nguyên do là giờ ra chơi ngày hôm đó hai bạn Huy và Nam đã có cuộc ẩu đả dữ dội. Lí do bạn Nam đã vô tình không nộp bài kiểm tra cho bạn Thắng. Giờ sinh hoạt mọi cặp mắt đều đổ dồn về Nam thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội. Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xử. Em đã đứng dậy phát biểu, ngay từ lời mở đầu em đã làm cho tất cả mọi người bất ngờ sửng sốt: “Nam không phải là người có lỗi mà Nam là người bạn tốt”. Mọi người chăm chú theo. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, em tự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận: Thứ nhất, trong lớp từ trước tới nay Nam chưa bao giờ gây sự với ai. Thứ hai, việc làm đó là do vô tình. Thứ ba, sau khi sự việc xảy ra Nam đã xin lỗi Thắng, và giúp Thắng nộp lại bài. Chúng ta không thể kết tội một người bạn như thế. Em vừa dứt lời tiếng vỗ tay vang lên như sấm, kèm theo là những lời tán thưởng: “Đồng ý! Đồng ý!” Nam nhìn em ánh mắt đầy biết ơn.
Câu 2 (trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bà tôi, người bà hiền hậu thương yêu luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Những lúc rảnh rỗi bà thường dạy tôi học bài. Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Tôi luôn suy nghĩ mãi về câu nói đó... Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà tôi và những người hàng xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tính chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn. Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học đó tôi luôn mang theo bên mình, coi như hành trang bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong tôi.