Top 5 Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Top 5 Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 228 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và ... xem thêm...

  1. I. Luyện tập trên lớp

    Câu 1 (Trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Các thao tác lập luận đã học:

    - Chứng minh: dùng lí lẽ, dẫn chứng để người đọc, người nghe tin một vấn đề nào đó trong đời sống, trong văn học

    - Giải thích: dùng lí lẽ, dẫn chứng giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống và văn học

    - Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét và khái quát bản chất vấn đề. Chia vấn đề giúp tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo

    - So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm giống và khác, từ đó nhận định rõ ràng đặc điểm, giá trị của sự vật, hiện tượng.

    Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiến


    Câu 2 (trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Các thao tác được Hồ Chí Minh sử dụng:

    + Phân tích

    + Chứng minh

    + Bác bỏ

    + Bình luận


    Câu 3 (trang 175 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Hướng dẫn xây dựng đề cương vấn đề văn hóa- tinh thần của con người

    Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận, xác định yêu cầu của đề về nội dung, vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi tư liệu sử dụng…

    Bước 2: suy nghĩ, trình bày luận điểm trong phần thân bài của phần dàn ý

    + Lựa chọn các luận điểm chính, đặc sắc

    + Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để được sáng tỏ, sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc

    + Trong thao tác lập luận, thao tác đóng vai trò chủ đạo là phân tích, bởi phân tích sẽ mang lại cái nhìn cặn kẽ về các vấn đề.

    Bước ba: Diễn đạt các ý chuẩn bị thành chuỗi các câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau, thể hiện được phong cách ngôn ngữ chính luận


    II. Luyện tập ở nhà

    Bài 1 (trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Các tác phẩm nghị luận có sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau:

    - Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

    - Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng

    Với các luận điểm chính:

    LĐ1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

    LĐ2: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ

    LĐ3: Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian

    LĐ4: Khẳng định tầm vóc, sự vĩ đại trong nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu

    - Tác giả vận dụng thuần thục các thao tác: phân tích, so sánh, chứng minh thuần thục, khiến bài viết xúc động, thuyết phục


    Bài 2 (trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học

    - Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm

    - Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật)

    - Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm

    - Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối

    Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏ

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Luyện tập trên lớp

    Câu 1 (trang 174, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    - Giải thích: cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

    - Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

    - Chứng minh: Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

    - Bình luận: bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

    - So sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

    - Bác bỏ: cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

    Câu 2 (trang 174, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận là:

    + Phân tích

    + Chứng minh

    + Bác bỏ

    + Bình luận


    Câu 3 (trang 175, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    Hướng dẫn lập đề cương:

    - Bước 1: Xác định vấn đề cần trình bày

    Vấn đề: Đọc sách trong giới trẻ hiện nay

    - Bước 2: xây dựng đề cương trình bày

    + Giải thích: đọc sách là gì

    + Vai trò của đọc sách trong cuộc sống của mỗi người

    + Thực trạng đọc sách trong giới trẻ ngày nay

    + Bài học nhận thức và hành động cho bản thân

    - Bước 3: diễn đạt các ý đã chuẩn bị thành một bài văn


    II. Luyện tập ở nhà

    Câu 1 (trang 176, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    Sưu tầm một số bài văn, đoạn văn:

    - Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

    - Thông điệp về ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS

    - Nguyễn Đính Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

    Câu 2 (trang 176, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    - Lựa chọn bài thơ mà bản thân cho là đặc sắc nhất

    - Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ đó

    - Đánh giá, bình luận về giá trị của bài thơ và nêu lí do tại sao lại yêu thích bài thơ đó

    - Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Luyện tập trên lớp

    1. Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

    Đặc trưng cơ bản:

    - Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.

    - Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.

    - Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.

    - So sánh là làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đối chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.

    - Bác bỏ là nhằm phủ nhận.

    - Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.

    2. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta, tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên bằng những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng.

    3. Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra theo đời sống văn hóa – tinh thần của con người với yêu cầu phải vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.


    II. Luyện tập ở nhà

    1. Các bài văn Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp)... Có sử dụng kết hợp thành công nhiều tao tác lập luận khác nhau.

    2. Học sinh vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm ý kiến của mình về các đề tài trong sgk.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. I. Luyện tập trên lớp

    1. Các thao tác lập luận đã học

    - Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.

    - Thao tác lập luận so sánh: đối chiếu các đối tượng, sự vật để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

    - Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu rõ, tường tận.

    - Thao tác lập luận chứng minh: mục đích của chứng minh là làm cho người ta tin tưởng về những ý kiến sai lệch hoặc hiểu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

    - Thao tác lập luận bình luận: nhằm đề xuất người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

    - Thao tác bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến


    2. Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập:

    + Thao tác lập luận phân tích

    + Thao tác lập luận chứng minh

    + Thao tác lập luận bình luận

    + Thao tác lập luận bác bỏ


    3. Dàn ý tham khảo vấn đề trang phục và văn hóa

    A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

    B, Thân bài

    - Thực trạng vấn đề trang phục hiện nay

    - Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục

    + Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.

    + Góp phần thể hiện nhân cách, tính cách con người.

    + Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
    - Quan niệm về trang phục đẹp

    + Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp..

    + Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.

    + Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

    + Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người

    - Quan điểm về đồng phục học sinh

    + Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc với lứa tuổi ở trường học.

    + Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh.

    + xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường

    + Về đồng phục áo dài của nữ sinh: thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh, truyền thống dân tộc.

    C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận


    II. Luyện tập ở nhà

    1. Các tác phẩm nghị luận có sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau:

    - Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

    - Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng

    → Tác giả vận dụng thuần thục các thao tác: phân tích, bình luận, chứng minh thuần thục, khiến bài viết xúc động, thuyết phục

    2. Dàn ý tham khảo: Nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

    A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghi luận

    B, Thân bài

    - Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm

    - Hai câu đầu

    + nét cổ điển

    • Thi liệu thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây, ......

    • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    • bút pháp chấm phá trong đường thi,

    + nét hiện đại:

    • Cánh chim của Bác được miêu tả qua hình ảnh thơ hiện đại

    • đồng thời bộc lộ tâm trạng, thể hiện con người mình với một khát vọng tự do, tự tại, một vẻ đẹp tâm hồn qua cái nhìn ấm áp với thiên nhiên, một sự cảm thương với cảnh vật xung quanh, một sự ung dung, yêu đời

    - Hai câu cuối:

    + nét cổ điển

    • Bút pháp gợi mà không tả cùng nghệ thuật lấy sáng tả tối trong bài thơ qua nhãn từ “hồng”

    • từ “hồng” ở cuối làm bài thơ sáng bừng lên, “hồng” chính là ánh sáng của hi vọng và niềm tin cho không gian tối của bài thơ

    + nét hiện đại:

    • Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô, lò than rực hồng gợi lên một vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động

    • sự vận động: của cánh chim, của chòm mây, của con người lao động và ngay cả thời gian từ chiều cho đến tối, cách miêu tả từ cao đến thấp, từ xa đến gần

    • Hình tượng thơ có sự vận động, khỏe khoắn, nhất quán, hướng từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ cô đơn lẻ loi đến ấm áp

    - Nghệ thuật

    + Bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thật

    + sự pha trộn nét cổ điển, hiện đại

    + hình ảnh giàu sức gợiC, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghi luận

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    a) Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

    + Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên.

    b) Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh, ngoài ra còn sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm nổi bật vấn đề được nêu ra. Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.

    c) Một bài văn có sức lôi cuốn thường sử dụng nhiều thao tác lập luận. Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.

    - Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

    - Dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận.


    Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    a) Bước thứ nhất

    - Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

    * Lập dàn ý

    - Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

    - Giải quyết vấn đề:

    + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

    + Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

    + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

    + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

    - Kết thúc vấn đề:

    + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

    + Bản thân

    b) Bước thứ hai

    - Trình bày một luận điểm trong dàn ý.

    c) Bước thứ ba

    - Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.


    Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.

    * Gợi ý về nội dung:

    + Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.

    + Tác hại của bệnh quay cóp.

    + Lời khuyên .

    (Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)

    * Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |