Top 6 Bài soạn "Luyện tập kể chuyện tưởng tượng" lớp 6 hay nhất

Bình An 1060 0 Báo lỗi

Kể chuyện tưởng tượng là một trong những phần có thể thử thách trí tưởng tượng phong phú của học sinh như thế nào, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo ... xem thêm...

  1. Chuẩn bị dàn ý cho bài kể chuyện tưởng tượng

    a, Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

    Mở bài: Bản thân hóa thân vào con vật, tự giới thiệu về mình và quan hệ với chủ nhà.

    Thân bài:

    - Nhắc lại khoảng thời gian mới đầu khi được trở thành con vật trong nhà chủ.

    - Tình cảm, ấn tượng ban đầu của con vật với chủ.

    - Kể về các hoạt động thường ngày của con vật khi ở trong nhà chủ

    - Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và con vật đó.

    Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho con vật


    b, Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích

    Mở bài: Hóa thân vào nhân vật Mã Lương trong truyện (Cây bút thần) để kể chuyện.

    Thân bài: Lần lượt kể về các sự kiện bằng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

    - Khi Mã Lương chăm chỉ luyện vẽ và được tặng cây bút thần.

    - Mã Lương bị tên địa chủ tham lam bắt nhốt vào chuồng ngựa, đòi cướp bút thần

    - Mã Lương thoát chết nhưng không lâu sau lại bị nhà vua bắt vẽ rồng phượng, vàng

    - Cuối cùng Mã Lương vẽ sóng biển nhấn chìm tên vua tham lam.

    Kết bài: Nêu cảm xúc, nói lên tâm tư, nguyện vọng của Mã Lương khi mơ về cuộc sống thiện lương, no đủ cho mọi người.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Mở bài: Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và thời gian xảy ra cuộc chiến (ví dụ: mùa lũ năm 2017)

    Thân bài:

    - Khung cảnh trước trận đấu:

    + Bầu trời tối đen, chớp sáng, sấm nổ,...

    + Đội quân hùng mạnh của hai bên: Sơn Tinh

    + Người người hoảng hốt, sợ hãi, la hét...

    + Ti vi, báo đài đâu đâu cũng thấy đưa tin về cuộc giao chiến dữ dội sắp diễn ra.

    - Trong trận đấu:

    + Sơn Tinh bày bố binh trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện chống đỡ: các tòa nhà cao chọc trời, smartphone gọi cho lực lượng ở các ngả sông, các bờ đê,...

    + Thủy Tinh hóa phép, hô gió, gọi mưa. Những bờ sông tràn nước ngập ruộng đồng, nước mặn ngoài biển xâm lấn các rìa đất ven biển,...

    Những thần Cá, thần Cua,... theo lệnh Thủy Tinh lãnh đạo, ngập lụt một vùng rộng.

    - Kết thúc trận đấu:

    + Sơn Tinh dù chống chọi với Thủy Tinh ngày đêm nhưng cũng không quên nghĩa vụ giúp đỡ dân chúng của mình bằng những chiếc máy bay cao ngút, đưa dân di cư đến nơi an toàn.

    + Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, không phá đổ được những thành trì kiên cố, thua trận bỏ về, trong lòng nuôi oán càng nặng, thù càng sâu.

    Kết bài: Em cảm phục về sức mạnh cái thiện thắng cái ác.


    Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Mở bài: Giấc mơ được gặp Thánh Gióng.

    Thân bài:

    - Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng: khi em đi lạc trong một rừng tre, vô tình Thánh Gióng xuất hiện giúp đỡ.

    - Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.

    - Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết để trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.

    - Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để trở thành người cừa có trí tuệ vừa có sức khỏe. Như vậy thì mới có ích cho xã hội.

    - Nói xong, Thánh Gióng

    Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.


    Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Mở bài: Nguyên nhân em bị biến thành con vật (con chuột).

    Thân bài:

    - Mới đầu, cảm giác của em như muốn khóc òa, mọi thứ đều khác lạ.

    - Những điều thú vị: mọi vật trước kia trong bàn tay thì nay đã trở thành khổng lồ trong mắt em; được gặp gỡ cộng đồng loài chuột, có thể len lỏi khắp nơi, khắp những xó xỉnh...

    - Những khó khăn, rắc rối: trở nên sợ mèo, chiếc răng cứ dài ra bắt buộc em phải gặm nhấm những đồ vật để mài răng, ...

    Kết bài: Sau ba ngày biến thành chuột, em học được bài học cho bản thân mình, sẽ không mắc lỗi nữa để được sống cuộc sống con người.


    Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Mở bài: Tình huống em chứng kiến ba phương tiện giao thông cãi nhau: khi mọi người đi vắng còn mình em ở nhà. Cuộc tranh cãi rất căng thẳng.

    Thân bài:

    - Cuộc tranh cãi:

    + Xe đạp nói mình là chiếc xe dễ đi nhất, gọn nhẹ, an toàn; hơn nữa, đi xe đạp giúp chủ nhân luyện tập thể dục.

    + Xe máy phân bua: tôi mới xứng đáng được chủ nhân yêu quý nhất, tốc độ của tôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chứ cứ chậm như chiếc xe đạp cô á, lúc nào cũng đi học, đi làm muộn mất.

    + Ô tô chen ngang: nói nhanh sao nhanh bằng tôi, đẹp sao đẹp bằng tôi, đi ô tô còn sang trọng, lịch lãm nữa. Mấy cô cậu nói thế chứ! Thời đại văn minh ai thèm đi xe đạp, xe máy cho mệt ra, trời nắng trời mưa không có gì che đỡ làm sao mà được. Như tôi đây này, nắng mưa gió, cứ đi xe tôi là êm ru, an toàn, không xóc, không nắng như cô cậu đâu.

    + Xe đạp tiếp tục: Các anh biết môi trường đang bị phá hủy vì tàn nhẫn như thế nào không? Trái Đất nóng lên, thủng tầng ôzôn cũng vì các anh đó. Các anh tưởng sang gì chứ, các nước phát triển người ta còn có xu hướng xe đạp du lịch nữa đấy.

    + Các xe cứ tranh cãi, so bì kịch liệt.

    - Sự dàn xếp của em:

    Chen vào cuộc tranh cãi và phán xử: Mỗi phương tiện đều có công dụng và ích lợi riêng, trong từng trường hợp khác nhau mà mỗi phương tiện sẽ thể hiện ưu thế mạnh của riêng mình. Và không thể so bì giữa các phương tiện với nhau được.

    - Cả ba im lặng nhìn nhau, cúi đầu xuống, lí nhí câu “Dạ”.

    Kết bài: Rút ra bài học cho tất cả mọi người.


    Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Mở bài: Dịp để em trở về trường sau mười năm xa trường. Lúc ấy em là ai, bao nhiêu tuổi.

    Thân bài:

    - Hình ảnh đầu tiên của trường: ngôi trường to lớn, kì vĩ.

    - Sự khác biệt của trường: mới mẻ, sân rộng, phòng học hiện đại, sân trường rộng và đẹp hơn trước, gốc cây to ụ trước kia em vẫn chơi đùa nay đã bị chặt mất, thay vào đó là những cây non mọc lên...

    - Thầy cô cũ vẫn ở lại trường, các thầy cô mới rất trẻ, tất cả mọi thứ diễn ra trước mắt khiến em nhớ lại ngày còn học ở trường của mình.

    - Những hồi ức kéo về, so sánh với khung cảnh trước mặt.

    - Cảm xúc của em: vô cùng xúc động, hồi tưởng về thời gian đã qua.

    Kết bài: Trở về thực tại, em cũng rưng rưng khi nghĩ một ngày sẽ phải xa trường, xa lớp đến với cánh cổng khác. Tự hứa sẽ lưu giữ khoảng thời gian này thật đẹp để sau này nhớ về.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Kể chuyện mười năm (hai mươi) sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học

    Tham khảo dàn bài sau:

    * Mở bài: Mười năm nữa là năm nào? Em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm?

    - Em về thăm trường cũ vào dịp nào (khai giảng, kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...)

    * Thân bài:

    - Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, sốt ruột, lo lắng..

    - Cảnh trường lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi (thêm, bớt), các khu nhà, vườn hoa, sân tập, lớp học cũ.

    - Gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào? Thầy chủ nhiệm, cô hiệu trưởng, bác bảo vệ..

    - Gặp gỡ bạn cũ, những kỉ niệm bạn bè hiện về, thăm hỏi cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn...

    * Kết bài:

    - Phút chia tay lưu luyến...

    - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường.


    Bài làm tham khảo

    Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã là sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

    Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây cao và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS Nguyễn Du... Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.


    Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một ngôi nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp: Lan, Hồng, Thắng mỏ vịt,... Ngày ấy, cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây xà cừ vẫn còn đó nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây đã mờ dần theo năm tháng.


    Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỉ niệm lớp... khoá...". Sân trường đang giờ học, im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô cùng các bạn dâng ngập hồn tôi. Từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Nhung dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy.


    Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây trưởng thành tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

    - Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

    Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

    - Em là...

    - Em là Lan học sinh lớp 6C2, khoá học cách đây mười năm rồi thưa cô.


    Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô. Năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.


    Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ. Đi bên cô, tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở về tuổi học trò thơ ngây. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

    - Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

    - Cô ơi, ngày đó chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.


    Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười nhân hậu:

    - Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

    Trống vào lớp vang lên, tôi phải tạm biệt cô. Tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm. Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ, tôi ra về trong lòng nao nao bao kỉ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi khắc ghi những kỉ niệm về một thời cắp sách đến trường.


    Trả lời câu 2 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Chuẩn bị dàn ý cho bài kể chuyện tưởng tượng


    a) Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

    Mở bài: Bản thân hóa thân vào con vật, tự giới thiệu về mình và quan hệ với chủ nhà.

    Thân bài:

    - Nhắc lại khoảng thời gian mới đầu khi được trở thành con vật trong nhà chủ.

    - Tình cảm, ấn tượng ban đầu của con vật với chủ.

    - Kể về các hoạt động thường ngày của con vật khi ở trong nhà chủ

    - Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và con vật đó.

    Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho con vật


    b) Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích

    Mở bài: Hóa thân vào nhân vật Mã Lương trong truyện (Cây bút thần) để kể chuyện.

    Thân bài: Lần lượt kể về các sự kiện bằng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

    - Khi Mã Lương chăm chỉ luyện vẽ và được tặng cây bút thần.

    - Mã Lương bị tên địa chủ tham lam bắt nhốt vào chuồng ngựa, đòi cướp bút thần

    - Mã Lương thoát chết nhưng không lâu sau lại bị nhà vua bắt vẽ rồng phượng, vàng

    - Cuối cùng Mã Lương vẽ sóng biển nhấn chìm tên vua tham lam.

    Kết bài: Nêu cảm xúc, nói lên tâm tư, nguyện vọng của Mã Lương khi mơ về cuộc sống thiện lương, no đủ cho mọi người.


    c) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa)

    Mở bài: Nối tiếp câu chuyện Sọ Dừa, từ đoạn Sọ Dừa cứu vợ, từ hoang đảo trở về, mở tiệc nhưng giấu vợ trong buồng. Đoạn kết mới bắt đầu.

    Thân bài:

    - Hai cô chị nghĩ cô em đã chết, ra vẻ khóc lóc tiếc thương.

    - Sọ Dừa gọi vợ ra, hai cô chị sửng sốt, xấu hổ, lén ra về.

    - Trong hai năm, vợ chồng Sọ Dừa và dân làng không ai biết tin gì về hai cô chị.

    - Thật ra họ đã xấu hổ cùng ra đi đến một vùng đất mới, xây nhà trồng trọt làm ăn lương thiện. Hai năm sau họ đã trở nên khá giả nhưng trong lòng vẫn ân hận về lòng đố kị của mình trước kia. Và thế là họ đã quyết định chia hết của cải cho dân nghèo, trở về thành tâm xin lỗi hai vợ chồng Sọ Dừa.

    - Vợ chồng Sọ Dừa thấy họ ăn năn cũng không còn giận và tha lỗi cho họ.

    - Hai người chị dù được tha thứ vẫn không nguôi nỗi day dứt, tiếp tục ra đi, đi khắp miền núi, miền biển giúp đỡ những người nghèo.

    Kết bài: Kết thúc truyện tốt đẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Các bước kể chuyện tưởng tượng

    1. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.


    2. Tìm hiểu đề bài:

    Thể loại: kể chuyện tưởng tượng
    Nội dung: chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa.
    Sự thay đổi : con người, cảnh vật…
    Cảm xúc, tâm trạng của em:
    Khi chia tay
    Trước khi về thăm trường
    Trong khi về thăm trường
    Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa vào cơ sở thực tế.


    3. Lập dàn bài:

    Mở bài:
    Thời gian về thăm trường.
    Lý do về thăm trường:
    Thân bài:
    Trước khi về thăm trường:
    Tâm trạng: hồi hộp, háo hức…
    Những dự định của bản thân
    Khi ở tại trường:
    Sự đón tiếp: ân cần, nồng hậu
    Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè…
    Những kỉ niệm học trò.
    Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn…
    Kết bài: Ấn tượng về lần thăm trường ấy.


    4. Luyện viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng

    Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hãy viết đoạn văn Mở bài, kết bài và một đoạn văn phần thân bài

    Mở bài:

    Thời gian thấm thoắt như thoi đưa. Mới đó mà mình đã phải xa trường mười năm rồi ấy nhỉ? Phải rồi! Giờ đây mình có còn là cậu học trò ngây thơ, bé bỏng ngày nào nữa đâu. Mình đã thực sự trở thành đồng nghiệp của thầy Nam – giáo viên âm nhạc và cũng là người chủ nhiệm mình trong suốt những năm học cấp hai rồi mà. Ra trường phải nhận công tác ở một vùng quê heo hút miền sơn cước nên không có điều kiện trở lại thăm trường. Buồn thât! Vừa mới hôm qua, mình bất ngờ nhận được giấy mời tham dự kỉ niệm ba mươi năm thành lập trường, lòng mình sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Sắp xếp công việc, gác lại mọi chuyện riêng tư, với chiếc hành lý nhỏ đựng mấy bộ quần áo, mình lên đường về thăm trường cũ.


    Một đoạn phần thân bài:

    Ngồi trên khán đài nhìn các em học sinh đồng diễn chào mừng ngày hội ba mươi năm thành lập trường lòng mình trào dâng bao niềm xúc động. Mười năm rồi còn gì, đó không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không là quá ngắn để có thể giữ lại vẹn nguyên những gì của ngày hôm qua. Thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi theo dòng đời xô bồ, hối hả, thầy Nam- người “ôm đàn dạy các em thơ” mười năm trước giờ đây vẫn lên lớp cùng cây đàn ngày ấy, chỉ có điều nó đã bị phủ lên một lớp bụi thời gian. Dẫu vậy, tiếng đàn vẫn trầm bỏng, réo rắt lòng người. Mái tóc thầy đã lấm tấm nhiều sợi bạc. Thầy cũng gầy đi rất nhiều...


    Kết bài

    Chia tay thầy cô, bạn bè và cả mái trường mến yêu trở về miền sơn cước, lòng mình cảm thấy xốn xang, lưu luyến vô cùng. Cuộc hội ngộ đã đem đến cho mình thật nhiều cảm xúc. Dẫu phải vật lộn với cuộc sống xô bồ, hối hả vì sự mưu sinh nhưng trong sâu thẳm đáy lòng mình vẫn luôn có một miền kí ức về trường xưa. Mỗi khi nghe âm vang đâu đó khúc hát “em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…” lòng mình lại trào dâng một mỗi nhớ khôn nguôi.


    Luyện tập

    Tìm ý cho đề bài: Mượn lời đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật đó.

    Trả lời:

    Các ý chính trong bài:

    Cô chủ học bài, mỏi mệt rồi thiếp đi tại bàn học.
    Trong giấc mơ cô có dịp trò chuyện cùng chiếc bàn.
    Chiếc bàn buồn rầu kể chuyện đời mình:
    Khoảng thời gian đầu, cô chủ rất cưng tớ (lau sạch, sắp xếp tập sách ngay ngắn, .)
    Sau một thời gian, cô chủ không còn quan tâm thương yêu tớ nữa.
    Cô để rất nhiều đồ đạc bừa bộn làm tớ cảm giác khó thở, mệt mỏi.
    Tớ rất bẩn, hôi hám.
    Da mặt tớ bị rách những lằn ngang dọc theo từng cơn giận.
    Cô chủ thấy hối hận và hứa sẽ không làm chiếc bàn buồn đau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Nếu như truyện đời thường là những truyện có thật trong đời sống, kể chuyện đời thường là kể lại, thuật lại những việc có thật thì truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình. Kể chuyện tưởng tượng là kể lại một câu chuyện tưởng tượng (dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị).

    - Sự tưởng tượng trong loại truyện này không thể tùy tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên để tưởng tượng. Nói cách khác, sự tưởng tượng, bịa đặt ở đây phải có lí, có cơ sở và đều bắt nguồn từ cuộc sống thực.


    II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Tìm ý. và lập dàn bài cho một trong các đề văn (SGK, trang 134).

    Trước hết, em đọc kĩ năm đề vãn, rồi chọn một đề em thích nhất (Đề bài em thích và lựa chọn là đề mà đọc lên, em thấy hứng thú hơn cả, thấy mình có nhiều “vốn liếng” về vấn đề này, có thể dễ dàng tìm ý, xây dựng nội dung cho bài văn). Sau đó, em tiến hành tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp các ý thành dàn bài.


    * Gợi ý: Trọng tâm của sự tưởng tượng ở từng đề văn:

    - Đề 1: Tưởng tượng về cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh với các phương tiện hiện đại như máy bay trực thăng, xe lội nước,...

    - Đề 2: Hình dung về cuộc gặp gỡ giữa em với Thánh Gióng (vốn là đứa trẻ, là trai làng Phù Đổng) và lời khuyên của Thánh Gióng đối với em (ví dụ : khuyên ăn khoẻ, học giỏi, tập luyện nhiều, sau này chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học,...).

    - Đề 3: Tưởng tượng em tự nhiên biến thành một trong các con vật đã nêu. Làm con vật nào cũng có điều thú vị, nhưng cũng có những nguy hiểm luôn rình rập. Vì vậy, em muốn nhanh chóng trở lại làm người.

    - Đề 4 : Mỗi loại phương tiện này có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trong cuộc tranh luận, mỗi loại phương tiện có thể cứ nhằm vào nhược điểm của các loại kia để chê bai. Em sê đứng ra dàn xếp thế nào?

    - Đề 5: Lúc em đang học đại học hoặc đã đi làm. Em về thăm trường cũ nhân ngày Hội trường... Em gặp lại các thầy giáo, cô giáo cũ, bạn bè ngày xưa... Rồi mái trường xưa, có những gì thay đổi?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Giải câu 1, 2, 3 trang 69 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Viết tiếp đoạn mở đầu cho bài văn tưởng tượng sau mười năm nữa em về thăm mái trường mà hiện nay em đang học, với các từ ngữ, các câu mở đoạn như sau :

    Bài tập


    1. Viết tiếp đoạn mở đầu cho bài văn tưởng tượng sau mười năm nữa em về thăm mái trường mà hiện nay em đang học, với các từ ngữ, các câu mở đoạn như sau :

    Thấm thoắt mà em xa trường đã mười năm rồi... Hôm nay trở về, lòng xiết bao bỡ ngỡ. Con đường... cổng trường... Mái trường...

    2. Viết tiếp đoạn văn kể chuyện gặp lại các thầy, cồ giáo cũ với các từ ngữ, các câu mở đoạn như sau :

    Đây là thầy Minh, thầy dạy Toán của em. Ngày trước thầy đã... Bây giờ...

    Đây là cô Loan, cô giáo dạy Văn của em...

    Đây là thầy Hùng, dạy Địa lí,...

    3. Viết đoạn văn Kết bài cho đề bài tưởng tượng sau mười năm nữa em về thăm ngôi trường mà hiện nay em đang học.


    Gợi ý làm bài

    1. Tuy sang học kì II mới học văn miêu tả, song ở đây, HS có thể miêu tả giản đơn theo kiểu : con đường vào trường thẳng tắp, hoặc con đường rợp bóng cây, hoặc con đường sạch sẽ, trường đã thay đổi hẳn, nhà hiệu bộ và dãy lớp học đã xây mới hẳn,...


    2. Em hãy tưởng tượng một kỉ niệm mà thầy dạy Toán đã để lại cho em (thầy đã...) và tưởng tượng bây giờ, sau mười năm gặp lại (Bây giờ...). Nhiều thầy cô đã già đi, nhiều mái đầu đã bạc, duy đôi mắt nhìn vẫn đôn hậu và thân thiết. Nhiều đôi mắt ánh lên niềm hanh phúc khi thấy chúng em đã trưởng thành...


    3. Đoạn Kết bài có thể có nhiều cách viết khác nhau. Sau đây là một cách thể hiện để HS tham khảo :

    Qua mười năm, mái trường đã thay đổi nhiều, cấc thầy cô cũng đã thay đổi. Bản thân chúng em cũng đã hoàn toàn khác xưa. Duy chỉ có một điều còn mãi, đó là tình cảm thân yêu đối với thầy, cô, lòng biết ơn mái trường, cảm xúc quyến luyến với nơi mình đã học tập và trưởng thành.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Đề a trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1:

    Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

    Mở bài: Nhập vai đồ vật hay con vật tự giới thiệu về tình cảm của mình với chủ Thân bài:

    Con vật, đồ vật đấy là gì, đặc điểm nào khiến em ấn tượng đầu tiên về nó.
    Lí do đồ vật, con vật trở thành sở hữu của người chủ.
    Tình cảm ban đầu khi mới chơi cùng, quen biết.
    Những kỉ niệm, những gắn bó của em với đồ vật, con vật ra sao để em và con vật trở nên tri kỉ.
    Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em với con vật, đồ vật.


    Đề b trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1:

    Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh)

    Mở bài: Nhập vai để giới thiệu.

    Thân bài:

    Ta là Thạch Sanh một người có bản tính lương thiện nhưng đáng tiếc thay ta lại luôn bị những kẻ mưu mô lừa gạt.
    Ta luôn có niềm tin vào công lí chính vì vậy không dùng oán báo kẻ tiểu nhân.
    Ta rất buồn khi người ta coi là thâ thiết, ruột thịt lại phản bội mình.
    Với công chúa, ta đã cứu nàng, người con gái hiền lành, xinh đẹp, yếu đuối mà nàng đã chẳng thể nói lên nỗi lòng với vua cha cứu ta.
    Chỉ có cây đàn là tri kỉ ta nói lên nỗi lòng mình. Ta tức giận Lí Thông đã lừa dối, cướp công ta, sao lại có kẻ ăn ở bất nhân như vậy.
    Kết bài: Hóa thân vào nhân vật mới nhận ra tâm tư, tình cảm của nhân vật ấy.


    Đề c trang139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1.

    Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa)

    Mở bài: Giới thiệu phần kết thúc mới.

    Thân bài:

    Hai cô chị nghĩ cô em đã chết, ra vẻ khóc lóc tiếc thương.
    Sọ Dừa gọi vợ ra, hai cô chị sửng sốt, xấu hổ, lén ra về.
    Trong hai năm, vợ chồng Sọ Dừa và dân làng không ai biết tin gì về hai cô chị.
    Thật ra họ đã xấu hổ cùng ra đi đến một vùng đất mới, xây nhà trồng trọt làm ăn lương thiện. Hai năm sau họ đã trở nên khá giả nhưng trong lòng vẫn ân hận về lòng đố kị của mình trước kia. Và thế là họ đã quyết định chia hết của cải cho dân nghèo, trở về thành tâm xin lỗi hai vợ chồng Sọ Dừa.
    Vợ chồng Sọ Dừa thấy họ ăn năn cũng không còn giận và tha lỗi cho họ.
    Họ sống với nahu cùng một gia đình hạnh phúc mãi mãi.
    Kết bài: Kết thúc truyện tốt đẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |