Top 6 Bài soạn "Liên kết câu và liên kết đoạn văn" lớp 9 hay nhất

Bình An 971 0 Báo lỗi

Trong quá trình tạo lập một bài văn bài thơ, chúng ta thường quan tâm đến nội dung, nghệ thuật, và mức độ biểu đạt,.. nhưng bên cạnh đó chúng ta không thể bỏ ... xem thêm...

  1. I. Khái niệm liên kết

    1. Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ

    Chủ đề của đoạn văn nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản

    2.

    - Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

    - Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

    - Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

    - Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.

    3.

    Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn

    - Sự lặp lại từ ngữ

    - Sử dụng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, ghi lại- muốn nói, gửi vào, góp vào

    - Thay thế những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh

    - Dùng quan hệ từ nhưng


    Luyện tập

    Bài 1. Chủ đề của đoạn văn khẳng định điểm mạnh, chỉ ra điểm yếu mà người Việt cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới

    - Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện mạch phát triển lập luận

    + Khẳng định thế mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới

    + Chỉ ra điểm yếu: đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm


    Bài 2 (Trang 44 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép:

    - Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới được thế đồng nghĩa với bản chất trời phú ấy

    - Nối: nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn -ấy là

    - Lặp: lỗ hổng- lỗ hổng này; sự thông minh (câu 1) – trí thông minh (câu 5)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Khái niệm liên kết:
    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
    Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
    (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)


    Câu hỏi - Trang 43 SGK ngữ văn 9 tập 2:
    1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung quanh của văn bản?
    2. Nội dung chính của mỗi câu nêu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

    3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?
    Trả lời
    1. Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

    2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:

    - Câu (1): Tác phẩm nào cũng có cơ sở từ hiện thực

    - Câu (2): Từ các vật liệu đó của hiện thực, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật

    - Câu (3): Sự sáng tạo ấy chính là thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người.Những nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Trình tự sắp xếp các câu này do lôgic trên quy định.

    3. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện pháp:

    - Lặp từ tác phẩm

    - Dùng từ cùng trường liên tưởng với từ tác phẩm là nghệ sĩ

    - Thay từ nghệ sĩ bằng từ anh.

    - Dùng quan hệ từ nhưng.- Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại.


    II. Luyện tập:
    Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.
    Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
    (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

    (Gợi ý: Câu hỏi – Luyện tập - Trang 44 SGK ngữ văn 9 tập 2:
    1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.

    2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên
    Trả lời
    Phân tích sự liên kết trong đoạn văn:


    Câu 1. Liên kết nội dung:

    - Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu trong đoạn văn đều tập trung vào đề tài này.

    - Trình tự trình bày:

    + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam

    + Những điểm hạn chế

    + Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.


    Câu 2. Các câu được liên kết với nhau bằng phép liên kết:

    - Phép đồng nghĩa: Cụm từ Bản chất trời phú ấy nối câu (2) và câu (1).

    - Phép nối: Từ nhưng nối câu (3) với câu (2).

    - Phép thế: Từ ấy ở câu (2) thay thế cho sự thông minh nhạy bén với cái mới nói ở câu 1; từ ấy ở câu (4) thay thế cho không ít cái yếu nói ở câu (3).

    - Phép lặp: Lặp từ lỗ hổng ở câu (4) và câu (5), lặp từ thông minh ở câu (1) và câu (5).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

    I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.

    2. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

    – Liên kết về nội dung:

    + Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).

    + Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).

    – Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:

    + Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

    + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

    + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

    + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.


    II – LUYỆN TẬP

    Câu 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau:

    a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

    (Nguyên Hồng)

    b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

    (Mai Văn Tạo)

    Gợi ý

    1. Vận dụng kiến thức về liên kết câu để xác định các phương tiện liên kết đã sử dụng:
    a) – Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi.
    – Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn.
    b) – Phép thế: cây sầu-riêng – nó.
    - Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái.
    c) Phép nối: vậy mà.


    Câu 2. Phân tích tính liên kết về nội dung trong đoạn văn sau:

    Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao qúy ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.

    (Vũ Khoan)

    Gợi ý

    Xác định chủ đề của đoạn vãn: điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam. Các câu trong đoạn đều hướng đến việc thể hiện nội dung đó. Trình tự các câu được sắp xếp hợp lí (hai câu trước nêu phẩm chất cao quý của người Việt Nam là đoàn kết, câu cuối nêu nhược điểm trong tính cách của người Việt là sự đố kị).


    Câu 3. Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.

    a) Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại.

    b) Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.

    c) Dê Đen đi đằng này lụi. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suôi. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.

    Gợi ý

    a) – Đoạn văn mắc lỗi về liên kết nội dung và hình thức.
    – Cần chú ý lỗi về liên kết hình thức thể hiện qua các từ ngữ có tác dụng nối các câu như nhưng, bởi vì. Cách chữa: có thể bỏ hoặc thay các từ ngữ đó bằng các từ ngữ phù hợp.
    Ví dụ:
    Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ỷ thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ngày cảng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thê kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại.
    b) – Đoạn văn mắc lỗi về liên kết chủ đề (liên kết nội dung). Các câu trong đoạn không cùng hướng đến một chủ để chung.
    – Cách chữa: thêm một số từ ngữ, câu hoặc bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu.
    Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ bằng một cái sản nhỏ bé, nhưng có rất nhiêu loài cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng.nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nối chuyện bằng lá. Cây bau, cây bí nói bằng quả.
    c) – Đoạn văn mắc lỗi về liên kết lô-gíc (liên kết nội dung). Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí (trật tự không gian, thời gian, trật tự nguyên nhân – kết quả).
    – Cách chữa: sắp xếp lại trật tự các câu hoặc thêm từ ngữ làm rõ quan hệ nhân – quả.
    Ví dụ: Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau. Củ hai đều rơi tõm xuống suối.


    Câu 4. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:

    di) Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm đạm bạc với dân làng.

    b) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng.

    c) Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.

    Gợi ý

    Để sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí, cần xác định chủ đề của đoạn văn, câu văn nêu chủ đề, các dấu hiệu liên kết hình thức. Theo đó, trình tự phù hợp là (c) – (b) – (a).


    Câu 5. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) bàn về việc đọc sách của HS hiện nay. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong văn bản đó.

    Gợi ý

    Cần suy nghĩ và trình bày ý kiến của bản thân vể việc đọc sách của HS hiện nay. Các ý trong văn bản phải được trình bày rõ ràng, tập trung vào chủ đề, theo một trình tự hợp lí. Sau đó cần chỉ ra sự liên kết về nội dung (liên kết chủ đề và liên kết lô-gíc), liên kết hình thức (các phép liên kết) trong văn bản đã viết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- KHÁI NIỆM LIÊN KẾT

    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

    Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

    (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
    1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
    2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Nhũng nội dung ấy có quan hệ như thế nào đối với chủ đề của đoạn văn? Nêu sự sắp xếp các chủ đề trong đoạn văn
    3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng biện pháp nào ( Chú ý những từ in đậm)?
    Trả lời:
    1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề: người nghệ sĩ phản ánh thực tại trong tác phẩm.
    Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
    2. Nội dung của mỗi câu trong đoạn văn là:
    Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại đời sống.
    Nội dung chính của câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ và phản ảnh thực tại cuộc sống
    Nội dung chính của câu (3): Những điều mới mẻ, sáng tạo là sự gửi gắm của người nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.
    3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng biện pháp sử dụng các biện pháp:

    Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
    Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào;
    Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
    Dùng quan hệ từ: nhưng


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    LUYỆN TẬP

    Phân tích liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý bên dưới
    Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp lỗ hổng này thì khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
    (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
    (Gợi ý:
    1. Chủ đề đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.
    2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?)

    Bài làm:
    Gợi ý:
    1. Chủ đề của đoạn văn là: khẳng định tư chất trí tuệ đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới.
    Nội dung của các câu trong đoạn văn đếu tập trung phân tích điểm mạnh điểm yếu đó.
    Trình tự sắp xếp các câu được sắp xếp hợp lí:
    Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên
    Câu 2: Phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh
    Câu 3: Khẳng định những điểm yếu
    Câu 4: Phân tích và làm rõ những điểm yếu đó
    Câu 5: Nhiệm vụ cấp bách
    2. Câu văn trên được liên kết bằng những phép liên kết:
    Phép thế đồng nghĩa: "sự thông minh, nhạy bén với cái mới" bằng" Bản chất trời phú ấy"
    Phép nối: " Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn" bằng "ấy là"
    Phép lặp:" lỗ hổng ó lỗ hổng này" (ở câu 4 và câu 5); "sự thông minh" (câu 1) lặp lại trí thông minh (câu 5).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Liên kết câu là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.

    2. Người ta thường phân biệt liên kết nội dung và liên kết hình thức : Liên kết nội dung thể hiện ở sự quan hệ về đề tài và lô-gíc (trình tự trình bày); liên kết hình thức thể hiện ở việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng nối các câu, đoạn văn với nhau. Như vậy thực chất liên kết nội dung và liên kết hình thức không tách rời nhau mà chỉ là hai mặt biểu hiện của một hiện tượng ; nếu không có liên kêt nội dung thì cũng không có liên kết hình thức và ngược lại.

    3. Việc sử dụng các từ ngữ vào việc liên kết gọi là phép liên kết (biện pháp liên kết), sử dụng phép liên kết nào là do tình huống cụ thể quy định.


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    Phần 1. Khái niệm liên kết

    Câu hỏi 1

    Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây là một yếu tố (chủ đề nhỏ) của chủ đề chung : Tiếng nói của văn nghệ.

    Câu hỏi 2

    Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn :

    Câu (1) : Tác phẩm nào cũng có cơ sở từ hiện thực, nhưng hiện thực chỉ là vật liệu ban đầu cho người nghệ sĩ.

    Câu (2) : Từ các vật liệu đó của hiện thực, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật ; tác phẩm nghệ thuật là một "hiện thực mới", "hiện thực thứ hai", chứ không sao chép lại cuộc sống.

    Câu (3) : Sự sáng tạo ấy chính là thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người.

    Trình tự sắp xếp các câu này do lô-gíc trên quy định.

    Câu hỏi 3

    Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện pháp :

    - Lặp từ tác phẩm và từ cùng trường nghĩa với từ tác phẩm: nghệ sĩ.

    - Thay từ nghệ sĩ bằng từ anh.

    - Dùng quan hệ từ nhưng.

    - Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại.


    Phần 2. Luyện tập

    Phân tích sự liên kết trong đoạn văn.

    1. Liên kết nội dung :

    - Chủ đề : Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu đều tập trung cho đề tài này. (Liên kết đề tài)

    - Trình tự trình bày : Những cái mạnh ấy là gì —> Lợi thế của những cái mạnh ấy khi đi vào tương lai ; —> Những cái yếu —> Hậu quả và nguy cơ : nếu không khắc phục được những cái yếu đó thì cái mạnh cũng không phát huy được, do đó, cũng không có cơ hội tiến vào tương lai. (Liên kết lô-gíc).

    2. Các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết:

    - Phép nối: Từ nhưng chỉ quan hệ đối lập giữa ý câu 3 với câu 2.

    - Phép thế: Từ ấy ở câu 2 thay thế cho sự thông minh nhạy bén với cái mới nói ở câu 1; từ ấy ở câu 4 thay thế cho không ít cái yếu nói ở câu 3.

    - Phép lặp : Lặp từ lỗ hổng ở câu 4 và 5, lặp từ thông minh ở câu 1 và câu 5.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Khái niệm liên kết

    - Liên kết câu là hiện tượng một yếu tố chưa rõ nghĩa ở câu này được giải thích bằng yếu tố rõ nghĩa ở câu khác, trên cơ sở đó hai câu chúa yếu tố này liên kết được với nhau. Liên kết đoạn văn với đoạn văn thực chất vẫn là liên kết giữa câu với câu, nhưng hai câu này nằm ở hai đoạn văn khác nhau.

    - Việc sử dụng các từ ngữ cụ thể (các phương tiện cụ thể) vào việc liên kết câu với câu được gọi là phương thức liên kết hay phép liên kết.


    Nội dung và hình thức liên kết câu

    - Về nội dung

    + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

    + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).

    - Về hình thức

    Các biện pháp chính để liên kết các đoạn văn hoặc các câu trong đoạn văn:

    + Lặp ở câu (hoặc đoạn) đứng sau từ ngữ (hoặc câu) đã có ở câu (hoặc đoạn) đứng trước.

    + Dùng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường từ vựng với các từ ngữ đã có ở câu (đoạn) đứng trước.

    + Sử dụng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu (đoạn) trước (ví dụ: đây, đó, ấy...).

    + Sử dụng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu (đoạn) đứng trước (ví dụ: nhưng, vì vậy, tuy nhiên, nhìn chung, tóm lại...)


    Khái niệm liên kết

    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

    (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

    1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

    2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

    3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?

    Trả lời


    Câu 1 - Trang 43 SGK

    - Đoạn văn trích dẫn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm.

    - Vấn đề trên là bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.


    Câu 2 - Trang 43 SGK

    Câu 1: chỉ rõ vật liệu xây dựng nên tác phẩm.
    Câu 2: chỉ rõ tâm sự người nghệ sĩ gửi trong tác phẩm.
    Câu 3: chỉ rõ mục đích của tâm sự gửi trong tác phẩm.
    Ba câu trên có quan hệ với nhau và làm nổi rõ chủ đề của cả đoạn. Cách sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần nhằm khẳng định chủ đề đoạn văn.


    Câu 3 - Trang 43 SGK

    Các câu được liên kết về mặt hình thức bằng các biện pháp:

    + Câu 2 dùng cụm từ “nhưng nghệ sĩ” để đưa ra nội dung mới là sự bổ sung cho nội dung của câu trước đó.

    + Câu 3 dùng từ anh thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu 2, tạo sự liên kết giữa hai câu.


    Luyện tập

    Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn (Trang 44 SGK) theo gợi ý nêu ở dưới.

    Gợi ý:

    1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.

    2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?)

    Trả lời

    1.

    - Đoạn văn có chủ đề: chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam,

    - Đoạn văn có 5 câu: Hai câu đầu bàn về chỗ mạnh của con người Việt Nam (câu 1 khẳng định chỗ mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cải mới. Câu 2 chỉ rõ tác dụng của chỗ mạnh đó). Câu thứ 3 là câu chuyện, chỉ rõ bên cái mạnh, người Việt Nam cũng có cái yếu. Câu thứ 4, 5 chỉ rõ chỗ yếu của người Việt Nam (câu thứ 4 nêu rõ hai điểm yếu nhất, những lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Câu thứ 5 chi rõ tác hại, nguy cơ do các điểm yếu đó gây nên). Cách sắp xếp các câu trong đoạn như thế là chặt chẽ và hợp lí.

    2.

    - Nhưng nói câu 3 với câu 2 (từ chỉ quan hệ)

    - Ấy là nối câu 4 với câu 3 (từ chỉ quan hệ).

    - Lỗ hổng ở câu 4 và câu 5 (lặp từ ngữ).

    - Thông minh ở câu 5 và ở câu 1 (lặp từ ngữ)

    Các câu liên kết với nhau bằng các từ ngữ thay thế, từ ngữ đã có ở câu trước (câu 2: bản chất trời phú ấy...) bằng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (nhưng bên cạnh cái mạnh đó... ấy là ...).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |