Top 6 Bài soạn "Hội thoại" (tiếp theo) lớp 8 hay nhất
Hội thoại là cách thức giao tiếp, trò chuyện từ hai người trở lên nói về một vấn đề nào đó. Hội thoại còn được gọi là giao tiếp hai chiều. Có hai thể loại hội ... xem thêm...thoại mà các em cần nắm: Hội thoại trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày và hội thoại trong văn học. Chương trình Ngữ văn 8 có 2 tiết học về Hội thoại. Để tìm hiểu kĩ hơn về hội thoại, mời các bạn tham khảo một số bài soạn văn "Hội thoại" (tiếp theo) hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau đây.
-
I. Lượt lời trong hội thoại
1. Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:
+ Chú bé Hồng có 2 lượt lời.
+ Người bà cô có 6 lượt lời.
2. Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.
→ Sự im lặng để nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người bà cô nói.
3. Hồng không cắt lời người bà cô vì cậu hiểu tâm địa độc ác của bà ta, cậu ý thức được vai nói của mình ( vai dưới không được xúc phạm hay tỏ ra bất kính với người trên.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:
+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!
- Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.
- Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:
+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.
- Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:
+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Bài 2 ( trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:
+ Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.
+ Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng "không nói gì", chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.
- Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.
+ Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.
b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.
Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.
c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:
+ Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.
+ Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.
Bài 3 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Sự "im lặng" của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:
+ Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật "tôi" trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy
+ Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.
Bài 4 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người.
- Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
- Nhưng lúc cần nói sự thật, dụt dè, nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng trở thành tội lỗi.
-
Phần I: LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở tr. 92 - 93 về hội thoại). Trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
Trả lời:
Trong cuộc hội thoại số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (5 lần).
Câu 2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
Trả lời:
Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói. Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện thái độ rất bất bình của cậu đối với người cô.
Câu 3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
Trả lời:
Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên).
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (SGK trang 102, Ngữ Văn 8, tập 2)
Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa vợ anh và bọn cai lệ đã kết thúc.
- Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp.
- Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền (vai của những kẻ nha dịch trong làng xã ngày xưa); giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn.
Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật: chị Dậu đảm đang, mạnh mẽ; cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người,…
Câu 2. Đọc đoạn trích (trang 103, 104, 105, 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
a) Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi. Trong khi đó, lúc đầu, chị Dậu vì bị buộc phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho con nên chịu chỉ im lặng, lúc sau khi đã nói ra sự thật, chị phải nói nhiều để vừa an ủi, vừa thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình.
c) Việc tô đâm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí khiến cho bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu càng tăng thêm: chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm.
Câu 3 (SGK trang 107, Ngữ Văn 8, tập 2)
Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Trả lời:
Nhân vật “tôi” im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây.
Câu 4 *.(SGK trang 107, Ngữ Văn 8, tập 2)
Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau. Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói,… Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát.
-
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Lượt lời là gì ?
Trong một cuộc thoại, chẳng hạn cuộc thoại gồm hai người, mỗi người có thể được nói nhiều lần. Lúc này, người này là người nói, người kia là người nghe. Lúc sau, lại có sự đổi lại, người này là người nghe, người kia là người nói. Cuộc hội thoại có thể diễn ra bằng nhiều lần nói - nghe, nghe - nói như vậy. Mỗi lần nói như vậy được gọi là một lượt lời.
Vậy, một lượt lời là một lần có một người tham dự hội thoại nói.
2. Lưu ý
- Cần phân biệt người chính thức tham dự hội thoại với người không chính thức. Người không chính thức là người tình cờ có mặt, người quan sát, hoặc người không đủ tư cách,... Trong cuộc hội thoại, chỉ có người đủ tư cách mới có quyền được nói. Điều này có nghĩa là chỉ người chính thức mới có được lượt lời. Người dự thính sẽ không có lượt lời ấy.
- Lượt lời cần phải được luân phiên đúng lúc. Nếu đang ở vị trí người nghe mà nghe chưa hết đã nói cắt ngang lượt lời của người khác sẽ bị coi là cướp lời, cắt lời. Cướp lời, cắt lời là một hành động kém văn hoá, thiếu tôn trọng người khác.
- Khi nói chuyện với người ở cương vị xã hội cao, người trên vai thì nhiều lúc, người dưới vai phải biết nhường lời. Việc nhường lời ở đây được coi là một biểu hiện của hành động lịch sự, có văn hoá.
- Trong khi giao tiếp, những người tham dự cần phải biết tiếp lời lẫn nhau. Không nên để cuộc giao tiếp ngừng lại quá lâu mà chưa có ai nói, hoặc ngược lại lượt lời của người này chưa xong, người khác đã cướp lời. Việc luân phiên lượt lời cần diễn ra sao cho thật nhịp nhàng để cuộc giao tiếp diễn ra liên tục và tự nhiên.
II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, các em thấy tính cách của nhân vật được thể hiện qua lượt lời của các nhân vật như sau :
- Cai lệ hống hách, luôn ra oai. Ví dụ :
+ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu mau !
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất !
- Người nhà lí trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu. Ví dụ :
+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? Đây ! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho !....
- Chị Dậu là người yêu thương chồng con nên biết nín nhịn, cam chịu nhưng khi cần thiết, tính cách của chị lại có thể trở nên hết sức dứt khoát, mạnh mẽ và quyết liệt. Ví dụ :
+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
+ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
- Anh Dậu luôn sợ sệt, ngại va chạm, né tránh việc xô xát với người khác, nhất là kẻ có "máu mặt". Ví dụ :
U nó không dược thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Câu 2. Các em có thể thấy phần trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố có những nội dung chính sau đây :
a) Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí đi ngược chiều nhau.
- Khi thấy mẹ về, cái Tí vồn vã bắt chuyện mẹ, sốt sắng hỏi chuyện mẹ về việc của bố, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh. Nhưng lúc đó, trong tâm trạng buồn chán vì đã bán cái Tí và sắp phải đưa con sang nhà Nghị Quế, chị Dậu không muốn bắt chuyện với cái Tí và chị giữ thái độ "không nói gì" với con.
- Nhung khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế, cái Tí chủ yếu là khóc lóc và tỏ lời van xin mẹ cho mình được ở nhà với thằng Dần, với cái Tỉu. Trong khi đó chị Dậu là tìm hết lời này đến lời khác để an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời mình sang ở nhà Nghị Quế.
b) Việc miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là phù hợp với diễn biến của từng trạng thái nhân vật trong tác phẩm.
c) Sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện :
- Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo bao nhiêu thì sự đau xót trong lòng người mẹ - chị Dậu - càng tăng lên bấy nhiêu.
- Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo bao nhiêu thì lòng yếu con, thương con, không muốn rời xa con càng tăng lên bấy nhiêu.
Câu 3. Sự im lặng của nhân vật "tôi" trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi (SGK Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị :
- Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật "tôi" trước cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật "tôi" không nhận ra được.
- Sự xấu hổ đến không dám nói thành lời khi thấy mình chỉ nhận ra toàn cái xấu của em gái, trong khi đó người em lại nhận ra biết bao điều tốt đẹp của mình.
Câu 4. Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời tuỳ thuộc vào thời điểm và hoàn cảnh của từng người.
- Nếu việc nói chỉ đem lại cái tiêu cực, cái bất lợi thì lúc ấy Im lặng là vàng. Im lặng lúc đó là giữ gìn được tình bạn, tình đoàn kết ; im lặng lúc đó là tránh được to tiếng, tránh được điều qua tiếng lại không cần thiết...
- Nhưng nếu có lúc đáng nói mà không nói, phải nói mà không dám nói vì sợ sệt, vì sự cầu an thì lúc đó chúng ta lại cảm thấy Và dại khờ là những lũ người câm.
-
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở bài Hội thoại trước). Trả lời các câu hỏi sau đây :
1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hổng không nói ? Sự im lăng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ?
Trả lời:
1. Trong đoạn hội thoại ta thấy ngưòi cô nói 6 lượt, bé Hồng nói 2 lượt.
2. Có ba lần lẽ ra chú bé Hồng được nói nhưng chú không nói. Sự im lặng của bé Hồng thể hiện sự bất bình của Hồng với người cô.
3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng ý thức được rằng mình là cháu (thuộc vai dưới), không được phép xúc phạm cô
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?Bài làm:
Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác: " Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.", " Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!"
Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu: "Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!"," Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.", ...
Anh Dậu nhân vật hiền lành, luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:" U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội."
Chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:" Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!"," Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!",...Câu 2: trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104):"Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo....rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp gói áo vào nách."
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không ? Vì sao ?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại lấm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?
Bài làm:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau: Lúc đầu, cái Tí nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng, về sau, chị Dậu nói nhiểu, còn cái Tí ít nói hẳn đi:
Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.
Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng "không nói gì", chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.
Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.
Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.
b) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Bởi vì mới đầu cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.
c) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Thoạt đầu, cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.Câu 3: trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
" Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ....Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy"
Bài làm:
Sự "im lặng" của nhân vật tôi biểu thị:
Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, xấu hổ trào dâng trong lòng của nhân vật "tôi" khi im lặng không trả lời mẹ.
Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.Câu 4*: Trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?
Bài làm:
Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người:
"Im lặng là vàng" dùng đúng trong trường hợp lời nói cử chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
Trong đoạn thơ của Tố Hữu thì im lặng dùng đúng khi mình đứng nói cất tiếng bảo vệ sự thật, còn nếu khi đó bản thân mình không biết đứng lên bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng là sự hèn nhát, tội lỗi. -
Kiến thức cần nắm vững
- Khái niệm lượt lời: Trong hội thoại, mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Cách dùng lượt lời:
+ Khi tham gia hội thoại, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
+ Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
+ Đôi khi sự im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ: tức giận, không bằng lòng, hổ thẹn, ngại ngùng, bàng hoàng,...
I- Lượt lời trong hội thoạiCâu 1 trang 102 SGK văn 8 tập 2:
Trong cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô:
Bé Hồng có 2 lượt lời
Bà cô có 6 lượt lờiCâu 2 trang 102 SGK văn 8 tập 2:
Những lần Hồng được nói nhưng không nói: sau lượt lời 1, 3 của bà cô
Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô
Câu 3 trang 102 SGK văn 8 tập 2:
Hồng không cắt lời bà cô vì luôn phải cố gắng kìm nén để giữ thái độ lễ phép
II- Luyện tập
Câu 1 trang 102 SGK văn 8 tập 2:
Tính cách nhân vật trong đoạn trích:
Chị Dậu: nhẫn nhịn nhưng cũng bản lĩnh, mạnh mẽ
Anh Dậu: cam chịu, bạc nhược
Cai lệ: hống hách, thô bạo, tàn nhẫnCâu 2 trang 103 SGK văn 8 tập 2:
a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:
Ban đầu cái Tí hồn nhiên, nói nhiều, chị Dậu chỉ im lặng
Về sau cái Tí ít nói còn chị Dậu nói nhiều
b. Tác giả miêu tả như vậy phù hợp với tâm lí nhân vật vì ban đầu khi chưa biết chuyện, cái Tí hồn nhiên, chị Dậu đau đớn vì phải bán con, sau đó nó khóc lóc, van xin còn chị Dậu phải nén đau để dỗ dành, thuyết phục conc. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện vì chị Dậu càng đau đớn khi phải gạt nước mắt bán đứa con gái ngoan hiền, hiếu thảo.
Câu 3 trang 107 SGK văn 8 tập 2:
Sự ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” biểu thị:
Sự ngỡ ngàng, bất ngờ trước tình yêu thương của em gái
Sự xấu hổ vì đã đố kị với emCâu 4 trang 107 SGK văn 8 tập 2:
Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc lời nói mang tính tiêu cực thì im lặng là vàng
Trong trường hợp phải phát biểu chính kiến của mình để ủng hộ cái đúng thì im lặng sẽ đồng nghĩa với hèn nhát -
I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI:
1. Trong đoạn hội thoại đó chú bé Hồng nói 2 lượt, người cô của chú bé Hồng nói 6 lượt.
2. Trong đoạn hội thoại,đáng lẽ chú bé Hồng phải nói thêm 2 lượt nữa.
-Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện sự nhẫn nhịn,chịu đựng nỗi đau và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người cô của cậu bé nói.
3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng là người dưới phải lễ phép
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Tính cách nhân vật:
+ Cai lệ: cáo mượn oai hùm, hống hách, không coi ai ra gì
+ Người nhà lí trưởng: xu nịnh,khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu.
+ Anh Dậu: nhát gan ngại va chạm.
+ Chị Dậu: người phụ nữ hế mực yêu gia đình nhưng rất mạnh mẽ.Khi cần thiết,tính cách chị Dậu trở nên dứt khoát,mạnh mẽ.
Câu 2.
a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:
+ Khi thấy chị Dậu về cái Tí sốt sắng,vồn vã hỏi chuyện mẹ về việc chị Dậu bị cai lệ đánh >< chị Dậu thì giữ thái độ im lặng.
+ Khi biết chuyện mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc van xin mẹ>< chị Dậu đau thắt trong lòng nhưng vẫn tìm lời an ủi,vỗ về cái Tí.
b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy đã phù hợp với tâm lí nhân vật. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện chị Dậu bán nó cho nhà Nghị Quế nên nó vẫn hồn nhiên hỏi han,quan tâm mẹ. nhưng ròi biết chuyện thì không chấp nhận, khóc lóc cầu xin mẹ giữ lại mình. Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì đau lòng tột cùng nhưng vẫn cố phân tích thiệt hơn, an ủi, thuyết phục cái Tí.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiết thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng thêm kịch tính cho câu chuyện: những câu nói quan tâm hồn nhiên của cái Tí được khắc sâu vào lòng chị Dậu nỗi đau xót và bất lực; tình yêu thương cái Tí của chị Dậu là vô bờ,chị không muốn rời xa con của mình.
Câu 3. Sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị:
+ Nhân vật tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra tình cảm của em gái- đó là điều ngày thường nhân vật tôi không cảm nhận thấy.
+ Nhận vật tôi cảm thấy hổ thẹn khi trước đó nhân vật tôi toàn chỉ khi hiểu nhầm em gái.
Câu 4. Nhận xét phương Tây "Im lặng là vàng" và nhận xét của nhà thơ Tố Hữu đúng phải phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người:
- Trong trường hợp việc nói đem lại những điều không hay,tiêu cực,dễ gây bất hòa thì lúc đó cần giữ im lặng để giữ được tình bạn,tình đoàn kết,...lấy dĩa hòa vi quý làm nòng cốt.
- Trong trường hợp cần nói lên sự thật,dụt dè,nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ lẽ phải thì lúc đó im lặng là tội lỗi.
Ghi nhớ:
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là cách biểu thị thái độ.