Top 6 Bài soạn "Động từ" lớp 6 hay nhất

Bình An 93 0 Báo lỗi

Giống như danh từ, tính từ,... thì động từ cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt. Tìm hiểu và nghiên cứu về động từ giúp các bạn học sinh ... xem thêm...

  1. I. Đặc điểm của động từ

    1. Động từ:

    a, Đi, ra, đến, hỏi

    b, Lấy, làm, lễ

    c, Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

    2. Các động từ trên diễn đạt đều chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

    3. Động từ khác danh từ ở chỗ:

    - Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm, thực thể...

    - Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của thực thể, sự vật...

    4. – Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ để tạo thành cụm động từ

    - Chức vụ chủ yếu: vị ngữ


    II. Các loại động từ chính

    2. Động từ tình thái: cần, nên, phải, có thể, không thể...

    Động từ chỉ hành động: đánh, tặng, biếu, gửi...

    Động từ chỉ trạng thái: còn, mất, vỡ, bể


    III. Luyện tập

    Bài 1 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

    - Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.

    - Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.

    - Động từ chỉ tình thái: đem, hay


    Bài 2 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Động từ: có, đi, qua, khát, cúi, lấy, vục, quá

    Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

    + Đưa: trao cái gì đó cho người khác

    + Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác

    - Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”

    + Anh ta ngay cả khi sắp chết đuối cũng không đưa tay mình cho người khác cứu.


    Bài 3 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Viết chính tả Con hổ có nghĩa

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ

    Trả lời câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Tìm động từ trong những câu dưới đây:

    a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

    (Em bé thông minh)

    b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [..] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

    (Bánh chưng, bánh giầy)

    c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

    - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

    (Treo biển)

    Trả lời:

    Các động từ có trong các câu văn:

    a) đi, đến, ra, hỏi

    b) lấy, làm, lễ

    c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề


    Trả lời câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

    Trả lời:

    Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành dộng, trạng thái... của sự vật.


    Trả lời câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:

    - Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

    - Về khả năng làm vị ngữ?

    Trả lời:

    Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ:

    * Danh từ:

    - Không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay chớ, đừng...

    - Thường làm chủ ngữ trong câu.

    - Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

    * Động từ:

    - Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...

    - Thường làm vị ngữ trong câu.

    - Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ đừng...


    II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH

    Trả lời câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK - tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu.

    Trả lời:

    Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

    Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

    Trả lời câu hỏi Làm gỉ?

    đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng

    Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào?

    Dám, toan, định

    Buồn, gẫy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

    Trả lời câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Một số động từ tương tự

    - Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể...

    - Động từ chỉ hành động (làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ...

    - Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, nhức nhối, bị, được...


    LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào.

    Trả lời:

    Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

    - Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.

    - Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.

    - Động từ chỉ tình thái: đem, hay


    Trả lời câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc truyện vui Thói quen dùng từ trong SGK- tr.147 và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

    Trả lời:

    - Trong truyện, người kể đã tạo ra sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.

    - Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

    + Đưa: trao cái gì đó cho người khác

    + Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác

    - Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Đặc điểm của động từ

    Bài 1 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Tìm động từ trong những câu dưới đây:

    a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

    (Em bé thông minh)

    b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. […] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

    (Bánh chưng, bánh giầy)

    c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

    – Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

    (Treo biển)

    Trả lời

    Các động từ:

    a. đi, đến, ra, hỏi

    b. lấy, làm, lễ

    c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề


    Bài 2 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

    Trả lời

    Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.


    Bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Động từ có đặc điểm gì khác danh từ

    – Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

    – Về khả năng làm vị ngữ?

    Trả lời

    Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

    Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ “là” và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

    Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.


    II. Các loại động từ chính

    Bài 1 trang 146 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.

    BẢNG PHÂN LOẠI
    Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau- Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

    -Trả lời câu hỏi Làm gì?
    - Trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?

    Trả lời:
    Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
    Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
    Trả lời câu hỏi Làm gì?
    đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
    Trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?

    dám, toan, định
    buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu


    Bài 2 trang 146 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên.

    Trả lời

    - Động từ tình thái: cần, nên, phải, có thể, không thể.

    - Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?) : đánh, cho, biếu, nhớ, suy nghĩ…

    - Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?) : vỡ, bể, mòn, nhức nhối, bị, được.


    Luyện tập

    Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào.

    Trả lời

    Các động từ và phân loại của chúng trong truyện Lợn cưới, áo mới:

    + Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,…

    + Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, …

    + Động từ tình thái: đem, hay, …


    Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?

    THÓI QUEN DÙNG TỪ

    Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:

    – Đưa tay cho tôi mau!

    Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

    – Cầm lấy tay tôi này!

    Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:

    – Tôi nói thế vì biết tính anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.

    Trả lời

    - Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá,…

    - Động từ đưa và cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

    Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưa và cầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.


    Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Chính tả (Nghe – viết): Con hổ có nghĩa (từ "Hổ đực mừng rỡ..." đến "... làm ra vẻ tiễn biệt")

    Trả lời

    Các em có thể nhờ cha mẹ, thầy cô đọc và viết bài chính tả Con Hổ có nghĩa vào vở bài tập. (từ "Hổ đực mừng rỡ..." đến "...làm ra vẻ tiễn biệt")

    “Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa rừng (4) quay về”. Hổ vẫn cúi đầu quẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt”.


    TỔNG KẾT

    • Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

    • Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... để tạo thành cụm động từ.

    • Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...

    • Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là :

    - Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm);

    - Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).

    • Động từ chỉ hoạt động, trạng thái gồm hai loại nhỏ : động từ chỉ hoạt động (trả lời câu hỏi Làm gì ?); động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Đặc điểm của động từ

    1.1. Tìm động từ trong những câu dưới đây:a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

    (Em bé thông minh)

    b. Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

    (Bánh chưng, bánh giầy)

    c. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?

    (Treo biển)

    Trả lời:a. đi, đến, ra, hỏib. lấy, làm, lễc. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề1.2. Ý nghĩa khái quát các động từ vừa tìm được là gì?

    Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
    1.3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:

    Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ
    Về khả năng làm vị ngữ
    Trả lời:

    Giống: cùng với những từ đứng xung quanh tạo thành cụm động từ.
    Khác: động từ làm vị ngữ trong câu, danh từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ.


    2. Các loại động từ chính

    2.1. Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.

    2.2. Tìm thêm những động từ có đặc điểm tương tự.

    Động từ tình thái: có nên, có thể, cần, phải
    Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): suy nghĩ, tặng, biếu, xin, cho
    Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được


    3. Ghi nhớ

    Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật.
    Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ.
    Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...
    Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
    Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm);
    Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
    Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
    Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?);
    Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?).

    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 147- SGK Ngữ văn 6 tập 1) Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới, áo mới” cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?

    Bài làm:
    Các động từ trong truyện “Lợn cưới, áo mới”
    Động từ chỉ hoạt động: khoe, đứng, may, mặc, đem, hóng, khen, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...
    Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...
    Động từ tình thái: đem, hay, chả, chợt, có, liền


    Câu 2: (Trang 147- SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
    THÓI QUEN DÙNG TỪ
    Có một chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:

    - Đưa tay cho tôi mau!

    Anh ta sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại nói:

    - Cầm lấy tay tôi này!

    Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:

    - Tôi nói vì biết tính anh này. Anh chỉ muốn cầm của người khác chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì. Tình huống buồn cười ở chỗ là sự keo kiệt của anh chàng bị rơi xuống sông, sắp chết đến nơi rồi mà cái nết vẫn không chừa. Đưa: là trao cho ai một vật gì đó. Cầm: là lấy một vật gì đó về cho mình. Anh chàng này keo kiệt nên thường ngày chỉ thích nhận, cầm mà rất sợ phải đưa, phải trao cho người khác. Cho đến khi anh ta gặp tình huống nguy hiểm chữ đưa kia vẫn làm cho anh ta sợ

    Bài làm:
    Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...
    Động từ đưa và cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.
    Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta, dù trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. Câu chuyện buồn cười ở chỗ là thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì, chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác. Nếu nói cầm thì anh ta mới chịu cho người ta cứu. Đây là bản tính bần tiện khiến cho việc dùng từ đưa và cầm đã trở thành thói quen máy móc của anh hà tiện.


    Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ.
    Bài làm:
    Bài tham khảo 1:
    Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm ngay đã ngoài ba mươi nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ luôn yêu thương quan tâm chăm sóc em, hỏi han tình hình học tập của em và luôn cổ vũ động viên em mỗi khi em buồn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để không làm mẹ bận lòng.
    => Động từ: dậy, nấu, mặc, làm việc, hỏi han, cổ vũ,động viên, học tập,...

    Bài tham khảo 2:
    Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến!Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon.Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến.Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng ,mệt mỏi.Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về,sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân,lũ học trò chúng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ:Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!
    => Động từ: nở, đã đến, kêu, nhảy nhót, thi nhau, kết trái, nghỉ, ùa về, rơi, viết,mang,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 73 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Lựa chọn câu mà em cho là đúng trong các cặp câu sau. Từ đó, tìm đặc điểm phân biệt danh từ với động từ.

    Bài tập

    1. Bài tập 1, trang 147, SGK.

    2. Bài tập 2, trang 147, SGK.

    3. Lựa chọn câu mà em cho là đúng trong các cặp câu sau. Từ đó, tìm đặc điểm phân biệt danh từ với động từ.

    a) Trong câu : Tôi hi vọng vào nó.

    - Từ hi vọng là danh từ.

    - Từ hi vọng là động từ.

    b) Trong câu : Nó làm tiêu tan hi vọng của tôi.

    - Từ hi vọng là danh từ.

    -Từ hi vọng là động từ.

    c) Trong câu : Mấy hôm nay, ông ấy lo lắng nhiều quá.

    - Từ lo lắng là động từ.

    - Từ lo lắng là danh từ.

    d) Trong câu : Đó là những lo lắng vô ích.

    - Từ lo lắng là động từ.

    - Từ lo lắng là danh từ.

    4. Hãy cho biết trong những từ in đậm sau từ nào là danh từ, từ nào là động từ. Tại sao?

    - Bà nắm ba nắm cơm.

    - Cày đồng đang buổi ban trưa./ Con trâu đi trước, cái cày theo sau.

    - Nó bước từng bước chắc chắn.

    5. Hãy đặt câu với mỗi động từ sau và cho biết tối thiểu (để câu có nghĩa) mỗi động từ cần bao nhiêu từ ngữ đứng sau.

    - đứng, ngủ, ngồi

    - xây, phá, xem

    - cho, biếu, tặng


    Gợi ý làm bài

    Câu 1. Trước hết, HS tìm các động từ có trong truyện Lợn cưới áo mới. Ví dụ : khoe, may, đem,mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi,...

    HS căn cứ vào đặc điểm của các động từ vừa tìm được để xếp chúng vào loại thích hợp.


    Câu 2. Chi tiết gây cười của truyện Thói quen dùng từ nằm ở nghĩa của hai từ đưa và cầm. HS tập trung phân tích nghĩa của hai từ này nói chung và trong hoàn cảnh sử dụng ở truyện nói riêng, từ đó sẽ thấy "thói quen dùng từ" của anh chàng bị rơi xuống sông phản ánh tính cách gì của anh ta.


    Câu 3. HS đọc bảng phân biệt danh từ và động từ sau :

    Động từ

    - thường giữ chức năng vị ngữ trong câu ;

    - kết hợp được với các từ đã, đang, sẽ, cũng,: vẫn, hãy,chớ, đừng,...

    Danh từ

    - thường làm chủ ngữ trong câu ;

    - không kết hợp được với các từ nêu trên, mà kết hợp với tất cả, những, các, mỗi, mọi, từng,...

    Sau đó, HS đọc từng câu, xác định những từ in nghiêng là danh từ hay động từ rồi lựa chọn câu trả lời đúng.


    Câu 4. Dựa vào những nội dung đã vận dụng ở bài tập 3 để xác định danh từ, động từ cho những từ đã cho.

    Lưu ý : Các động từ khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về phụ ngữ. Ví dụ :

    - Em bé ngủ : Động từ ngủ không cần phụ ngữ đứng sau.

    - Bạn Nam thích xem phim : Động từ xem cần có một phụ ngữ đứng sau.

    - Em biếu bà em tấm vải : Động từ biếu cần có hai phụ ngữ đứng sau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

    Ví dụ : ăn, uống, chạy, nhảy, nói, cười, đứng, ngồi,...

    - Động từ có thể đặt sau các từ : đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn, cứ, còn,...

    - Động từ có thể trực tiếp làm vị ngữ.

    Ví dụ : Họ sống và chiến đấu. (Từ in nghiêng là động từ, làm vị ngữ).

    - Có hai loại động từ đáng chú ý, là:

    + Động từ không đứng một mình, thường có động từ khác đứng sau. Ví dụ: toan, dám, định, muốn, quyết, có thể,... (toan làm, dám làm, định làm, muốn làm, quyết làm, có thể làm,...)

    + Động từ có thể đứng một mình. Ví dụ : đi, chạy, đứng, ngồi; buồn, vui, yêu, ghét,...


    II- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Trước hết em đọc truyện Lợn cưới, áo mới một lượt. Sau đó, đọc lại từng câu, chú ý những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật (động từ), gạch dưới những từ ấy. Cuối cùng, xếp các động từ tìm được vào một trong hai loại : động từ tình thái (không đứng một mình) và động từ chỉ hành động, trạng thái (có thể đứng một mình).

    Cụ thể, trong truyện Lợn cưới, áo mới có các động từ sau : khoe, may, đem, mặc, đứng (hóng), đợi, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo. Em tự phân loại các động từ này.

    2. Em đọc truyện này, chú ý câu cuối truyện: “Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì”. Hai từ cầm và đưa có nghĩa trái ngược nhau (cầm : nhận một cái gì đó từ người khác về mình; đưa: trao một cái gì đó từ mình cho người khác). Như vậy, anh chàng bị rơi xuống sông chỉ có thói quen cầm, chứ không có thói quen đưa; điều đó cho thấy anh chàng này là một kẻ tham lam, keo kiệt. Chi tiết gây cười của truyện thể hiện ở chỗ đó.

    3. Em tập viết trước bài chính tả ở nhà. Khi viết, chú ý các từ dễ viết sai về phụ âm đầu, phụ âm cuối hoặc dấu thanh (như các từ: mừng rỡ, đùa giỡn, mỏi mệt, lắm, quỳ, đào lên, bà đỡ, biết, rừng, sắp sáng, giơ tay, chúa rừng, quay về, vẫn, tiễn biệt).


    III - THAM KHẢO

    Những từ mô tả động tác:

    Trong cuốn tiểu thuyết Đỉnh núi của Thu Bồn (NXB Thanh Niên, 1986), tác giả đã sử dụng một số từ mô tả động tác của con người mang nhiều giá trị biểu cảm. Ví dụ:

    - Dưới cánh đồng, những người soi ếch cởi trần đương huơ những ngọn đuốc, gọi nhau ơi ới làm khung cảnh tăng thêm phần quái đản (trang 79).

    - Bọn trẻ huơ cờ, cười ầm ĩ. (trang 141)

    - Lê Bậu cởi áo làm chổi quơ sơ bụi trên tấm phản rồi gieo mình xuống, (trang 248)

    - Bí thư Quang đưa chân quơ tìm, ấn ngón chân cái vào bàn chân Lê Bậu. (trang 141)

    - Người ta giễu cợt anh, anh bụm lỗ tai lại nhưng tối về nhà cái đầu nó đau. (trang 263)

    - Thêm thấy Chín Rừng hát, cô bụm miệng cười, (trang 169)

    - Trong cơn hoảng sợ, hắn vung mạnh cánh tay và bươn qua. (trang 74)

    Bằng việc sử dụng những từ thô tháp, sần sùi, có cạnh có góc, có độ chính xác cao, những từ đem đến cho người đọc cảm giác rất thật và là lạ như gặp lại một người bạn thân lâu ngày trở về đúng lúc, nhà văn Thu Bồn có đóng góp nhất định về mặt hành văn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |