Top 6 Bài soạn "Đeo nhạc cho mèo" lớp 6 hay nhất

Bình An 214 0 Báo lỗi

“Đeo nhạc cho mèo” là một câu chuyện ngụ ngôn mang lại tiếng cười cho người đọc, nhưng đồng thời có ý nghĩa và giá trị nhân sinh sâu sắc. Truyện mượn hình ảnh ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    - Đoạn 1 (Từ đầu ... trên ông Đồ): Cảnh họp làng chuột.

    - Đoạn 2 (tiếp ... nói lôi thôi gì nữa): diễn biến cuộc họp.

    - Đoạn 3 (còn lại): thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 107 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Tóm tắt truyện:

    Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp vì muốn tìm cách trị mèo. Ông Cống đề xuất đề xuất sẽ đeo nhạc cho mèo để phát hiện ra mèo từ xa, cả làng chuột hào hứng đồng thuận. Tới khi cắt cử người thực hiện thì ông Cống đẩy chuột Nhắt, chuột Nhắt đẩy chuột Chù. Chuột Chù mới nghe thấy tiếng mèo vứt nhạc chạy về báo làng, từ đó không ai còn nhắc tới cái nhạc. Chuột vẫn muôn đời sợ mèo.


    Câu 2 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Cảnh họp làng chuột lúc đầu:

    - Đông đủ và khí thế, không thiếu một ai

    - Tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”

    - Thống nhất “đồng thanh ưng thuận”, lao xao ưng thuận

    Đối lập với cảnh cử người đi “đeo nhạc cho mèo”

    - Không khí căng thẳng, chùng hẳn xuống

    - Tất cả đùn đẩy lẫn nhau, viện cớ thoái thác

    → Sự mâu thuẫn giữa dự định và hành động chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vông của những sáng kiến.


    Câu 3 (Trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Việc tả các loài chuột trong truyện rất sinh động, thực tế:

    - Gọi họ hàng nhà chuột là “làng dài răng”, khi phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”, lúc căng thẳng “không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe”

    Tả riêng từng loại chuột cũng rất sinh động:

    - Ông Cốm béo tốt, vai kẻ cả nên “lên giọng”

    - Chuột Nhắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt cãi lí

    - Anh Chù thật thà, không biết cãi lí, bị đẩy làm việc nguy hiểm

    → Các loại chuột tương ứng với với các loại người trong làng: Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa (ông Cống), kẻ có chức sắc “dở ông, dở thằng” (chuột Nhắt), người thấp cổ bé họng (chuột Chù)


    Câu 4 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Trong cuộc họp làng của chuột, người có quyền sai khiến là những vị có vai vế trong làng như ông Cống

    - Những việc nguy hiểm khó khăn đùn đẩy cho kẻ đầy tớ của làng, những kẻ không có vai vế xã hội như chuột Chù

    → Truyện phê phán những kẻ có chức sắc và cảnh “việc làng” ở nông thôn ngày xưa. Ý tưởng của kẻ có chức sắc vừa viển vông, hão huyền, gặp việc khó mới thấy được sự hèn nhát của những kẻ đứng đầu làng, kẻ nào cũng tham sống sợ chết.


    Câu 5 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:

    - Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi, nếu không mọi thứ chỉ là nói suông, hão huyền

    - Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, trong đó người thực hiện rất quan trọng

    - Một hội đồng chỉ có một cá nhân thao túng thì mọi đường hướng đều dễ dẫn tới sai lầm, điên rồ


    Nội dung chính
    Truyện miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột. Qua đó khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Tóm tắt Đeo nhạc cho mèo

    Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.


    Bài 1 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1
    Hãy tóm tắt truyện, dựa vào mấy ý sau:
    – Lí do cuộc họp làng chuột.
    – Cảnh họp làng chuột lúc đầu và sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”.
    – Cảnh họp làng chuột lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”.
    – Kết quả việc cử người và thực hiện sáng kiến.
    Trả lời
    Ta có thể tóm tắt thành đoạn văn ngắn như sau:
    Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.

    Bài 2 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Cảnh họp làng chuột lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của những chi tiết đối lập ấy.
    Trả lời
    - Cảnh họp làng chuột lúc đầu:
    Đông đủ và khí thế, không thiếu một ai
    Tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”
    Thống nhất “đồng thanh ưng thuận”, lao xao ưng thuận
    - Đối lập với cảnh cử người đi “đeo nhạc cho mèo”
    Không khí căng thẳng, chùng hẳn xuống
    Tất cả đùn đẩy lẫn nhau, viện cớ thoái thác
    → Sự mâu thuẫn giữa dự định và hành động chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vông của những sáng kiến.

    Bài 3 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Em có nhận xét gì về việc tả các loại chuột trong truyện? Phải chăng mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ?
    Trả lời
    Việc tả các loài chuột trong truyện rất sinh động, thực tế:
    - Gọi họ hàng nhà chuột là “làng dài răng”, khi phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”, lúc căng thẳng “không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe”
    Tả riêng từng loại chuột cũng rất sinh động:
    - Ông Cốm béo tốt, vai kẻ cả nên “lên giọng”
    - Chuột Nhắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt cãi lí
    - Anh Chù thật thà, không biết cãi lí, bị đẩy làm việc nguy hiểm
    → Các loại chuột tương ứng với với các loại người trong làng: Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa (ông Cống), kẻ có chức sắc “dở ông, dở thằng” (chuột Nhắt), người thấp cổ bé họng (chuột Chù)

    Bài 4 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Trong cuộc họp của làng chuột, ai có quyền xướng việc và sai khiến? Ai phải nghe theo và nhận những việc khó khăn, nguy hiểm?
    Trả lời
    Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.

    Bài 5 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học gì?
    Trả lời
    Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.

    Câu hỏi luyện tập trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Phân tích, đánh giá tính cách chuột Cống trong truyện Đeo nhạc cho mèo.
    Gợi ý:
    Tham khảo cách triển khai phân tích ở đoạn văn sau:
    Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
    Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).

    Ghi nhớ

    • Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Về thể loại

    Truyện Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Thông thường, truyện ngụ ngôn mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

    Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng.


    II. Tóm tắt

    Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi. Thế là cả làng chuột họp nhau lại, ông Cống có sáng kiến là đeo nhạc vào cổ cho mèo để nó đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho rằng cách đó là hay nhưng khi cử người đi làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được nên đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến chuột Chù vứt vội nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Và thế là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.


    III. Bố cục

    Văn bản Đeo nhạc cho mèo có thể chia thành 3 đoạn:

    Đoạn 1: từ đầu => “trên ông đồ”, nội dung: cảnh họp làng chuột
    Đoạn 2: tiếp => “nói lôi thôi gì nữa”, nội dung: diễn biến cuộc họp của làng chuột
    Đoạn 3: còn lai, nội dung: thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành


    IV. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Cả làng chuột họp để đối phó với mèo. Ông chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc thì loài chuột sẽ tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện thì ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lý do để trốn việc và đùn đẩy cho người khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chú chuột Chù. Rốt cuộc thì chuột Chù, vì là đầy tớ của làng nên phải nhận. Mặc dù mèo không thèm ăn thịt chuột Chù nhưng vẫn nhe nanh vuốt khiến Chù sợ bỏ chạy về báo cả làng. Cả làng cũng bỏ chạy, và kết quả là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn ăn thịt chuột.


    Câu 2:

    Cảnh họp làng chuột và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Lúc bàn nhau thì ai cũng cho là “đẹo nhạc cho mèo” là rất có lý, rất hiệu quả và đều ưng thuận. Nhưng đến lúc cử người làm việc này thì ai cũng thoái thác, tìm đủ mọi lý do, đùn đẩy cho người khác.

    => thể hiện sự hèn nhát, phê phán kiểu người nói dễ làm khó


    Câu 3:

    Việc miêu tả những loại chuột trong truyện rất sinh động, hóm hỉnh, vừa diễn tả được không khí chung của họ hàng nhà chuột, vừa thể hiện được tính cách sắc nét của từng nhân vật.

    Mỗi nhân vật chuột trong truyện đều tương ứng với một loại người trong làng:

    Ông chuột Cống “rung rinh béo tốt” được coi là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi “ăn trên ngồi trốc”
    Anh chuột Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc, tương ứng với loại chức sắc “dở ông dở thằng”
    Anh Chù thật thà, chất phác, thuộc hàng ngũ những người “thấp cổ bé họng”, thường bị những bọn chức sắc bắt nạt


    Câu 4:

    Trong cuộc họp làng chuột, người có quyền xướng việc và sai khiến chính là những người có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm gì nặng nhọc, nguy hiểm là những người dở dở ương ương như anh Nhắt.

    Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, những kế hoạch viển vông do các vị chức sắc xướng lên.


    Câu 5:

    Mục đích chính của những truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học để đời:

    Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt thì cần phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù kế hoạch đó có hay đến mấy mà không thể thực hiện trên thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, những sáng kiến viển vông, không có giá trị
    Thứ hai, người thực hiện kế hoạch cần phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu là đùn đẩy cho ai đó để trốn tránh trách nhiệm, bắt người ta phải thực hiện theo kế hoạch của mình thì không bao giờ kế hoạch đó có thể thành công
    Thứ ba, một hội đồng mà toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy cho người này người kia thì hội đồng đó chỉ có thể là hội đồng chuột và mãi mãi vẫn bị mèo ăn thịt

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. ĐỌC - HIỂU BÀI VĂN

    Đọc kĩ phần chú thích trong SGK

    Câu 1. Tóm tắt truyện:

    - Làng chuột họp để cùng bàn chuyện chống lại mèo.

    - Làng chuột tụ tập rất đông đủ và ông Cống đề ra một cách giải quyết thật hay là "đeo nhạc cho mèo" để mèo đi tới đâu, chuột cũng biết mà tránh.

    - Tuy nhiên đến khi thực hiện sáng kiến này thì làng chuột lại gặp phải một khó khăn cực lớn: cử ai để đeo nhạc cho mèo. Ông Cống tai to mặt lớn đã khéo léo từ chối nên tìm cách đùn đẩy cho chuột Nhắt. Nhắt lại đùn đẩy cho chuột Chù. Chù đành phải nhận.

    - Chù ì ạch mang nhạc tới gần mèo với tâm trạng hết sức lo sợ nên khi thấy mèo nhe nanh giương vuốt thì hồn vía bay lên mây, Chù quẳng cả nhạc đi mà chạy tháo thân làm cho cả làng chuột cùng chạy tán loạn.


    Câu 2. Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người "đeo nhạc cho mèo" rất đối lập nhau:

    - Lúc đầu do nổi giận mà chuột đã họp làng tìm cách chống lại mèo. Khí thế của làng chuột lúc mới họp có vẻ rất hăng hái, mạnh mẽ: đủ các loài chuột tề tựu đông đủ, ông Cống thì "lên giọng" bề trên mà đề ra phương cách chống mèo là "đeo nhạc cho mèo" để mèo hết đường rình mò và chuột dễ bề trốn tránh. Cả làng chuột nghe lời nói rất có lí của ông Cống thì dẩu mồm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận, rồi làng chuột xôn xao hớn hở hẳn lên.

    - Khi cử người đi đeo nhạc cho mèo thì cả hội đồng chuột im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe. Một không khí sợ hãi bao trùm tất cả. Khi ông Cống buộc phải đi thì ông Cống trong bụng rất hoảng hốt nhưng bên ngoài vẫn cố giữ vẻ bệ vệ và khéo léo đẩy cái việc khó khăn nguy hiểm chết người ấy cho chuột Nhắt. Nhắt lại khéo thoái thác mà giao cho chuột Chù.

    Rõ ràng là hai cảnh trên đã hoàn toàn đối lập nhau.


    Câu 3. Nhận xét về việc miêu tả các loại chuột trong truyện:

    - Cách miêu tả từng loại chuột thật sinh động, làm nổi bật được dáng vẻ và đặc điểm của mỗi loại; giọng văn miêu tả thể hiện tính hài hước, châm biếm:

    Anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca:

    Chuột Chù chê khỉ rằng hôi

    Khỉ rằng ba họ, tám đời mày thơm!

    Chú Nhắt thì có tính nhí nhắt.

    Ông Cống thì rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ, khi nói thì bệ vệ, lên giọng.

    Làng chuột được gọi là "làng dài răng".

    - Qua cách miêu tả trên ta thấy người kể chuyện cũng có ý dùng chuột để ám chỉ nhiều loại người trong xã hội cũ: ví dụ dùng hình ảnh chuột Cống bệ vệ kẻ cả, bản tính hèn nhát nhưng miệng lưỡi lại khéo chống chế, để ám chỉ bọn hương lý, chức sắc trong làng, dùng hình ảnh chuột Nhắt, chuột Chù để chỉ những kẻ thấp cổ, bé miệng, có địa vị thấp kém, lép vế trong xã hội.


    Câu 4. Trong cuộc họp của làng chuột, kẻ có quyền xướng việc và sai khiến người khác là ông Cống.

    Chuột Chù là kẻ phải nghe theo và phải đảm nhận việc khó khăn nguy hiểm.

    Như trên đã nói, truyện dùng lối ám chỉ để phê phán kẻ có quyền thế, địa vị cao trong làng xã Việt Nam ngày trước. Những kẻ này luôn ăn trên, ngồi trước, hách dịch và áp bức những người nghèo khó. Đó là một quan hệ xã hội bất công.


    Câu 5. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra một bài học là: Muốn làm một công việc khó khăn nào đó chớ có bám vào những tư tưởng viển vông mà đưa ra những kế hoạch không thể thực hiện được.


    Tóm tắt:

    Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.
    Thành ngữ: "Đeo nhạc cho mèo" ("Đeo chuông cho mèo", "Treo chuông cổ mèo“).

    II. LUYỆN TẬP

    Phân tích, đánh giá chuột Cống:

    Chuột Cống thuộc hạng bề trên trong làng chuột với vẻ oai vệ: rung rinh béo tốt; khi nói thì lên giọng kẻ cả; ý kiến đưa ra thì có vẻ sắc sảo được cả làng chuột đồng thanh ưng thuận; khi bị cử đi thực hiện sáng kiến "đeo nhạc cho mèo" thì trong lòng rất nao núng, lo sợ nhưng bề ngoài vẫn làm ra vẻ bệ vệ quyền uy rồi khéo léo dùng lời lẽ khôn ngoan mà đùn đẩy việc chết người cho anh Nhắt. Nhắt lại đẩy việc cho Chù. Ông Cống cũng đồng tình buộc Chù phải đi đeo nhạc cho mèo với lí lẽ mèo chẳng thèm vờn cái thứ chuột hôi hám.

    Tóm lại chuột cống luôn tỏ vẻ là kẻ bề trên, có học thức cao, có trí hiểu biết rộng, biết cách giải quyết việc chung, luôn làm ra vẻ bệ vệ oai phong mà thực chất thì hèn nhát, sự chết.

    Chú thích thêm:

    Sở dĩ là có cái điều đó xảy ra (vì...).
    Đồng thanh là cùng lên tiếng.
    Đại sự là việc lớn.
    Quả nhiên là đúng như đã nói trước (hoặc đoán trước, tính trước).
    Chạy tán loạn là chạy trốn về nhiều phía khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Tìm hiểu chung về bài Đeo nhạc cho mèo

    1. Khái niệm

    Truyện ngụ ngôn: Là một truyện kể dân gian, được kể bằng hình thức văn xuôi hoặc thơ. Truyện thường mượn những chuyện về loài vật, cây cối, hoa cỏ hoặc chính chuyện con người để nói một cách ẩn dụ, bóng gió về chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên những bài học làm người

    Đeo nhạc cho mèo là một trong những truyện trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam


    2. Tóm tắt truyện Đeo nhạc cho mèo

    Ngày xửa ngày xưa, tự bao giờ chuột đã luôn sợ mèo. Nhưng con giun xép lắm cũng quằn, họ hàng nhà chuột bèn họp nhau lại muốn tìm cách trị mèo. Ông chuột Cống đề ra giải pháp đeo nhạc cho mèo, chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc là họ hàng nhà chuột tránh xa được tai họa. Cả làng nhà chuột đồng thuận với ý kiến và quyết định cắt cử người đi đeo nhạc cho mèo. Nhưng cả làng nhà chuột cứ đùn đẩy nhau mãi. Ông chuột Cống thì đẩy chuột nhắt, chuột nhắt đẩy chuột chù. Cuối cùng, chuột chù đành phải đứng ra nhận tránh nhiệm nặng nề mà cả làng giao phó. Nhưng vừa nghe thấy tiếng mèo chuột chù liền vứt nhạc chạy về báo làng. Từ đó, không có ai nhắc gì tới việc đeo nhạc nữa. Họ hàng nhà chuột vẫn muôn đời sợ mèo.


    II. Hướng dẫn soạn bài Đeo nhạc cho mèo

    1. Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Lý do làng chuột họp: Muốn tìm ra cách đối phó với mèo.
    Cảnh làng chuột họp lúc đầu đầy khí thế, quyết tâm, không thiếu một ai
    Lúc cắt cử người đi “đeo nhạc cho mèo” thì cả họ hàng nhà chuột im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cá răng nào nhe. Tất cả viện cớ đùn đẩy nhau, thoái thách trách nhiệm.
    Kết quả của việc cử người: Chuột Chù với thân phận là đầy tớ của làng bị cả làng bắt đi thực hiện nhiệm vụ này. Chuột chù vừa nhìn thấy mèo nhe năng giương vuốt thì sợ quá vứt cả nhạc chạy về báo làng. Cà làng chuột sợ quá bỏ chạy, không còn ai nhắc tới cái nhạc nữa.

    2. Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Cảnh họ làng chuột lúc đầu và lúc cử người làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Nó được thể hiện ở những chi tiết

    Lúc đầu, khi đề xuất ý kiến “đeo nhạc cho mèo” cả làng nhất trí, gật đầu.
    Lúc cử người thực hiện, cả làng đùn đẩy, viện lý do đổ trách nhệm cho nhau, không khí căng thẳng khi không ai muốn nhận trách nhiệm về mình
    Qua đó ta có thể thấy, giữa lời nói và hành động có sự mâu thuẫn, điều đó cho ta thấy sự hèn nhác, sợ hãi của làng chuột. Nói thì dễ, thực hiện lại khó


    3. Câu 3 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Việc tả các loài chuột trong truyện ám chỉ về việc phân cấp những thứ bậc khác nhau trong xã hội: giàu, nghèo, sang, hèn…
    Mỗi một loài chuột mang những đặt tính khác nhau. Chuột Cống béo tốt, chuột nhắt láu tính, nhanh nhẩu. Anh chuột chù hiền lành, không biết cãi lí bị đẩy đi làm việc nguy hiểm…
    Từng loại chuột trong truyện tượng trưng cho một loại người trong xã hội. Những kẻ có chút quyền hành, vai vế trong xã hội luôn ức hiếp những kẻ có thân phận thấp bé, hiền lành hơn.


    4. Câu 4 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Trong cuộc họp của làng chuột, người có quyền sai khiến và xướng việc là người có địa vị, thế lực trong làng. Mà cụ thể trong truyện là chuột cống.
    Những việc khó khăn hơn được đùn đẩy cho những người có thân phận tôi tớ, thấp hèn hơn trong làng, mà ở đây là anh chuột Chù.


    5. Câu 5 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Mục đích chính của truyện Ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện, tính khả thi của khi thực hiện một công việc nào đó. Nếu chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn lên người khác chỉ là những kẻ ham sống sợ chết.


    III. Luyện tập bài Đeo nhạc cho mèo

    Phân tích, đánh giá tính cách ông chuột Cống

    Ở trong làng, ông là người có địa vị, chức tước. Trong cuộc họp chính ông là người đề xướng việc đeo nhạc cho mèo. Nhưng đến lúc phân người đi thực hiện thì ông lại đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Ta có thể thấy ông chuột Cống là người hèn nhát. Ông cho rằng cái công việc nhỏ nhoi kia không xứng đáng với địa vị của mình, một cách đùn đẩy trách nhiệm vô cùng khôn ngoan và khéo léo. Ta có thể nhận thấy, chuột cống là một kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một kẻ nhút nhác, sợ chết. Là đại diện tiêu biểu cho những kẻ cho chức sách trong xã hội khôn ngoan và xảo trả

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Đôi nét về tác phẩm Đeo nhạc cho mèo

    1. Thể loại: truyện ngụ ngôn

    - Truyện ngụ ngôn

    Hình thức: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
    Nội dung: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
    Mục đích: nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
    - Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo thuộc nhóm truyện mượn chuyện về loài vật để đưa ra bài học cho mọi người.ư


    2. Phương thức biểu đạt

    - PTBĐ chính là tự sự


    3. Tóm tắt văn bản Đeo nhạc cho mèo

    Chuột mãi nên chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ mèo để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng thấy cách hay nhưng ai cũng chối làm, có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời. Khi chuột chù đem nhạc đến gần mèo thì bị mèo dọa nhe nanh, giơ vuốt chạy về. Bởi thế đến tận giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.


    4. Bố cục văn bản Đeo nhạc cho mèo

    - Gồm 3 phần:

    Phần 1:Từ đầu → "để chống lại mèo": Lý do có cuộc họp của làng chuột

    Phần 2: "Thôi thì đủ mặt" → "lôi thôi gì nữa": Diễn biến buổi họp của làng chuột

    Phần 3: Phần còn lại: Kết quả việc thực hiện sáng kiến của buổi họp


    5. Giá trị nội dung văn bản Đeo nhạc cho mèo

    Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền.


    6. Giá trị nghệ thuật văn bản Đeo nhạc cho mèo

    - Cách miêu tả sinh động, cụ thể, hấp dẫn

    - Mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ, răn dạy con người


    Trả lời câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
    Tóm tắt truyện “Đeo nhạc cho mèo”:
    Từ xưa đến nay, chuột rất sợ mèo vì chuột hay bị mèo ăn thịt. Một hôm, cả làng chuột bàn nhau là sẽ đeo nhạc cho mèo, mèo đi đến đâu là ta sẽ biết đến đó. Nhưng lũ chuột không ai dám đeo nhạc cho mèo, đùn đẩy nhau. Đầu tiên, làng cử chuột Cống nhưng hắn cậy thế bề trên nên cử chuột Nhắt. Chuột Nhắt dùng lí lẽ của mình để đẩy nhiệm vụ sang cho chuột Chù. Chuột Chù cũng lấy lí do chậm chạp để không phải đeo nhạc cho mèo nhưng lại bị chuột Cống nói là hôi không ai thèm ăn thịt. Cuối cùng, chuột Chù phải nhận và kết quả là bị mèo dọa cho một trận sợ khiếp vía. Từ đó, chuột vẫn sợ mèo.

    Trả lời câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Cảnh họp làng lúc đầu.
    Lúc cử người đeo nhạc cho mèo.
    - Khí thế hăng hái: Tất cả đều đến đông đủ từ chuột Cống “rung rinh béo tốt” đến chuột Chù hôi hám đều có mặt.
    - Càng hăng hái hơn khi có ý tưởng “đeo nhạc cho mèo”: “Cả làng chuột nghe nói, dẩu mỗm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận”.
    - Cả làng chuột phấn khởi: “Con nào con nấy lao xao hớn hở”.
    - Không khí căng thẳng: khi hỏi là ai sẽ đeo nhạc cho mèo thì “cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe”.
    - Sự lo sợ khi chuột Cống, Nhắt đều có ý từ chối khéo.
    Nhận xét: Cảnh họp làng chuột với không khí đối lập ấy đã thể hiện sự viển vông của ý tưởng, sự hèn nhát của hội đồng chuột, nói thì giỏi nhưng làm không giỏi.

    Trả lời câu 3 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    * Truyện miêu tả rất sinh động các loại chuột. Dường như mỗi loài chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ.
    - Chuột Chù: địa vị thấp nhất, đặc điểm là “hôi thành câu ca, ụt ịt nói, ì ạch vác nhạc đi tìm mèo” nhưng cũng vô tích sự, thấy mèo thì hèn nhát bỏ chạy.
    - Chuột Nhắt: vai cao hơn một chút, láu lỉnh, đùn đẩy việc cho người khác.
    - Chuột Cống: vai cao nhất, oai vệ nhất. Ông là hình ảnh những kẻ giả dối, dùng cái vẻ sang trọng bên ngoài để che đậy sự tính toán hèn nhát bên trong.

    Trả lời câu 4 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    * Trong cuộc họp làng, người có quyền xướng việc và sai khiến là chuột Cống.
    * Người phải nghe theo và nhận những việc khó khăn là chuột Chù vì vừa hôi vừa chậm chạp.

    Trả lời câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Bài học rút ra của truyện “Đeo nhạc cho mèo”:
    - Truyện khuyên nhủ ta phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.
    - Truyện phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người khác.
    - Truyện cho ta thấy, trước mỗi sự việc cần biết suy xét, nghe thì thấy hay nhưng không biết có thực hiện được hay không đã đồng tình. Đến cuối cùng lại bắt buộc phải nhận.

    II. Luyện tập bài Đeo nhạc cho mèo lớp 6

    Chuột Cống là bậc trưởng thượng huênh hoang nhưng bản chất nhút nhát đẩy trách nhiệm khó khăn cho người khác. Luôn cho mình là kẻ bề trên, khởi xướng ý tưởng đeo nhạc cho mèo, cũng là người trốn tránh việc thực hiện việc nguy hiểm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |