Top 5 Bài soạn "Cuộc chia tay của những con búp bê" hay nhất

Phương Kem 356 0 Báo lỗi

Với top các bài soạn: "Cuộc chia tay của những con búp bê" hay nhất dưới đây, Toplist chúc các em có quá trình soạn bài thật tốt, để thuận tiện trong quá trình ... xem thêm...

  1. * Bố cục:


    - Đoạn 1 (Từ đầu ... hiếu thảo như vậy) : Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

    - Đoạn 2 (tiếp ... trùm lên cảnh vật) : Thủy chia tay lớp học.

    - Đoạn 3 (còn lại) : cảnh hai anh em chia tay.


    Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

    Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

    Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính.


    Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    a, Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi - ngôi kể thứ nhất

    + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc
    + Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

    b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

    - Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.


    Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    - Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:


    + Thủy vá áo cho anh

    + Thành chiều nào cũng đón em

    + Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

    + Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

    + Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo


    Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    - Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

    - Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

    - Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

    - Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.


    Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

    + Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa

    + Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

    →Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ


    Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

    + Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

    + Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

    - Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

    - Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

    →Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hẫng hụt của Thành.


    Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:


    - Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 1
    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 1

  2. Bố cục:


    - Đoạn 1 (Mẹ tôi, giọng khản đặc....hiếu thảo như vậy): Cảnh hai anh em chia đồ chơi

    - Đoạn 2 (Hay anh dẫn em đến trường một lát..... trùm lên cảnh vật): Thủy chia tay lớp học

    - Đoạn 3 (còn lại): Hai anh em chia tay nhau


    Tóm tắt:


    Thành và Thủy là ai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng vì bố mẹ li dị hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một ngả: Thủy về quê với mẹ, Thành ở lại với bố. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh gặp ác mộng chia cho anh con Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn mình lấy con Em Nhỏ. Thành dẫn em đến trường chia tay lớp học. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì có thể em sẽ không được đi học nữa, phải ra chợ ngồi bán hoa quả. Trước khi đi Thủy đột ngột thay đổi chủ ý em để lại con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không phải xa nhau như Thành và Thủy.


    Hướng dẫn soạn bài:


    Câu 1 (trang 26 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy

    Câu 2 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    a. câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất

    - Tác dụng: thể hiện sâu sắc những tâm tư tình cảm của nhân vật, làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho câu chuyện


    b. Tên truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cũng là cuộc chia tay giữa Thành và Thủy, nó gợi được ý nghĩa tình huống truyện mà tác giả muốn truyền đạt. Hai đứa trẻ ngây thơ, vô tội, hồn nhiên như những con búp bê nhưng vì lỗi của người lớn nên chúng phải rơi vào cảnh ngộ éo le, đau đớn này.


    Câu 3 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Các chi tiết chứng tỏ hai anh em Thành và Thủy rất mực yêu thương gần gũi, chia sẻ và luôn quan tâm tới nhau là:


    + Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh

    + Thành chiều nào cũng đón em đi học về, hai anh em nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện

    + Thủy căn dặn khi nào áo anh rách nhớ đưa cho mình vá

    + Hai anh em cứ nhường đồ chơi cho nhau. Thương anh không có ai gác đêm cho ngủ Thủy nhường lại cho anh con vệ sĩ


    Câu 4 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Lời nói và hành động của Thủy có mâu thuẫn đó là một mặt Thủy rất giận dữ, không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác vì thương anh, sợ anh không có ai gác đêm cho ngủ nên sau khi tru tréo lên giận dữ em đã vô cùng bối rối

    - Cách giải quyết duy nhất là gia đình chúng phải đoàn tụ

    - Kết thúc truyện Thủy đã để con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cắt

    - Cách kết thúc này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng vị tha, nhân hậu của Thủy, mong muốn cuộc chia tay này sẽ không diễn ra


    Câu 5 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Trong tác phẩm, chi tiết chia tay với lớp học làm cô giáo bàng hoàng đó là Thủy không được đi học nữa phải đi bán rau ở chợ vì nhà bà ngoại xa trường học. Thật không ngờ một cô bé còn nhỏ tuổi như vậy đã phải tự kiếm sống

    - Chi tiết cảm động nhất là tiếng thốt lên Trời ơi cùng khuân mặt tái lại, nước mắt dàn dụa của cô giáo


    Câu 6 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Thành thấy kinh ngạc vì trong khi cuộc sống ngoài kia vẫn bình thường như mọi ngày thế mà em và Thủy lại phải chịu sự mất mát, đổ vỡ quá lớn. Đây là diễn biến tâm lí được miêu tả chính xác, nó làm tăng thêm nỗi buồn bơ vơ, lạc lõng của nhân vật.


    Câu 7 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):


    - Điều mà tác giả muốn nhắn nhủ là: Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Hãy bảo vệ, trân trọng, giữ gìn nó, đừng để nó phải đổ vỡ.

    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 2
    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 2
  3. I. Đọc – hiểu văn bản:


    Câu 1. Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?


    - Truyện viết về cuộc chia tay giữa hai an hem Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn mà hai an hem mỗi người một ngả. Thủy về quê ngoại với mẹ, Thành ở lại với bố.

    - Cả hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính của câu chuyện.


    Câu 2.


    a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?


    - Chuyện kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện chính là Thành – là người trong cuộc phải chịu đựng nỗi đau chia li và chứng kiến tất cả những sự việc xảy ra.

    - Lựa chọn cách kể này mang đến những lợi thế:

    • Thế hiện sâu tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.
    • Tăng tính chân thực và sự thuyết phục của câu chuyện đối với bạn đọc

    -> Đây là câu chuyện do người trong cuộc kể lại.


    b. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?


    - Tên truyện tất nhiên phải liên quan đến ý nghĩa của câu chuyện. Bởi vì không có một tên truyện này lại không liên quan đến ý nghĩa của chuyện.


    - Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều ý nghĩa:


    • Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu.
    • Đằng sau những con búp bê ấy ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thủy cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai an hem đâu có tội tình gì thế mà cũng phải chia tay.
    • Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.


    Câu 3. Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai an hem Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.


    - Chia sẽ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:

    + Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.

    + Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.

    - Rất mực gần gũi thương yêu nhau:

    + Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

    + Chia đồ chơi. Thành “Anh cho em tất”, Thủy “Em để lại hết cho anh”, đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.

    + Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.


    Câu 4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì?


    - Sự mâu thuẫn của Thủy:

    + Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”

    = > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau.

    + Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”.

    = > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu” (Vũ Dương Quỹ)

    - Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau và con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa.

    - Cách giải quyết của Thủy:

    + Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

    + Ý nghĩa: Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa.


    Câu 5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?


    - Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:

    + Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”. “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán”.

    + Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.

    - Chi tiết làm em cảm động nhất: Em có thể lựa chọn chi tiết theo ý riêng của mình. Trong bài có những chi tiêt cảm động sau: - Chi tiết chúng ta vừa phân tích ở trên.

    - Chi tiết cô giáo và cả lớp cùng khóc khi biết Thủy không còn được đi học nữa.

    - Chi tiết Thủy đã trèo lên xe, nhưng bỗng em lại tụt xuống đi về phía đầu giường, đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ.


    Câu 6. Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.


    - Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người.

    + Ngoại cảnh tất cả vẫn rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “nắng vẫn vàng ươm”.

    + Nội tâm của hai anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn: sự đổ vỡ của gia đình, cõi lòng tan nát.

    - Tăng thêm sự bơ vơ, lạc lọng, cô đơn của hai tâm hồn trẻ thơ, nỗi đau không người chia sẽ, chỉ mình hai anh em chịu đựng.


    Câu 7. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? Em thử suy nghĩ và có thấy rằng đấy chính là ghi nhớ không?


    “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy”.

    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 3
    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 3
  4. I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:


    Văn bản khá dài, vì vậy các em cần kể tóm tắt cốt truyện theo 3 cảnh:

    - Cảnh hai anh em Thành, Thủy chia đồ chơi;

    - Cảnh Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn;

    - Cảnh hai anh em phải chia tay nhau.


    II. Đọc - hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK:


    1. Đọc kĩ văn bản để nắm được: Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?

    Truyện viết về cuộc chia lìa đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy.

    2. a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?


    Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng “tôi” trong truyện là người trong cuộc, là người trực tiếp chứng kiến các sự việc xảy ra và cùng chịu nỗi đau như em gái mình. Cách chọn ngôi kể này giúp tác giả dễ thể hiện sâu sắc những suy nghĩ nội tâm, những tình cảm và tâm trạng của nhân vật hơn. Ngoài ra, cách lựa chọn ngôi kể như vậy giúp làm tăng thêm tính chân thực của truyện và sức thuyết phục của truyện.

    b) Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?


    Hai anh em Thành và Thủy vốn là trẻ con, còn vô tư, hồn nhiên, chẳng làm nên tội tình gì cũng giống như những con búp bê xinh đẹp, ngộ nghĩnh dễ thương kia. Thế mà, do lỗi của người lớn để rồi hai anh em sớm phải rơi vào cảnh ngộ éo le. “Cuộc chia tay của những con búp bê” hay đó cũng là cuộc chia tay của Thành và Thủy. Cách đặt tên rất hay, đã gợi nên được tình huống và ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muôn thể hiện.

    3. Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.


    Hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau, điều đó thể hiện qua một số chi tiết sau:

    - Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
    - Thành chiều nào cũng đón em đi học về, hai anh em nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.
    - Hai anh em cứ nhường hết đồ chơi cho nhau khị buộc phải chia Thành dành hầu hết đồ chơi cho em gái. Nhưng Thủy thương anh: “không có ai gác đêm cho ngủ” nên lại nhường cho anh con vệ sĩ.
    - Thủy căn dặn ạnh, bao giờ áo rách nhớ đưa cho mình vá.

    4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì?


    Lời nói và hành động của Thủy mâu thuẫn ở chỗ, một mặt em giận dữ lên khi thấy Thành chia rẽ con Vệ sĩ và con Em Nhỏ; mặt khác, em vì thương anh nên đã bối rối sau khi “tru tréo lên”.
    Tình huống trớ trêu này. Đã gợi lên trong lòng người đọc sự ước mong phải chi hai anh em Thành và Thủy được đoàn tụ, phải chi cha mẹ đừng li dị. Chỉ có cách đó mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn trên.
    Kết thúc truyện, Thủy quyết định để lại cho Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cách. Chi tiết này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng đầy vị tha, nhân hậu, trong sáng của Thủy. Em biết thương anh, thương luôn cả những con búp bê, thà mình bị chia lìa chứ không để búp bê phải rơi vào cảnh ngộ như vậy. Ước gì cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy đừng xảy ra.


    5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?


    Chi tiết cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng là việc em cho biết em sẽ không được đi học nữa, phải ra chợ ngồi bán hoa quả, vì nhà bà ngoại xa. trường học. Cô không thể ngờ rằng một em bé mới có bấy nhiêu tuổi đầu mà phải đi kiếm sống.
    Trước sự việc như vậy, cô giáo thốt lên “Trời ơi!” mặt cô tái lại và nước mắt giàn giụa. Chi tiết ấy khiến em cảm động nhất, vì chính em cũng muốn rớt nước mắt theo cô

    6. Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.


    Thành cùng Thủy đang trong tâm trạng ngổn ngang, đau buồn, hơn nữa em vừa chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô giáo và các bạn. Vì thế, trong suy nghĩ chủ quan của Thành, thế giới cuộc đời này dường như tan vỡ tất cả. Cho nên, em “kinh ngạc” thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Chính khung cảnh bên ngoài, sự vật vẫn hoạt động bình thường như vậy đã làm tăng thêm nỗi bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện.


    7. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?


    Qua câu chuyện này, theo em có thể tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì để làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 4
    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 4
  5. I. VỀ TÁC PHẨM:


    Văn bản này được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng (xem thêm trong bài Cổng trường mở ra của Lí Lan). Vấn đề trọng tâm trong đó là quyền trẻ em – một trong những nội dung cơ bản mà các văn bản nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn 7 đề cập.

    Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.


    II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK:


    Câu 1. Đọc kĩ văn bản để nắm được: truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?

    Trả lời:


    Truyện viết về cuộc chia lìa đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy.


    Câu 2.

    a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?

    b. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?

    Trả lời:


    a.

    Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất - người anh. Người xưng “tôi” trong truyện là người trong cuộc, là người trực tiếp chứng kiến các sự việc xảy ra và cùng chịu nỗi đau như em gái mình. Cách chọn ngôi kể này giúp tác giả dễ thể hiện sâu sắc những suy nghĩ nội tâm, những tình cảm và tâm trạng của nhân vật hơn. Ngoài ra, cách lựa chọn ngôi kể như vậy giúp làm tăng thêm tính chân thực của truyện và sức thuyết phục của truyện.

    b.

    Hai anh em Thành và Thủy vốn là trẻ con, còn vô tư, hồn nhiên, chẳng làm nên tội tình gì cũng giống như những con búp bê xinh đẹp, ngộ nghĩnh dễ thương kia. Thế mà, do lỗi của người lớn để rồi hai anh em sớm phải rơi vào cảnh ngộ éo le. “Cuộc chia tay của những con búp bê” hay đó cũng là cuộc chia tay của Thành và Thủy. Cách đặt tên rất hay, đã gợi nên được tình huống và ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muốn thể hiện.


    3. Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.

    Trả lời:


    Hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau, điều đó thể hiện qua một số chi tiết sau:

    - Chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:

    + Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.

    + Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.

    - Rất mực gần gũi thương yêu nhau:

    + Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

    + Chia đồ chơi. Thành "Anh cho em tất", Thủy "Em để lại hết cho anh", đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.

    + Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.


    4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Có cách gì để giải quyết mâu thuẫn ấy không? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì?

    Trả lời:


    Lời nói và hành động của Thủy mâu thuẫn ở chỗ, một mặt em giận dữ khi thấy Thành chia rẽ con Vệ sĩ và con Em Nhỏ; mặt khác, em vì thương anh nên đã bối rối sau khi “tru tréo lên”.

    Tình huống trớ trêu này. Đã gợi lên trong lòng người đọc sự ước mong phải chi hai anh em Thành và Thủy được đoàn tụ, phải chi cha mẹ đừng li dị. Chỉ có cách đó mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn trên.

    Kết thúc truyện, Thủy quyết định để lại cho Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cách. Chi tiết này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng đầy vị tha, nhân hậu, trong sáng của Thủy. Em biết thương anh, thương luôn cả những con búp bê, thà mình bị chia lìa chứ không để búp bê phải rơi vào cảnh ngộ như vậy. Ước gì cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy đừng xảy ra.


    5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?

    Trả lời:


    - Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:

    + Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: "Em không dám nhận… Em không đi học nữa". "Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán".

    + Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.

    - Chi tiết làm em cảm động nhất:

    + Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng

    + Chi tiết cô giáo và cả lớp cùng khóc khi biết Thủy không còn được đi học nữa.

    + Chi tiết Thủy đã trèo lên xe, nhưng bỗng em lại tụt xuống đi về phía đầu giường, đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ.


    6. Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.

    Trả lời:


    Thành cùng Thủy đang trong tâm trạng ngổn ngang, đau buồn, hơn nữa em vừa chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô giáo và các bạn. Vì thế, trong suy nghĩ chủ quan của Thành, thế giới cuộc đời này dường như tan vỡ tất cả. Cho nên, em “kinh ngạc” thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Chính khung cảnh bên ngoài, sự vật vẫn hoạt động bình thường như vậy đã làm tăng thêm nỗi bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện.


    7. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?

    Trả lời:


    Qua câu chuyện này, theo em có thể tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì để làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.


    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 5
    Cuộc chia tay của những con búp bê - Bài 5




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |