Top 6 Bài soạn "Con chó Bấc" của G.Lân-đơn lớp 9 hay nhất
Giắc Lân-đơn là một nhà văn người Mỹ sinh năm 1876 và mất năm 1916. Đoạn trích "Con chó Bấc" được trích từ tác phẩm nổi tiếng "Tiếng gọi nơi hoang dã" sáng tác ... xem thêm...năm 1903 kể lại quãng thời gian chung sống của chú chó Bấc cùng với người chủ Thooc-tơn với biết bao kỷ niệm. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp, khiến Bấc cảm nhận được tình yêu thương ấm áp nhất trong cuộc đời. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Con chó Bấc" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp lại trong bài viết dưới đây.
-
I. Vài nét về tác giả
- G. Mô- pa- xăng (1850-1893) tên đầy đủ là Guy de Maupassant
- Quê quán: vùng Normandie ở miền Bắc nước Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1871, ông đến Paris làm một viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân
+ Từ năm 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục
+ Hoạt động văn chương của ông bắt đầu khoảng giữa thời gian từ 1871-1880, bắt đầu bằng những bài thơ
+ Trong khoảng 1880-1891, ông đã sáng tác thêm khoảng 300 truyện ngắn, trong đó có rất nhiều truyện xuất sắc như: Người đã khuất, Món tư trang, Cái thùng con, …
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp, thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986
2. Bố cục
- 4 phần:
+ Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi- mông
+ Phần 2: Xi- mông gặp bác Phi- líp
+ Phần 3: Bác Phi- líp đưa Xi- mông về nhà
+ Phần 4: Ngày hôm sau ở trường
3. Giá trị nội dung
- Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt và Phi- líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.Câu 1 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Phần 1 (từ đầu… mới khơi dậy lên được): khẳng định tình thương yêu đến tôn thờ, cuồng nhiệt cảu chú chó Bấc với người chủ Thooc- tơn
- Phần 2 (tiếp… hầu như biết nói đấy!): tình cảm của Thooc- tơn đối với Bấc
- Phần 3 (đoạn còn lại) tình cảm của Bấc dành cho Thooc-tơn
Câu 2 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Thooc-tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt con Bấc "như con cái của anh vậy"
+ Trong suy nghĩ và tình cảm, anh xem Bấc là người, đồng loại, bạn bè của anh
- Thooc-tơn là "ông chủ lý tưởng" của con chó Bấc, khác với những ông chủ chăm sóc chó vì lợi ích kinh doanh và nghĩa vụ
- Biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thooc-tơn: chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó
- Tình cảm biểu hiện ngay cả trong tiếng rủa "rủ rỉ bên tai" như "những lời nói nựng âu yếm"
- Thooc-tơn là ông chủ đặc biệt coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình
→ Đáng lí phải nói tới những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Nhưng tác giả nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với các con chó của anh nói chung và đối với con Bấc trước, mục đích làm sáng tỏ tình cảm của con chó Bấc đối với anh.
Câu 3 (trang 151 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tình cảm của chú cho Bấc được tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt.
+ Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm giữa Thooc-tơn và Bấc
+ Tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt cho thấy tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc vượt qua quan hệ chủ tớ thông thường
+ Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy"
+ Bấc vốn là con chó thông minh, hiểu cử chỉ của chủ nên nó đáp lại bằng tình cảm chân thành
- Cách biểu lộ tình cảm của Bấc khác thường.
+ Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ cho thấy tình cảm mãnh liệt dành cho Thooc- tơn
+ Lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo cách riêng
+ Sự giao cảm bằng ánh mắt với Thooc- tơn nói lên sự ngưỡng mộ, thành kính
- Phần cuối đoạn trích thể hiện tình cảm sâu hơn
+ Càng yêu chủ bao nhiêu, Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu
+ Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ" thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả
Câu 4 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La- Phông ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn
- "Qua lời kể của tác giảm dường như con chó Bấc biết suy nghĩ (trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy", "Bấc cảm thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy")
Bấc biết vui mừng và lo sợ ("Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch… làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là…")
- Bấc còn nằm mơ "ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.."
→ Tất cả thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, và lòng yêu thương loài vật của ông
Ý nghĩa - Giá trị
Qua trích đoạn này, học sinh thấy được những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời, phong phú khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
-
Câu 1 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a) Mở đầu, b) Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc, c) Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào.
Trả lời:
Bố cục bài văn: 3 phần
a) "... trong lòng Bấc”: Mở đầu
b) “Con người này... biết nói đấy”: tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
c) “Bấc có một kiểu...”: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Trong những đoạn trên, đoạn thứ ba dài hơn cả. Nhà văn ở đây chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với Thoóc-tơn.
Câu 2 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Cách cứ xử của Thoóc - tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc?
Trả lời:
- Thoóc-tơn cư xử vớĩ Bấc một cách khá đặc biệt. Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn xem Bấc như đồng loại, như bạn bè.
- Tuy là ông chủ của Bấc nhưng đây là một “ông chủ lí tưởng” vì các ông khác, theo nhà văn, chăm sóc Bấc chỉ là vì nghĩa vụ (nuôi thì phải chăm sóc) và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng).
- Mỗi lần thấy Bấc là Thoóc-tơn chào hỏi, nói chuyện tầm phào, nhất là túm lấy "đầu Bấc ghì chặt vào đầu anh, đảo đảo, lắc lắc, đồng thời khe khẽ thốt lên những lời nói nựng âu yếm, tiếng kêu trân trọng: "Trời ơi! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.
- Trước khi diễn tả cảnh của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yếu đến cuồng nhiệt”. Thiếu tình cảm ấy, sẽ không thể có " tình yêu thương thực sự nồng nàn” mà Bấc dành cho người chủ lí tưởng của mình sẽ được bộc lộ ở những trang miêu tả sinh động sau đó.
Câu 3 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực của tác giả khi viết đoạn văn này.
Trả lời:
- Có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn, nằm phục hàng giờ dưới chân anh mà hau háu quan sát nét mặt, ánh mắt. Có những lúc nó nằm bên cạnh hoặc đằng sau mà dán mắt vào mỗi cử động nhỏ, mắt ngời lên ánh sáng long lanh, lúc nào cũng bám gót chủ không dám rời xa một bước. Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều của chủ.
- Có lúc, quá vui sướng, nó bật đứng thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ. Đặc biệt, nó không hề đòi hỏi gì ở chủ cả.
- Tuy nhà văn không nhân cách hóa Bấc, không để nó nói tiếng người, nhưng ông như thấu hiểu sâu xa thế giới tâm hồn phong phú của Bấc.
Câu 4 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc.
Trả lời:
- Bấc biết suy nghĩ: "Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy!" Bấc không thấy có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy”. " Nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".
- “Bấc không muốn rời Thoóc-tơn ra một bước”.
- Bâc biết vui mừng mà cũng biêt lo sợ: “Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch, làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là..." " nó sợ Thoóc-tơn củng lại biến khỏi cuộc đời nó".
- Bấc còn biết nằm mơ: “Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ nó củng bị nỗi lo sợ ám ảnh”.
=> Đúng là nhà văn có óc quan sát và trí tưởng tượng tuyệt vời và đặc biệt là lòng yêu thương loài vật thật to lớn mới viết nên được những câu chữ cảm xúc như thế.
Tóm tắt
Bấc là một con chó bị bắt cóc đưa lên Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người chủ có lòng nhân từ đã cảm hóa Bấc. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con sói hoang.
Nội dung chính
Những nhận xét tinh tế của nhà văn khi viết về con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
-
* Tóm tắt văn bản:
Đoạn trích “Con chó Bấc” kể về tình cảm của Giôn Thoóc-tơn dành cho con chó Bấc cũng như tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn. Thoóc-tơn không chỉ cứu sống Bấc mà còn là một ông chủ lí tưởng của nó. Với Bấc, tình yêu thương của nó dành cho chủ được thể hiện qua sự tôn thờ. Nhà văn Giắc Lân-đơn đã có nững nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
* Bố cục:
3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến mới khơi dậy lên được): mở đầu
- Phần 2 (tiếp theo đến hầu như biết nói đấy!): Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc
- Phần 3 (Còn lại): Tình cảm của Bấc đối với Thoóc- tơn.
Đọc hiểu văn bản:
Câu 1 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây:
a) Mở đầu,
b) Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc,
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
Trả lời:
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần: (xem phần Bố cục)Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
Câu 2 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Cách cư xử của thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
Trả lời:
Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc chỉ là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (Thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm đối với Bấc: chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm “rủ rỉ bên tai”, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”. Những biểu hiện đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với những con vật của mình.
Câu 3 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
Trả lời:
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chỉ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình yêu thương của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cảm mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ. Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…” rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.
Câu 4 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Trả lời:
Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu La Phông-ten (một nhà văn viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng). Ông miêu tả con chó như nó vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy vậy, dường như ông đã “hiểu thấu” tâm hồn nó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động,… Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.
-
Kiến thức cơ bản
Tác giả
Giắc Lân-Đơ ( Jack London / 1876 - 1916) là một nhà văn Mĩ. Ông sinh ở Xan Phran-xít-xcô và đã từng trải qua một thời thơ ấu vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông vào học ở trường Đại học Bớc-cơ-li và bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng trên tờ báo sinh viên.
Giắc Lân-đơn nổi tiếng với các tác phẩm: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Mác-tin I-đơn (1909), Sói biển (1904), Gót sắt (1907)...
Tác phẩm
Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn. Trí tưởng tượng cực kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mỹ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.
Hướng dẫn Soạn bài con chó bấc chi tiết
Câu 1 - Trang 154 SGK
Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a) Mở đầu, b) Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc, c) Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào.
Trả lời
“Tình yêu thương... trong lòng Bấc”: Bác nhận rõ tình yêu thương của mình đối với Thoóc-tơn.
- “Con người này... Đằng ấy hầu như biết nói đấy!": Tình cảm của Thoóc-tơn. đối với Bấc.
- “Bấc có một kiểu biểu lộ... lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”: Tình cảm của Bắc đối với người chủ.
Đoạn thứ ba là đoạn dài nhất trong bài: nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của Bác đối với chủ.
Câu 2 - Trang 154 SGK
Cách cứ xử của Thoóc - tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc?
Trả lời
- Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt đối với Bấc, như thế chúng là con cái của anh vậy.
- Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc, nhưng anh còn là một ông chủ lí tưởng. Những người khác đều chăm nom nó xuất phát vì là nghĩa vụ hoặc vì lợi ích kinh doanh.
Riêng Thoóc-tơn đã yêu thương loài vật thật đặc biệt.
- Anh còn biểu hiện tình cảm đặc biệt đối với Bấc bằng những cử chỉ âu yếm, những lời rủ rỉ tâm tình. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lậu với chúng...; ..., những tiếng rủ rỉ bên tai là cho Bấc tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất.
- Tình cảm của Thoóc-tơn càng biểu hiện rõ rệt khi anh muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.
Nhà văn đã dành một đoạn nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc nhằm ca ngợi tình yêu thương loài vật của anh. Chính mỗi “chân tình” nồng đượm ấy đã trở thành sức hút mãnh liệt đối với Bấc, được diễn tả trong đoạn văn kế tiếp.
Câu 3 - Trang 154 SGK
Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực của tác giả khi viết đoạn văn này.
Trả lời
- Thoóc-tơn là ân nhân cứu mạng của Bấc, Bấc thường cảm nhận được cử chỉ âu yếm, những lời nói nựng của chủ. Nó cảm thấy vô cùng sung sướng, nên đã biểu lộ tình cảm bằng một “lối nói không bằng lời”: bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời...
- Có khi Bấc vờ cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu như là một cử chỉ vuốt ve.
- Lòng yêu thương thật sự và nồng nàn của Bấc còn biểu hiện qua ánh mắt: Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước lên nhìn mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt.
- Bấc lo canh cánh là phải xa Thoóc-tơn: Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Nỗi lo sợ ấy còn ám ảnh Bấc trong đêm, ngay trong giấc mơ: Những lúc ấy, nó vội vùng dây không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng ở đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ...
Những khía cạnh biểu hiện tình cảm của Bấc đối với chủ được miêu tả bằng sự quan sát, trí tưởng tượng tuyệt vời và xuất phát từ lòng yêu thương loài vật một cách sâu sắc của nhà văn.
Câu 4 - Trang 154 SGK
Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc.
Trả lời
Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu La Phông-ten (một nhà văn viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng). Ông miêu tả con chó như nó vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy vậy, dường như ông đã hiểu thấu "tâm hồn" con chó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Điều đó cho thấy ngòi bút kể chuyện tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết và kinh nghiệm sống của ông đối với loài vật.
-
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Giắc Lân-đơn (1876 - 1916) là một nhà văn Mĩ. Ông sinh ở Xan Phran-xi-xcô và đã từng trải qua một thời thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông vào học ở trường đại học Bơ-cơ-li và bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng trên tờ báo sinh viên.
Giắc Lân-đơn nổi tiếng với các tác phẩm : Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Sói biển (1904), Gót sắt (1907), Mác-tin I-đơn (1909),...
2. Con chó Bấc là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn. Trí tưởng tượng cực kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Đoạn trích có thể chia làm ba phần :
- Mở đầu (đoạn 1).
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (còn lại).
Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
Câu 2. Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc "như thể chúng là con cái của anh vậy", cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc chỉ là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.
Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (Thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm "rủ rỉ bên tai", trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !". Những biểu hiện đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với những con vật của mình.
Câu 3. Những sự việc hằng ngày diễn ra trong mốì quan hệ giữa Thoóc-tơn và Bấc được tác giả kể lại rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn thật đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường. Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy". Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi vui sướng, đến độ "tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất". Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn kêu lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chỉ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bâc đối với người chủ mang trong mình những tình cảm mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.
Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ..." rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.
Câu 4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung đối với bạn đọc còn ở ý nghĩa xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
Trong truyện, nhà văn không nhân hoá Bấc theo kiểu La Phông-ten (một nhà văn viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng). Ông miêu tả con chó như nó vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy vậy, dường như ông đã hiểu thấu "tâm hồn" nó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động,... Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.
-
I. Tìm hiểu tác phẩm Con chó Bấc Ngữ văn 9 tập 2
1. Tác giả:
Giắc Lân – đơn là nhà văn Mĩ. Ông được so sánh với Mác – xim Go – rơ – ki của Nga.
Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng,…
2. Tác phẩmVăn bản Con chó Bấc được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. Tác phẩm kể về Bấc là một con chó bị bắt cóc đưa lên Bắc cữ để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người chủ có lòng nhân từ đã cảm hóa Bấc. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con sói hoang.
II. Hướng dẫn soạn bài Con chó Bấc Ngữ văn 9 tập 2
1. Câu 1 trang 154 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Phần 1 (từ đầu... khơi dậy lên được) : Mở đầu nói về hoàn cảnh của Bấc khi đến với Thoóc-tơn.
Phần 2 (tiếp... như biết nói đấy) : Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.
Phần 3 (còn lại) : Tình cảm của Bấc với ông chủ.
Nhà văn muốn nói đến khía cạnh biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ của mình.2. Câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có những điểm đặc biệt là: Anh là người đã cứu sống Bấc, đồng thời đã cưu mang, coi Bấc như gia đình của mình: chào hỏi, cưng nựng, yêu thương chú hết mực
Nhà văn dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc trước khi diễn tả tình cảm của Bấc Vì: Nhà văn muốn cho người đọc thấy được Thoóc-tơn là một ông chủ tốt, nó khác hẳn với những ông chủ khác mà Bấc đã gặp trước đó. Để qua đó ta cảm nhận được, tình cảm của Bấc dành cho ông chủ mình là xứng đáng3. Câu 3 trang 154 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ được biểu hiện qua những khía cạnh như: Vờ cắn vào tay Thoóc-tơn như của chỉ vuốt ve, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng, nằm phục ở chân, mắt tỉnh táo, háo hức, ngước nhìn chủ, ám sát không rời chủ. Luôn lo sợ, ám ảnh sẽ mất Thoóc-tơn đột ngột (Không ngủ, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ).
Năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này là: Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế bằng tất cả giác quan và tình yêu của mình dành cho động vật.4. Câu 4 trang 154 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” con chó: nhà văn không nhân hóa miêu tả Bấc, không dùng những hình ảnh để biến Bấc trở nên khác biệt. Ông đứng ngoài quan sát, miêu tả con chó như nó vốn có, ông dường như có thể hiểu thấu “tâm hồn” con chó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động... (biết vui mừng và cũng biết lo sợ, ám ảnh, biết vờ cắn như là cử chỉ vuốt ve,...).