Top 6 Bài soạn Chuyện cổ tích về loài người (Ngữ văn 6 sách KNTT với CS) hay nhất

  1. Top 1 Bài tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài tham khảo số 6

Top 6 Bài soạn Chuyện cổ tích về loài người (Ngữ văn 6 sách KNTT với CS) hay nhất

Thai Ha 152 0 Báo lỗi

Xuân Quỳnh là một nhà thơ thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Một trong những tác phẩm ... xem thêm...

  1. * Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Một số truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài là:

    + Giê-hô-va sáng tạo ra con người (châu Âu)

    + Thần Pờ-rô-mê-tê sáng tạo ra con người (Hy Lạp)

    + Bản Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người (phương Đông), …

    - Các truyện có điểm kì lạ là đều giải thích nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo.


    Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Một số bài thơ viết về tình cảm gia đình như:

    LÀM ANH (Phan Thị Thanh Nhàn)

    Làm anh khó đấy

    Phải đâu chuyện đùa

    Với em gái bé

    Phải “người lớn” cơ.

    Khi em bé khóc

    Anh phải dỗ dành

    Nếu em bé ngã

    Anh nâng dịu dàng.

    Mẹ cho quà bánh

    Chia em phần hơn

    Có đồ chơi đẹp

    Cũng nhường em luôn.

    Làm anh thật khó

    Nhưng mà thật vui

    Ai yêu em bé

    Thì làm được thôi


    THƯƠNG ÔNG (Tú Mỡ)

    (Trích)

    Ông bị đau chân

    Nó sưng nó tấy

    Đi phải chống gậy

    Khập khiễng khập khà

    Bước lên thềm nhà

    Nhấc chân quá khó

    Thấy ông nhăn nhó

    Việt chơi ngoài sân

    Lon ton lại gần

    Âu yếm nhanh nhảu:

    - Ông vịn vai cháu

    Cháu đỡ ông lên!

    Ông bước lên thềm

    Trong lòng sung sướng

    Quẳng gậy cúi xuống

    Quên cả đớn đau

    Ôm cháu xoa đầu

    - Hoan hô thằng bé

    Bé thế mà khỏe

    Vì nó thương ông.


    * Đọc văn bản

    Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

    1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.

    - Một dòng thơ có 5 tiếng.


    2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

    + Trên trái đất trần trụi

    + Không dáng cây ngọn cỏ

    + Mặt trời cũng chưa có

    + Chỉ toàn là bóng đêm

    + Không khí chỉ màu đen

    Chưa có màu sắc khác.


    3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.

    + mặt trời nhô cao.

    + màu xanh cỏ cây bắt đầu có

    + cây cao bằng gang tay

    + có lá cỏ và hoa

    + hoa có màu đỏ

    + chim bấy giờ sinh ra

    + có tiếng hót của chim trong và cao

    + có gió truyền âm thanh

    + có sông, có biển

    + biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm

    + đám mây cho bóng rợp

    + có đường cho trẻ tập đi


    4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

    - Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo

    - Các sự việc:

    + cái bống, cái bang

    + cái hoa

    + cánh cò

    + vị gừng

    + vết lấm

    + đầu nguồn cơn mưa

    + bãi sông cát vắng ,…


    5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

    + mẹ cho con tình yêu và lời ru

    + mẹ bế bồng chăm sóc


    6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.

    + Chuyện con cóc nàng tiên

    Chuyện cô Tấm ở hiền

    Thằng Lý Thông ở ác …

    + Mái tóc bà thì bạc

    Con mắt bà thì vui

    Bà kể đến suốt đời

    Cũng không sao hết chuyện.


    7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.

    + Muốn cho trẻ hiểu biết

    Thế là bố sinh ra

    Bố bảo cho biết ngoan

    Bố dạy cho biết nghĩ


    8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

    + Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…


    * Sau khi đọc

    Nội dung chính:

    Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

    Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Những căn cứ để xác định văn bản “Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ” là:

    + Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.

    + Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.

    + Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ:

    “Từ cánh cò rất trắng

    Từ vị gừng rất đắng

    Từ vết lấm chưa khô

    Từ đầu nguồn cơn mưa

    Từ bãi sông cát vắng…”

    + Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng. Ví dụ:

    “Trời sinh ra/ trước nhất

    Chỉ toàn là/ trẻ con

    …..

    Màu xanh/ bắt đầu cỏ

    Màu xanh/ bắt đầu cây”


    Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:

    + mặt trời nhô cao.

    + màu xanh cỏ cây bắt đầu có

    + cây cao bằng gang tay

    + có lá cỏ và hoa

    + hoa có màu đỏ

    + chim bấy giờ sinh ra

    + có tiếng hót của chim trong và cao

    + có gió truyền âm thanh

    + có sông, có biển

    + biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm

    + đám mây cho bóng rợp

    + có đường cho trẻ tập đi

    → Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.


    Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ.

    + Cái bống cái bang vốn chỉ những em bé ngoan, chăm chỉ trong bài ca dao:

    “Cái bống là cái bống bang

    Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm

    Mẹ bống đi chợ đường trơn

    Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng”

    Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm ý nhắc nhở các em hãy là những người con hiếu thảo, biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ.

    + Cánh cò gợi nhớ đến bài ca dao:

    “Con cò mà đi ăn đêm

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

    Ông ơi ông vớt tôi nao

    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

    Có xáo thì xáo nước trong

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

    Cánh cò trắng biểu tượng cho người nông dân vất vả, một nắng hai sương kiếm ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn. Tuy hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc nhưng họ vẫn giữ tấm lòng trong sạch.

    + Vị gừng cay trong lời ru của mẹ gợi nhớ những câu ca dao:

    “Tay nâng chén muối đĩa gừng

    Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau

    Muối ba năm muối đang còn mặn

    Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

    Đôi ta nghĩa nặng tình dày

    Có xa nhau cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

    Người xưa đã mượn những đặc tính tự nhiên của gừng và muối để diễn tả tình nghĩa thủy chung, son sắt của con người. “Gừng càng già càng cay”, cũng giống như tình cảm yêu thương chân thành của con người sẽ càng trở nên mặn mà, đằm thắm qua thời gian. Bài ca dao nhắc nhở sự thủy chung trong tình vợ tình chồng.

    Những hình ảnh mẹ mang đến cho trẻ con qua lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,… Đó chính là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.


    Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Những câu chuyện cổ tích và điều bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện đó:

    + Tấm Cám, Thạch Sanh: Ước mơ về lẽ công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ bị quả báo.

    + Cóc kiện trời: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

    + Nàng tiên ốc, ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

    → Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho trẻ thơ những bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.


    Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Những nét riêng trong tình cảm mà bố dành cho trẻ:

    + Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì tình yêu của bố hiện qua sự truyền dạy những tri thức về thiên nhiên và cuộc sống.

    + Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương; Bà mang đến cho trẻ những bài học về triết lí sống nhân hậu, nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ.


    Câu 6 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Mái trường hiện lên với những hình ảnh rất đỗi thân thương, bình dị như chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo.

    - Chính nơi này, người thầy cùng với những phương tiện dạy học đơn sơ đã mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, … giúp trẻ trưởng thành hơn.


    Câu 7 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Bài thơ có nhan đề: “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc những liên tưởng về những câu chuyện ưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.


    Câu 8 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Bài thơ kể về nguồn gốc loài người với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo (giống như những truyện thần thoại và cổ tích) nhưng nhà thơ Xuân Quỳnh lại kể theo cách riêng: không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật được sinh ra là vì trẻ em; những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.

    - Sự khác biệt ấy thể hiện thông điệp nhà thơ muốn nhắn gửi:

    + Tới trẻ em: Hãy yêu thương những người thân trong gia đình bởi họ đã dành cho các em nhữn tình cảm tốt đẹp nhất. Tình cảm cần được thể hiện qua những lời nói, hành động, việc làm cụ thể, giản dị hàng ngày.

    + Tới các bậc làm cha mẹ: Hãy yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất bởi các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. Các em cần được sống trong môi trường tốt đẹp, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ để khôn lớn, trưởng thành.


    * Viết kết nối với đọc

    Bài tập (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

    Gợi ý:

    - Lựa chọn đoạn thơ yêu thích, xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ đó.

    - Hướng dẫn viết:

    + Câu mở đầu cần giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung của em về đoạn thơ.

    + Các câu tiếp theo thể hiện cảm xúc đối với các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

    Đoạn văn tham khảo:

    Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

    “Nhưng còn cần cho trẻ

    Tình yêu và lời ru

    Thế nên mẹ sinh ra

    Để bế bồng, chăm sóc

    Mẹ mang về tiếng hát

    Từ cái bống cái bang

    Từ cái hoa rất thơm

    Từ cánh cò rất trắng

    Từ vị gừng rất đắng

    Từ vết lấm chưa khô

    Từ đầu nguồn cơn mưa

    Từ bãi sông cát vắng…”

    Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ !

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Trước khi đọc

    1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    - Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Con rồng cháu tiên.

    - Sau mối duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng nở ra một trăm đứa con. Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi sinh cơ lập nghiệp, con cháu ngày một thêm đông đúc.


    2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Lời ru của mẹ

    Xuân Quỳnh

    Lời ru ẩn nơi nào

    Giữa mênh mang trời đất

    Khi con vừa ra đời

    Lời ru về mẹ hát

    Lúc con nằm ấm áp

    Lời ru là tấm chăn

    Trong giấc ngủ êm đềm

    Lời ru thành giấc mộng

    Khi con vừa tỉnh giấc

    Thì lời ru đi chơi

    Lời ru xuống ruộng khoai

    Ra bờ ao rau muống

    Và khi con đến lớp

    Lời ru ở cổng trường

    Lời ru thành ngọn cỏ

    Đón bước bàn chân con

    Mai rồi con lớn khôn

    Trên đường xa nắng gắt

    Lời ru là bóng mát

    Lúc con lên núi thẳm

    Lời ru cũng gập ghềnh

    Khi con ra biển rộng

    Lời ru thành mênh mông.


    Đọc văn bản

    Theo dõi (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Năm tiếng trong một dòng thơ.


    Hình dung (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Khi trẻ con được sinh ra thì trái đất trần trụi, không có cây cỏ, chỉ có bóng đêm.


    Hình dung (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Sau khi trẻ con được sinh ra thì mặt trời xuất hiện, có cây cỏ xanh, hoa đỏ, có tiếng chim, có sông biển, cá tôm,…


    Theo dõi (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ:

    - Đứa trẻ sinh ra, vạn vật xuất hiện (cây cối, hoa lá, chim, gió, mây, sông, biển, tôm cá,…)

    - Người mẹ được sinh ra để chăm sóc đứa trẻ.

    - Người bà được sinh ra để kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa.

    - Người bố được sinh ra để dạy bảo đứa trẻ.

    - Thầy giáo, trường học được sinh ra dạy dỗ con trẻ.


    Hình dung (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con thông qua lời ru tiếng hát, thông qua bế bồng.

    Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ:

    - Chuyện con cóc, nàng tiên

    - Chuyện cô Tấm ở hiền

    - Lý Thông ở ác


    Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Sự yêu thương chăm sóc mà bố dành cho con: dạy bảo biết ngoan, biết nghĩ, rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi xanh xa, trái đất tròn,…


    Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Khung cảnh mái trường thân yêu: có ghế bàn, có lớp trường, thầy giáo, bảng, chiếu, phấn,…


    Sau khi đọc

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

    - Mượn tự sự bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ.

    - Mỗi dòng có 5 tiếng, sắp xếp theo khổ và không giới hạn.

    - Sử dụng vần chân.

    - Ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.


    Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời:

    - Có ánh sáng mặt trời, cây cỏ, hoa lá, chim, sông biển,…

    - Xuất hiện màu sắc: xanh, đỏ, trắng,…

    - Có âm thanh: chim hót, làn gió, tiếng hát, câu chuyện kể,…

    - Có mẹ, bà, bố, trường lớp,…

    → Nâng đỡ, nuôi dưỡng trẻ con về thể chất, tâm hồn.


    Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ tình yêu thương của mẹ thông qua chăm sóc ân cần, qua lời ru. Nhắn nhủ về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,…


    Câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Bà đã kể:

    - Tấm Cám, Thạch Sanh: ước mơ về công bằng, người hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị.

    - Cóc kiện trời: sức mạnh đoàn kết.

    - Nàng tiên ốc, Ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng điều tốt đẹp.

    → Bài học triết lí sống nhận hậu, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.


    Câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Theo cách nhìn của trẻ thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ là sự hiểu biết về cuộc sống, trưởng thành về trí tuệ.

    Câu 6 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên qua những điều thân thương, bình dị như chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn… mang đến những bài học giúp trẻ thơ trưởng thành.


    Câu 7 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Nhan đề gợi cho em việc khai thác yếu tố tự sự, những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người để suy nguyên, giải thích mang màu sắc hoang đường.


    Câu 8 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    - Giống ở chỗ là có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Khác ở chỗ trẻ con được sinh ra trước, là trung tâm của vũ trụ, còn những người, sự vật còn lại sinh ra để che chở, bảo bọc, yêu thương giúp trẻ con trưởng thành.

    - Sự khác biệt ấy đem lại lời nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.


    Viết kết nối với đọc

    Đề bài (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Em thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Khung cảnh trái đất chỉ có toàn trẻ em mang đến cho em sự sợ hãi. Khi mà không có cây cối hay thậm chí một ai khác. Toàn không gian được bao trùm bởi một màu đen huyền bí. Mọi thứ đều trần trũi, không có ai bảo vệ, che chở cho đứa trẻ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các truyện cổ tích hoặc thần thoại, truyền thuyết mà em đã nghe hoặc đã đọc.

    Lời giải chi tiết:

    - Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

    - Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.


    Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.

    Phương pháp giải:

    Chọn bài thơ viết về tình cha, tình mẹ hoặc tình cảm bà cháu, anh em.

    Lời giải chi tiết:

    - Trích đoạn bài thơ Con cò – Chế Lan Viên:

    Con còn bế trên tay

    Con chưa biết con cò

    Nhưng trong lời mẹ hát

    Có cánh cò đang bay:

    "Con cò bay la

    Con cò bay lả

    Con cò Cổng Phủ

    Con cò Đồng Đăng..."

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

    "Con cò ăn đêm

    Con cò xa tổ

    Cò gặp cành mềm

    Cò sợ xáo măng..."

    Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ

    Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

    Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

    Con chưa biết con cò con vạc

    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

    Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân


    Phần II

    Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

    Phương pháp giải:

    Xét về hình thức của văn bản.

    Lời giải chi tiết:

    Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

    - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

    - Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật

    - Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.


    Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

    Phương pháp giải:

    Đọc toàn bài thơ và tìm ý.

    Lời giải chi tiết:

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời:

    - Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.

    - Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.

    - Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.

    - Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.


    Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).


    Câu 4 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về bà.

    Lời giải chi tiết:

    - Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cô Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".

    - Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.


    Câu 5 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về bố.

    Lời giải chi tiết:

    Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn, thế giới có vô vàn điều mới lạ đợi trẻ em khám phá. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn.


    Câu 6 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn cuối và tìm ý.

    Lời giải chi tiết:

    - Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.

    - Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn.


    Câu 7 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ nhan đề, xét theo ý nghĩa, hình thức văn bản và trình bày suy nghĩ.

    Lời giải chi tiết:

    Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.


    Câu 8 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các truyện cổ tích, truyền thuyết cũ và đưa ra nhận xét.

    Lời giải chi tiết:

    - Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết:

    + Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lí giải tổ tiên của dân tộc.

    + Chuyện cổ tích về loài người lí giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên. Mọi chi tiết đều thể hiện tình yêu và ý nghĩa của từng sự vật ở trên đời, từ đó cho thấy sự sống của mỗi con người là thiêng liêng và quý giá.

    - Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.


    VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một đoạn thơ mình yêu thích nhất và viết.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Phần I

    Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các truyện cổ tích hoặc thần thoại, truyền thuyết mà em đã nghe hoặc đã đọc.

    Lời giải chi tiết:

    - Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

    - Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.


    Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Chọn bài thơ viết về tình cha, tình mẹ hoặc tình cảm bà cháu, anh em.

    Lời giải chi tiết:

    - Trích đoạn bài thơ Con cò – Chế Lan Viên:

    Con còn bế trên tay

    Con chưa biết con cò

    Nhưng trong lời mẹ hát

    Có cánh cò đang bay:

    "Con cò bay la

    Con cò bay lả

    Con cò Cổng Phủ

    Con cò Đồng Đăng..."

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

    "Con cò ăn đêm

    Con cò xa tổ

    Cò gặp cành mềm

    Cò sợ xáo măng..."

    Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ

    Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

    Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

    Con chưa biết con cò con vạc

    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

    Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

    Phần II

    Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Xét về hình thức của văn bản.

    Lời giải chi tiết:

    Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

    - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ).

    - Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật.

    - Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.


    Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc toàn bài thơ và tìm ý.

    Lời giải chi tiết:

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời:

    - Sự vật:

    + Mặt trời nhô cao

    + Cỏ cây bắt đầu sống dậy

    + Chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót

    + Gió thổi những làn gió mát lành

    + Sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm

    + Mây xuất hiện che bóng cho trẻ

    + Đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.

    - Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.

    - Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.

    - Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.


    Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    Món quà tình cảm chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.


    Câu 4 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về bà.

    Lời giải chi tiết:

    - Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cô Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".

    - Những điều mà bà muốn gửi gắm: bà mong bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, lương thiện.


    Câu 5 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ nói về bố.

    Lời giải chi tiết:

    Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời.


    Câu 6 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn cuối và tìm ý.

    Lời giải chi tiết:

    - Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.

    - Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn.


    Câu 7 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ nhan đề, xét theo ý nghĩa, hình thức văn bản và trình bày suy nghĩ.

    Lời giải chi tiết:

    Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.


    Câu 8 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các truyện cổ tích, truyền thuyết cũ và đưa ra nhận xét.

    Lời giải chi tiết:

    - Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt:

    + Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lý giải tổ tiên của dân tộc.

    + Chuyện cổ tích về loài người lý giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên.

    - Bài thơ truyền tải thông điệp sâu sắc, hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em, để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.


    VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một đoạn thơ mình yêu thích nhất và viết.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ là đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Từ những dòng thơ tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đã dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Câu 1 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

    Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

    Viết theo thể thơ 5 chữ: mỗi dòng thơ (câu thơ) gồm 5 tiếng, vài dòng thơ sẽ tạo thành một khổ thơ
    Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu, hình ảnh
    Dùng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ...
    Nội dung: kể lại, miêu tả, tái hiện lại về sự xuất hiện của loài người trên thế giới này, từ đó giúp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: sự yêu thương, quan tâm dành cho những đứa trẻ, con người


    Câu 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

    Trong tưởng tượng của nhà thơ thế giới đã biến đổi như sau:

    Mặt trời nhô cao cho trẻ con nhìn rõ
    Xuất hiện nhiều màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa
    Vang lên tiếng hót của chim cho trẻ con nghe
    Sông bắt đầu làm sông để cho trẻ em tắm
    Biển sinh cá tôm cho trẻ con ăn, sinh cánh buồm cho trẻ con đi khắp
    Đám mây che bóng nắng cho trẻ con đi lại
    Con đường hình thành cho trẻ con tập đi
    Có mẹ để yêu thương, bồng bế, chăm sóc trẻ em
    Có bà để kể chuyện cho trẻ em nghe
    Có bố để dạy những điều tuyệt vời cho trẻ con
    Có trường học, bàn ghế, thầy cô, phấn bảng... để dạy cho trẻ em


    Câu 3 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

    Những món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến cho trẻ: tình yêu và lời ru


    Câu 4 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

    - Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác

    - Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là:

    Chuyện con cóc: dạy về sự đoàn kết
    Chuyện nàng tiên (nàng tiên ốc): biết chia sẻ, quan tâm, báo đáp người khác
    Chuyện cô Tấm (Tấm Cám), chuyện thằng Lý Thông (Thạch Sanh): dạy trẻ con phải sống tốt, không làm điều gian ác, phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống


    Câu 5 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

    Theo các nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ khác mẹ như sau:

    Mẹ: dành cho trẻ tình yêu thương, bao dung, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp về thế giới tâm hồn
    Bố: dành sự yêu thương cho trẻ, nuôi dạy trẻ những kiến thức bổ ích, cần thiết cho cuộc sống, bồi dưỡng thế giới tri thức cho trẻ


    Câu 6 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

    Em thấy hình ảnh lớp và thầy giáo hiện lên vô cùng mộc mạc và giản dị. Bởi đó là nơi bắt đầu, khởi nguồn của tri thức. Ở đó, trẻ sẽ được học tập, rèn luyện những điều tuyệt vời, bổ ích để trưởng thành hơn.


    Câu 7 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

    Nhan đề gợi cho em một cách hiểu mới, suy nghĩ mới về nguồn gốc loài người. Yếu tố "cổ tích" sẽ đem đến những chi tiết, cách lý giải thú vị và hấp dẫn, khác lạ so với cách lý giải của khoa học.


    Câu 8 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

    - Điểm khác về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của Xuân Quỳnh so với điều em đã biết:

    Theo lời thơ Xuân Quỳnh: trẻ em có trước, rồi mới có bố, mẹ, bà, cây cối, chim muông, mây trời, sông biển, trường học...
    Theo điều em biết: thiên nhiên như cây cối, biển, sông, mây trời, chim muông có trước, rồi có những con người đầu tiên là cha, mẹ và sinh ra trẻ con sau.
    - Sự khác biệt ấy, giúp:

    Có thêm cách lý giải thú vị về nguồn gốc loài người
    Đề cao, khẳng định sự quan trọng, ý nghĩa, vai trò của trẻ con đối với cuộc sống này
    Thôi thúc mọi người dành nhiều sự quan tâm hơn đối với trẻ con, bởi trẻ con có rất nhiều nhu cầu về học tập, vui chơi, yêu thương... cần chú ý đến


    Viết kết nối với đọc

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

    Học sinh tham khảo các đoạn văn sau:

    Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ ba. Tuy không dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cò, vị gừng, cơn mưa, bãi sông… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình thương ấm áp ấy.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Sau khi đọc

    1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

    2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

    3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

    4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

    5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

    6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

    7. Nhan đề Chuyện cổ tích và loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

    8. Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

    Hướng dẫn giải:
    1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

    Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

    Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.


    2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.


    3. Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).


    4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác". Đó là những câu chuyện mà bà kể đến suốt đời cũng không bao giờ hết được. Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xa ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.


    5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Trẻ em ngoài được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ, còn cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dậy dỗ của bố. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn.


    6. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chưng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.


    7. Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.


    8. Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết. Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.


    Viết kết nối với đọc

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

    Hướng dẫn giải:
    Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

    Nhưng còn cần cho trẻ

    Tình yêu và lời ru

    Cho nên mẹ sinh ra

    Để bế bồng chăm sóc

    Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

    Mắt trẻ con sáng lắm

    Nhưng chưa thấy gì đâu!

    Mặt trời mới nhô cao

    Cho trẻ con nhìn rõ

    Màu xanh bắt đầu cỏ

    Màu xanh bắt đầu cây

    Cây cao bằng gang tay

    Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |