Top 6 Bài soạn Chuyện cổ nước mình (Ngữ văn 6 Sách KNTT với CS) hay nhất

Thai Ha 127 0 Báo lỗi

Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện ... xem thêm...

  1. * Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Một số câu chuyện cổ mà em biết là:

    + Cây tre trăm đốt

    + Cây khế

    + Tấm Cám

    + Sự tích trầu cau

    + Sự tích hồ Ba Bể

    + Đẽo cày giữa đường

    ….


    Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Những nhân vật trong các câu chuyện mà em thích là: ông bụt, cô Tấm, anh Khoai, … Vì đó là những người có nhiều phép thuật hoặc tốt bụng, xinh đẹp, hiền lành hay giúp đỡ người khác, …

    * Đọc văn bản

    Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

    1. Hình dung: Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.

    + Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

    + Như con sông với chân trời đã xa

    * Sau khi đọc

    Nội dung chính:

    Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

    Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Bài thơ được viết theo thể lục bát.

    - Dấu hiệu nhận biết:

    + Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.

    + Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.

    Ví dụ:

    “Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì gặp người tiên độ trì

    Mang theo chuyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …

    Hiền – tiên , trì – đi – thì

    + Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.

    Ví dụ:

    “Ở hiền / thì lại / gặp hiền

    Người ngay thì gặp / người tiên độ trì

    Mang theo / chuyện cổ / tôi đi

    Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …

    + Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.


    Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:

    + Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)

    + Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)

    + Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)


    Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

    → Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .


    Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Nghĩa của hai dòng thơ:

    + “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.

    + “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.

    → Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.

    - Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …


    Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Hai dòng thơ:

    “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

    Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...

    - Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:

    + Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

    + Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

    + Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.


    Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:

    + “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.

    Viết kết nối với đọc

    Bài tập (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    “Đời cha ông với đời tôi

    Như con sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”

    Gợi ý:

    - Đoạn thơ đã khơi gợi trong em những tình cảm gì đối với những câu chuyện cổ?

    - Trong 2 dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ đó đã mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?

    - Vì sao tác giả lại khẳng định những câu chuyện cổ giúp ta gặp lại ông cha, thấy được diện mạo tinh thần của những thế hệ đi trước?

    - Em có cảm nhận gì về giọng điệu của đoạn thơ?

    Đoạn văn tham khảo:

    Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Trước khi đọc

    1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Tấm Cám, Thạch Sanh,…


    2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Em thích cô Tấm vì cô là người hiền hậu, dám đấu tranh giành lại hạnh phúc của bản thân.

    Đọc văn bản

    Hình dung (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    - Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

    - Qua những câu chuyện mang màu sắc cổ tích, hoang đường.

    - Những bài học triết lí sống mà cha ông để lại.


    Sau khi đọc

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Bài thơ được viết theo thể lục bát:

    - Cứ một cặp câu lục bát (6 – 8) nối tiếp nhau.

    - Gieo vần đúng.

    - Nhịp chẵn.


    Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    - Tấm Cám (Thị thơm… áo cơm cửa nhà)

    - Đèo cày giữa đường (Đèo cày… chẳng ra việc gì)

    - Sự tích trầu cau (Đậm đà… nặng sâu tình người)

    - Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh,… (Ở hiền… tiên độ trì)


    Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Vẻ đẹp tình người: nhân hậu, sâu xa, yêu thương, hiền lành, công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, đa mang,…


    Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Hai dòng thơ là sự thấu hiểu tình cảm sâu lắng mà cha ông gửi gắm qua những câu chuyện cổ của tác giả. Qua những giá trị tinh thần văn hóa, ta thấy được đời sống vật chất, tình thần, tâm hồn, quan niệm nhân sinh,… của cha ông.


    Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Hai dòng thơ trên gợi ra những bài học cuộc sống mà cha ông truyền qua chuyện cổ là để dành cho thế hệ mai sau noi theo mà thực hiện: nhân ái, trí tuệ. có chính kiến riêng của bản thân,…


    Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Vì những bài học về con người, cách sống trong câu chuyện cổ vẫn luôn rạng ngời, còn nguyên giá trị đến tận bây giờ, giúp thế hệ mai sau vượt qua những khó khăn, thử thách.


    Viết kết nối với đọc

    Đề bài (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

    Ở hai dòng thơ đâu, tác giả đã nói rõ khoảng cách thế hệ của chúng ta với cha ông. Đó là một khoảng cách không chỉ địa lí mà còn thời gian rất xa như con sông với chân trời. Thế nhưng, chuyện cổ vẫn còn luôn thiết tha để lại những bài học giá trị. Không chỉ là cách đối nhân xử thế chúng còn tô đậm những nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam. Và qua đó, chúng ta còn cảm nhận rõ, ghi sâu những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. I. Trước khi đọc

    1. Tác giả

    - Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

    - Quê ở Quảng Bình.

    - Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

    - Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.


    2. Trả lời câu hỏi trong SGK

    (1) Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

    Một số câu chuyện cổ như: Chuyện quả bầu, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Cây tre trăm đốt, Sọ dừa

    (2) Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

    Các nhân vật yêu thích: Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa…
    Lý do: Đây đều là những nhân vật thông minh, dũng cảm và tốt bụng…

    II. Đọc văn bản

    1. Tình yêu thương mênh mông, triết lí niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng:

    Tôi yêu truyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì


    2. Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” - khó khăn, thử thách trong cuộc sống:

    Mang theo truyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi


    3. Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp:

    Chỉ còn truyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.


    4. Chuyện cổ nước mình còn ẩn chứa những bài học đạo lý quý giá cho con người:

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

    Tôi nghe truyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.


    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

    Nhưng bao truyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

    Chăm chỉ siêng năng làm lụng.
    Có trí tuệ, có chính kiến của bản thân.
    Coi trọng tình nghĩa sâu nặng.
    => Bài thơ giản dị mà sâu sắc.


    III. Sau khi đọc

    1. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

    - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

    - Dấu hiệu: Các câu thơ 6 chữ - 8 chữ nối tiếp tạo thành một bài thơ.


    Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

    - Ở hiền thì lại gặp hiền: Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt…

    - Thị thơm thì giấu người thơm: Tấm Cám

    - Đẽo cày theo ý người ta: Đẽo cày giữa đường.

    - Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích trầu cau.


    Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

    - Tình yêu thương bao la giữa con người: Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

    - Khát vọng cuộc sống công bằng: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.


    Câu 4. Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên.
    Tình cảm yêu mến dành cho câu chuyện cổ nước mình, cùng với đó là niềm tự hào khi chuyện cổ giúp con người hiểu rõ hơn về thế hệ trước.

    Câu 5.

    Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

    Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

    Truyện cổ chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc, gửi gắm lời dặn dò của ông cha để thế hệ mai sau trở nên tốt đẹp hơn.


    Câu 6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

    Những câu chuyện cổ tuy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng những bài học để lại thì vẫn còn nguyên giá trị mới mẻ với cuộc sống hiện đại.


    2. Viết kết nối với đọc

    Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Đời cha ông với đời tôi

    Như con sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

    Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Phần I

    Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

    Phương pháp giải:

    Các em tự trả lời theo hiểu biết riêng mỗi người.

    Lời giải chi tiết:

    Em biết những câu chuyện cổ của nước ta như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…


    Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các phẩm chất của nhân vật trong truyện em vừa kể.

    Lời giải chi tiết:

    - Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

    - Vì họ sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, sống với lòng hiếu thảo, tình yêu tha thiết, mạnh mẽ đứng lên chống lại cái ác, cái xấu và sự chung thuỷ.


    Phần III

    Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

    Phương pháp giải:

    Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca.

    - Dấu hiệu nhận biết:

    + Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

    + Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.


    Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

    - "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

    - "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám

    - "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.


    Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là:

    - Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

    Ví dụ:

    + Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp, vợ hiền (Truyện "Cây tre trăm đốt”).

    + Người em cần cù được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế").

    + Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

    - Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau".


    Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ trên và trả lời câu hỏi.

    Lời giải chi tiết:

    Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lí làm người. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.


    Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dậy cũng vì đời sau

    Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy có trong truyện cổ của cha ông. Đó là những lời dạy thấm đẫm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ mà anh hùng, kinh tế chưa phát triển rực rỡ mà lòng người thì bao la nghĩa tình. Truyện cổ chính là lời dạy quý báu của cha ông dành cho con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.


    Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại những lời thơ và đưa ra đáp án phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    Với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" vì trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.


    VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Đời cha ông với đời tôi

    Như cong sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và trình bày cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Đời cha ông với đời tôi là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh công sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha" nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta, chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Phần I

    Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Các em tự trả lời theo hiểu biết riêng mỗi người.

    Lời giải chi tiết:

    Những câu chuyện cổ của nước ta mà em biết: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…


    Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các phẩm chất của nhân vật trong truyện em vừa kể.

    Lời giải chi tiết:

    - Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

    - Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của người lao động hiền lành.


    Phần III

    Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát.

    - Dấu hiệu nhận biết:

    + Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

    + Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.


    Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ:

    - "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

    - "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám

    - "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.


    Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là:

    - Tình thương người bao la và triết lý về niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

    Ví dụ:

    + Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được người vợ thảo hiền (Cây tre trăm đốt).

    + Người em cần cù được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc (Cây khế).

    + Thạch Sanh được Tiên "độ trì" nên có võ nghệ cao cường, lắm phép thần thông biến hóa, giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua.

    - Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lý làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua.


    Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ trên và trả lời câu hỏi.

    Lời giải chi tiết:

    Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lý làm người.


    Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy thấm đượm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ anh hùng mà cha ông đã truyền lại


    Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại những lời thơ và đưa ra đáp án phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    Với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" vì trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị.


    VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Đời cha ông với đời tôi

    Như cong sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và trình bày cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Hình ảnh "đời cha ông" với "đời tôi" muốn nói tới hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể khác, con người đổi thay nhưng ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha" nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Phần I

    Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Các em tự trả lời theo hiểu biết riêng mỗi người.

    Lời giải chi tiết:

    Những câu chuyện cổ của nước ta mà em biết: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…


    Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các phẩm chất của nhân vật trong truyện em vừa kể.

    Lời giải chi tiết:

    - Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

    - Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của người lao động hiền lành.


    Phần III

    Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát.

    - Dấu hiệu nhận biết:

    + Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

    + Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.


    Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ:

    - "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

    - "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám

    - "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.


    Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là:

    - Tình thương người bao la và triết lý về niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

    Ví dụ:

    + Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được người vợ thảo hiền (Cây tre trăm đốt).

    + Người em cần cù được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc (Cây khế).

    + Thạch Sanh được Tiên "độ trì" nên có võ nghệ cao cường, lắm phép thần thông biến hóa, giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua.

    - Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lý làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua.


    Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ trên và trả lời câu hỏi.

    Lời giải chi tiết:

    Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lý làm người.


    Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ hai dòng thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy thấm đượm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ anh hùng mà cha ông đã truyền lại


    Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại những lời thơ và đưa ra đáp án phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    Với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" vì trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị.


    VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

    Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Đời cha ông với đời tôi

    Như cong sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và trình bày cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Hình ảnh "đời cha ông" với "đời tôi" muốn nói tới hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể khác, con người đổi thay nhưng ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha" nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |