Top 6 Bài soạn Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) (Ngữ Văn 10) hay nhất
Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp ... xem thêm...được những bài soạn Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
-
Bố cục
- Phần 1 (4 câu đầu): quy luật cuộc sống
- Phần 2 (còn lại): quan niệm nhân sinh cao đẹp
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: quy luật sinh hóa của tự nhiên, con người, vạn vật trong vũ trụ không bao giờ bất biến
+ Sự sống là một vòng luân hồi
+ Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu câu, dù vẫn nói được quy luật biến đổi nhưng sự vận động theo quy luật
Nhưng câu thơ cuối đã đảo ngược trật tự tuần hoàn trong tự nhiên: xuân tới, xuân hoa, hoa nở, hoa tàn.
Câu 2 (Trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu ba và câu bốn nói lên quy luật đời người: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo.
+ Con người trải qua thời gian sẽ tới tuổi già
+ Thời gian vẫn trôi chảy không ngừng dù con người có già đi
- Cuộc đời con người được ví như ảo ảnh
→ Hai câu thơ cuối là sự bâng khuâng tiếc nuối bởi thời gian tạo hóa vô tận, còn đời người thì ngắn ngủi
Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Tác giả mượn thiên nhiên nói tới quan niệm triết lý của Phật giáo: con người khi hiểu được chân lí và quy luật thì sẽ vượt lên trên lẽ sinh diệt thông thường.
+ Thiền sư khi đắc đạo về cõi niết bàn, không sinh, không diệu như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn
+ Tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên để nói tới quan niệm trong đạo Phật, con người giác ngộ sẽ vượt lên lẽ sinh diệt thường tình
→ Câu thơ cuối không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau, hình tượng hoa mai là biểu tượng cho ý niệm niết bàn của Phật giáo.
Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập:
+ Mở đầu bằng hình ảnh hoa nở, hoa tàn sau đó, kết thúc bài thơ hình ảnh xuân tàn nhưng nổi bật hình ảnh “chi mai”- nhành mai.
- Từ ngữ làm nên tính chất khẳng định của câu kết:
+ “Nhất chi mai”: hình ảnh hoa mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người vượt trên khó khăn. Cũng như sự giác ngộ trong nhận thức của con người
- Tâm trạng nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian
-
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Hai câu thơ đầu nói lên quy luật hóa sinh của tự nhiên. Đó là quy luật tuần hoàn, quy luật sinh trưởng của tự nhiên.
=> Theo quan điểm nhà Phật, sự sống luôn là một vòng quay luân hồi vận hành liên tiếp.
- Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoàn biến đổi nhưng không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Câu thơ 3, 4 nói lên quy luật đời người – quy luật: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm của đạo Phật.
- Tâm trạng của tác giả: bâng khuâng, nuối tiếc.
- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy:
+ Tác giả nhận thức được quy luật hóa sinh của tự nhiên.
+ Thời gian của vũ trụ mênh mông, vô hạn còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.
+ Tuổi trẻ qua đi và tuổi già ắt đến, cuộc đời cũng như ảo ảnh.
Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Hai câu cuối không phải là thơ tả thiên nhiên.
- Nội dung ý tứ của hai câu cuối không mâu thuẫn với nhau. Vì:
+ Nhà thơ mượn thiên nhiên để nói lên quy luật luân hồi
+ Hai câu thể hiện triết lí Phật giáo: khi nắm được đạo (quy luật sinh – tử) con người sẽ trở nên lớn lao, có sức mạnh phi thường, trở về bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như cành mai trước sân vẫn tươi dẫu xuân đã tàn.
- Hình tượng cành mai trong câu thơ cuối:
+ Hoa mai là loài hoa chịu được giá rét mùa đông, vẫn nở trong sương tuyết.
+ Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết, vượt lên trên hoàn cảnh khác nghiệt.
+ Hoa mai biểu tượng của niềm tin về sự sống bất diệt.
Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bài thơ thể hiện rõ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của nhà thơ:
- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập. Bài thơ mở đầu bằng “xuân tàn” và kết thúc bằng “một cành mai” tươi.
- Cuộc sống có tử có sinh, dù trăm hoa rụng nhưng vẫn còn “một cành mai”: biểu tượng mùa xuân vĩnh hằng.
- Tâm trạng của nhà thơ:
+ Câu 3, 4: bâng khuâng, nuối tiếc.
+ Hai câu kết: bình thản, yêu đời, tự tại, ung dung.
-
Bố cục:
- Bốn câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.
- Hai câu thơ sau: Quan niệm nhân sinh của tác giả.
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu nói về quy luật sinh hóa tự nhiên của sự vật (hoa) để thấy được quy luật cuộc sống con người. Đó là sự chuyển động của mọi vật trong tự nhiên, không bao giờ đứng yên mà luôn có sự biến đổi – vòng luân hồi của cuộc sống.
- Tác giả nhìn sự vật theo quy luật phát triển tự nhiên: Mùa xuân qua rồi xuân lại tới, hoa rụng rồi hoa lại tươi. Mặc dù đảo ngược ý của hai câu thơ đầu vẫn có thể nói lên sự tuần hoàn của tự nhiên: xuân tới rồi xuân sẽ qua, hoa tươi rồi hoa sẽ tàn nhưng nói như vậy sự vận động của sự vật sẽ được nhìn dưới cái nhìn thiếu tích cực hơn.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Con người cũng như bông hoa kia, luôn vận động không ngừng, và không thể thoát khỏi vòng xoay: sinh – lão – bệnh – tử. Việc đời cứ trôi qua và chớp mắt một cái, tuổi già đã đến rất gần. Nhưng ở đây, ta còn thấy sự đối lập khi so sánh hoa với người: nếu hoa rụng thì sẽ lại tươi nhưng con người thì “già đến rồi”. Sự đối lập này cho thấy sự vô thủy vô chung của thời gian, cái khoảnh khắc đã trôi qua chỉ tựu như ảo giác.
Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Hai câu thơ cuối không đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mà nó còn thể hiện quan niệm triết lí Phật giáo.
- Khi con người đã đã giác ngộ - đã thấu hiểu mọi chân lí, quy luật của cuộc sống thì trong họ đã có một sức mạnh khác, lớn lao và có thể vượt lên trên lẽ thường tình. Mùa xuân đi rồi, tưởng rằng hoa sẽ tàn hết nhưng trong đêm đông gió rét ta bắt gặp hình ảnh cành mai đang nở rộ.
- Hoa mai ở đây có thể coi là hình ảnh cho những người đã vượt qua những lẽ thường tình để sống mãi khi những thứ khác đã lụi tàn hết.
Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cả bài thơ đã thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả về cuộc sống.
- Mở đầu bài thơ, tác giả nói đến quy luật phát triển tự nhiên của vạn vật : xuân đi rồi xuân sẽ đến, hoa tàn thì sẽ lại tươi.
- Hai câu thơ tiếp theo thể hiện triết lí của Phật giáo, về bánh xe luân hồi luôn quay mãi không dừng – về đời người luôn phải chuyển động nhưng không vì thế mà mất đi sự lạc quan.
- Hai câu kết nhắc lại ý của hai câu đầu dưới sự phủ định: xuân qua không có nghĩa hoa sẽ rụng hết. Hình ảnh cành mai trải qua đêm tuyết vẫn nở thể hiện sức sống lạ thường. Qua hình ảnh này, ta thấy được một quan niệm vượt lên trên những lối sống tầm thường, cái nhìn lạc quan về cuộc sống, về kiếp luân hồi của đời người.
-
Bố cục
- Phần 1 (4 câu đầu): quy luật cuộc sống
- Phần 2 (còn lại): quan niệm nhân sinh cao đẹp
Nội dung bài học
- Bài thơ thể hiện sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan
- Xây dựng hình ảnh tương phản giàu tính biểu tượng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên: cây cối biến đổi theo thời tiết
- Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên (xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi).
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người: thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi.
- Tâm trạng nhà thơ như nuôi tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì quá ngắn ngủi.
- Tâm trạng nhà thơ như nuôi tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì quá ngắn ngủi.
Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên.
- Nội dung ý tứ của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau
- Vì tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo : khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường.
- Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận:
+ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan.
+ tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người
Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập:
+ mở đầu bằng hình ảnh hoa nở, hoa tàn
+ kết thúc bài thơ hình ảnh xuân tàn nhưng nổi bật hình ảnh “chi mai”- nhành mai.
- Từ ngữ làm nên tính chất khẳng định của câu kết: nhất chi mai
+ hình ảnh hoa mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người vượt trên khó khan
+ thể hiện sự giác ngộ trong nhận thức của con người
- Tâm trạng nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian
-
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “Xuân tối trăm hoa tươi”. Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
- Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên (xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi).
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Cảm nhận về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.
Lời giải chi tiết:
Sự trục nhân tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thế nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.
- Tâm trạng nhà thơ như nuôi tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tương cành mai trong câu thơ cuối?
Lời giải chi tiết:
a. Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên.
b. Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo ; khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải thích này nội dung ý tức của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.
c. Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan. Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.
Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt. Quy luật của cuộc đời là sinh – tử – sinh nhưng bài thơ mở đầu bằng "xuân tàn" và kết thúc bằng "một nhành mai" tươi. Đó là một cách nhìn lạc quan.
- Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.
-
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Hai câu thơ đầu nói lên quy luật hoá sinh của tự nhiên, của con người; hoa cũng như con người không bao giờ đứng yên, bất biến. Sự sống luôn là một vòng quay luân hồi.
- Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên (xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi).
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Câu ba và câu bốn nói lên quy luật của đời người – quy luật: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm của đạo Phật.
- Con người cùng với thời gian trôi thì tuổi trẻ sẽ qua đi và tuổi già ắt đến. Tuổi già đến trên đầu mà thời gian thì không ngừng trôi chảy (trước mắt việc đi mãi). Vì thế cuộc đời con người trong khoảnh khắc có khác gì ảo ảnh. Hai câu thơ có chút bâng khuâng nuối tiếc vì thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Hai câu thơ cuối không đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mà nó còn thể hiện quan niệm triết lí Phật giáo.
- Khi con người đã đã giác ngộ - đã thấu hiểu mọi chân lí, quy luật của cuộc sống thì trong họ đã có một sức mạnh khác, lớn lao và có thể vượt lên trên lẽ thường tình. Mùa xuân đi rồi, tưởng rằng hoa sẽ tàn hết nhưng trong đêm đông gió rét ta bắt gặp hình ảnh cành mai đang nở rộ.
- Hoa mai ở đây có thể coi là hình ảnh cho những người đã vượt qua những lẽ thường tình để sống mãi khi những thứ khác đã lụi tàn hết.
Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt. Quy luật của cuộc đời là sinh – tử – sinh nhưng bài thơ mở đầu bằng “xuân tàn” và kết thúc bằng “một nhành mai” tươi. Đó là một cách nhìn lạc quan.
- Lời kể được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khỏe mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.