Top 6 Bài soạn "Các thành phần biệt lập" (tiếp theo) lớp 9 hay nhất
Thành phần biệt lập là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập bao gồm thành ... xem thêm...phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Nối tiếp bài học về các thành phần biệt lập, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về hai thành phần là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong bài học “Các thành phần biệt lập (tiếp theo)”. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung lên lớp.
-
I. Thành phần gọi- đáp
1. Từ dùng để gọi "này" dùng để gọi, từ "thưa ông" dùng để đáp
2. Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu
3. Từ ngữ "này" dùng để tạo lập cuộc thoại; từ "thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại.II. Thành phần phụ chú
1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi, vì các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào bổ sung ý nghĩa
2. Cụm từ in đậm "và cũng là đứa con duy nhất của anh" chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng của anh"
3. cụm chủ vị "tôi nghĩ vậy" bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V (lão không hiểu tôi)Luyện tập
Bài 1 (trang 32 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Thành phần gọi đáp này (gọi), vâng (đáp) thể hiện mối quan hệ giữa người gọi và người đáp là mối quan hệ trên- dưới thân mậtBài 2 (trang 32 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Thành phần gọi đáp: bầu ơi. Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)Bài 3 (trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)
a, Kể cả anh- bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới
b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - làm sáng tỏ thêm cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"
c, Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho từ lớp trẻ.
d, Có ai ngờ bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói
Thương thương quá đi thôi – bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật "cô bé nhà bên"
Bài 4 (trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ, cụm từ ngữ trước đó:
a, mọi người
b, những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này
c, lớp trẻ
d, Cô bé nhà bên
Mắt đen tròn
Bài 5 (Trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đất nước đang trong thời kì hội nhập, như bước vào một thế kỉ mới, thời kì hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy thanh niên là lực lượng nòng cốt cần xung phong đi trước, vững vàng . Hành trang chính là kĩ năng, tri thức, trình độ, phẩm chất – yếu tố cần thiết- để tự tin bước vào thời kì hội nhập với cường độ lao động cao hơn. Chỉ có chuẩn bị kĩ càng hành trang bước vào hội nhập chúng ta mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, tụt hậu để sánh vai với càng cường quốc lớn.
-
Phần I: THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
Trả lời câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Từ “này” dùng để gọi.
- Từ “thưa ông” dùng để đáp.
Trả lời câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những từ để gọi – đáp trên không tham gia diễn đạt sự việc của câu.
Trả lời câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Từ “này” dùng để thiết lập cuộc thoại.
- Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.
Phần II: THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm.
- Vì nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này.
Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh” chú thích cho “đứa con gái đầu lòng”.
Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” giải thích việc “lão không hiểu tôi” mới là điều suy đoán của “tôi”, chưa chắc đã đúng với “lão”, thể hiện thái độ người nói.
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp)
-> Thể hiện quan hệ trên – dưới và quan hệ thân mật.
Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi.
- Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung.
Trả lời câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Các thành phần phụ chú:
a. kể cả anh
b. các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
c. những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới
d.- có ai ngờ
- thương thương quá đi thôi
Trả lời câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Các từ ngữ liên quan:
a. “kể cả anh” liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câu: Chúng tôi, mọi người.
b. “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câu: Những người chủ tương lai…
c. “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” liên quan tới bổ ngữ lớp trẻ.
d. “có ai ngờ” liên quan tới hai câu Cô bé nhà bên/ Cũng vào du kích.
“thương thương quá đi thôi” liên quan đến câu Mắt đen tròn.
Trả lời câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ những cái mạnh, những cái yếu của dân ta, động viên thanh thiếu niên Việt Nam vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử. Và mang trong mình trọng trách to lớn ấy không ai khác chính là chúng ta – những người trẻ đầy nhiệt huyết và cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn ai hết, thanh niên phải nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có vậy thì đất nước mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước bền vững.
-
Kiến thức cơ bản
• Các thành phần gọi – đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.
• Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
• Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hại dầu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
1. Thành phần gọi đáp (TPGĐ) dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Thành phần phụ chú (TPPC) dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu (giải thích thêm từ ngữ, bày tỏ thái độ của người nói).
Thành phần gọi - đáp
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.
a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Trả lời
1: Từ này dùng để gọi, từ thưa ông dùng để đáp.
2: Những từ để gọi – đáp này không tham gia diễn đạt sự việc của câu.
3: Từ này trong câu (a) dùng để thiết lập cuộc thoại (có tác dụng mở đầu), cụm từ thưa ông trong câu (b) dùng để duy trì cuộc thoại.
Thành phần phụ chú
Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
3. Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?
Trả lời
1. Nếu lược bỏ các thành phần in đậm thì ý nghĩa của sự việc không thay đổi, vì câu văn vẫn còn đủ chủ ngữ và vị ngữ, bảo đảm nghĩa chính, nội dung chính của câu.
2. Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh" chú thích cho đứa con gái đầu lòng.
3. Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi mới là điều suy đoán “tôi chưa chắc đã đúng với “lão” và cũng là lí do để tôi càng buồn lắm.
Luyện tập
Câu 1 - Trang 32 SGK
Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Trả lời
Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.
Câu 2 - Trang 32 SGK
Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Trả lời
Thành phần gọi đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).
Câu 3 - Trang 33 SGK
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. [...]
Trả lời
Các thành phần phụ chú là: a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất.
c) Những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ mới giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai.
d) Có ai ngờ thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói – nhân vật “tôi”.
Câu 4 - Trang 33 SGK
Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
Trả lời
a) liên quan tới “mọi người”
b) liên quan tới “những người nắm giữ chiếc chìa khoá của cánh cửa này".
c) liên quan tới “lớp trẻ”.
d) liên quan tới “Cô bé” và “mắt đen tròn”.
Câu 5 - Trang 33 SGK
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Đoạn văn mẫu
Học trò chúng ta sáng sáng cắp sách đi học - có khi còn đi học cả chiều hay tối tối nữa - nhưng trong một trăm học sinh có mấy học sinh hăng hái đi học với niềm khát khao muốn mở mang kiến thức?
Nếu một người học sinh thực sự muốn mở mang kiến thức thì tại sao trước lúc kiểm tra bài mới ngồi ôn bài? Tại sao lúc cô, thầy giảng bài - ở trong lớp - chúng ta không hiểu cũng không hỏi lại thầy, cô mà đợi đến lúc làm bài không được mới vội vàng hỏi bạn này, bạn khác, rồi vội vàng chép lia chép lịa vào giấy thi? Vậy có phải là một người học trò ham học? Hay đó chỉ là thói học vẹt và thái độ đối phó mà thôi?
-
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP
Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây và trả lời câu hỏi.
a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Câu hỏi:
1. Trong những từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
3. Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại?
Trả lời:
1. Từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên không có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
3. Từ Này được dùng để tạo lập cuộc thoại.
II- THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi:
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu hỏi:
a.Nếu được lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
b. Ở câu (a) các từ in đậm thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
c. Trong câu (b) cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì?
Trả lời:
a. Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm. Vì các từ trên chỉ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính, khi bớt đi không làm ảnh hưởng đến nội dung chính trong câu.
b. Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho " đứa con gái đầu lòng của anh"
Cụm từ " tôi nghĩ vậy" chú thích cho điểu nhân vật tôi suy nghĩ
c. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng nhân vật " tôi". Đấy là suy nghĩ của nhân vật " tôi" chứ chưa hẳn đã đúng
III- GHI NHỚ
Các thánh phần gọi đáp và phụ chú cũng là thành phần biệt lập
Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa dấu hai dấu gạch nganh, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. nhiều khi thành phần phụ chú được đặt giữa dấu hai chấmB. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tìm thành phần gọi đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào để gọi , từ nào dùng để đáp? Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì ( trên hay dưới, thân hay sơ)?
- Này bảo bác ấy có trôn đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy chốc họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh cho thì khổ. Ôms rề rề nhưu thế nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn
- Vâng cháu cung đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,m cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến hôm qua tới giờ còn gì.
Tắt đèn ( Ngô Tất Tố)
Bài làm:
-Này bảo bác ấy có trôn đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy chốc họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh cho thì khổ. Ôms rề rề nhưu thế nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn
- Vâng cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến hôm qua tới giờ còn gì.
Từ " Này" là thành phần gọi
Từ " Vâng" là thành phần để đápQuan hệ giữa người gọi và người đáp ở trên là quan hệ trên dưới, thân thiện, tôn trọng
Bài tập 2: trang 3 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xác định thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Bài làm:
Thành phần gọi đáp: Bầu ơi
Các tính chất chung không hề hướng đến ai. Bầu, bí ở đây ẩn dụ chỉ những người trong cùng một nước, cùng một dân tộc một truyền thống lịch sửBài tập 3: trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tìm thành phần phụ chú cho các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điểu gì?
a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)
c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
d) Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
Bài làm:
a) Cụm từ "kể cả anh " bổ sung thêm đối tượng cho cho cụm từ "mọi người"
b.Cụm từ:" các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" bổ sung đối tượng cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c) Cụm từ:" những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới" chú thích cho cụm từ '' lớp trẻ", nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.
d) Cụm từ:" có ai ngờ", " thương thương quá đi thôi" chú thích về thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.Bài tập 4: trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 có liên quan gì đến từ ngữ nào trước đó
Bài làm:
Cụm từ "kể cả anh " cụm từ liên quan "mọi người"
Cụm từ:" các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" " cụm từ liên quan " Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
Cụm từ :" có ai ngờ", " thương thương quá đi" cụm từ liên quan " tôi" " cô bé nhà bên"Bài tập 5: trang 33 sgk Ngữ Văn 9 tập hai
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Bài làm:
Bước vào thế kỉ mới - một thế kỉ đầy hứa hẹn với tương lai nhưng cũng đầy thử thách, con người, đặc biệt là thanh niên cần phải chuẩn bị những hành trang để có thể cất cánh trên chặng đường bay của mình bất cứ lúc nào. Chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển, cũng là thời kì của công dân toàn cầu với yêu cầu lao động ngày càng cao. Vì thế mà hành trạng mà thế hệ trẻ Việt Nam cần phải tự trang bị cho mình ấy là tri thức, là kỹ năng, những phẩm chất tốt đẹp, tính cần cù, tỉ mỉ, chịu được khổ, được khó; dám chịu trách nhiệm, dám lên tiếng đấu tranh, dám nói và đặc biệt là phải có một trái tim yêu thương. Muốn làm được điều ấy, thanh niên chỉ có một con đường duy nhất là học tập và rèn luyện kết hợp với trải nghiệm thực tiễn. Học tập và rèn luyện giúp trau dồi, nắm bắt kiến thức tốt nhất. Còn trải nghiệm thực tiễn giúp ta nhận ra khó khăn để khác phục những hạn chế, tiếp tục phát triển, vững bước đi lên. Việt Nam là một nước là nước đang phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng muốn bật lên, vươn xa hơn nữa chỉ có đào tạo và phát triển con người. Đó mới là cách phát triển bền vững nhất. -
I. Thành phần gọi - đáp:
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (in đậm từ thưa ông)
1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Trả lời
1. Trong các từ ngữ in đậm, từ này dùng để gọi và cụm từ Thưa ông dùng để đáp.2. Những từ này dùng để gọi, đáp; không nằm trong sự việc được diễn đạt.
3. Từ này dùng để thiết lập cuộc thoại, cụm từ Thưa ông có tác dụng duy trì cuộc thoại.
II. Thành phần phụ chú:
Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
2. Ở câu (a), các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
3. Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?
Trả lời
1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên vẫn không thay đổi.2. Cụm từ và cũng là đứa con gái duy nhất của anh chú thích cho đứa con gái đầu lòng.
3. Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi
II. Luyện tập:
Câu 1 – Luyện tập - Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.
– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời
- Này: dùng để gọi- Vâng: dùng để đáp* Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và quan hệ thân mậtCâu 2 – Luyện tập - Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trả lời
- Thành phần gọi - đáp: Bầu ơi.- Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung. Câu ca dao khuyên những người trong một nước nên vì quyền lợi chung mà đoàn kết với nhau.
Câu 3 – Luyện tập - Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình,, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai)
c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đấy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
d) Cô bé nhà bên (có ai ngờ)Cũng vào du kích
Hôn gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
Trả lời
a. kể cả anh (giải thích cụm từ mọi người).b. các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ ( giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này).c. những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho cụm từ lớp trẻ hôm nay)d. có ai ngờ ( thể hiện sự ngạc nhiên); thương thương quá đi thôi (thể hiện tình cảm trìu mến).Câu 4 – Luyện tập - Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
Trả lời
a. liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câub. liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câu
c.liên quan đến phụ ngữ
d. có ai ngờ liên quan tới hai câu
Cô bé nhà bên/ Cũng vào du kích; thương thương quá đi thôi liên quan đến câu Mắt đen tròn.
Câu 5 – Luyện tập - Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Trả lời
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú- Hành trang của lớp trẻ bước vào thế kỉ mới bao gồm nhiều yếu tố.
- Đó là sức khỏe, tri thức và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Đó là những chuẩn mực đạo đức xã hội mỗi người cần có để xây dựng đất nước ngày một văn minh và tiến bộ hơn.
- Vì vậy, lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước – cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình để chuẩn bị đầy đủ hành trang bước vào tương lai.
-
I. THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP
Gợi ý trả lời:
1. Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.
3. Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp.
II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Gợi ý trả lời:
1. Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn.
2. Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho “đứa con gái đầu lòng”.
3. Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.
Ghi nhớ: - Các thành phần gọi - đáp và phụ chú củng là những thành phần biệt lập.
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
III. LUYỆN TẬP
1. Các thành phần gọi đáp: này (để gọi) vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.
2. Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)
3. Các thành phần phụ chú là:
a) Kể cả anh
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
d) Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.
3. a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).
d) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi”) và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi’'.
5. Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.