Top 10 Bài phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du) hay nhất
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt ... xem thêm...Nam. Mời các bạn tham khảo một số bài văn Phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Qua sáu câu đầu đoạn trích ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngợp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Nhà thơ dùng từ bẽ bàng để diễn nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, buồn vì cảnh hoang vắng, buồn vì mối tình đầu dang dở khiến lòng như bị xé : “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Như vậy từ cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn vô vọng của Thúy Kiều.
-
Hai câu đầu, nàng đang bị giam lỏng trong một lầu cao trơ trọi giữa trời đất, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với "non xa" (núi xa) và "trăng gần" (lầu cao nên trăng gần). Đứng trong lầu cao nhìn ra xung quanh, Kiều chỉ thấy "cát vàng cồn nọ" (những cồn cát nhấp nhô, bát ngát), "bụi hồng dặm kia" (bụi hồng chỉ bụi sắc đỏ, do gió thổi bốc lên) cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn niềm cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều. Đây là một trong những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Về thời gian, Kiều chỉ biết sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức - ngủ một mình, thui thủi triền miên, ngao ngán và vô vọng (bẽ bàng). Nàng không chỉ buồn về cảnh mà còn buồn về tình, hai nỗi buồn ấy chia xé tâm can nàng, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối. Nàng trơ trọi giữa không gian và thời gian mênh mông hoang vắng, không một bóng người, không có sự giao lưu giữa người với người.
Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mênh mang dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều "Nửa tình nửa cảnh", dường như cũng không còn phân biệt nữa. Tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều ở các câu thơ sau, nhất là ở tám câu cuối mới là chứng minh hùng hồn nhất và sáu câu đầu là tiền đề để có nguyên cớ nói lên Thúy Kiều là nhân hậu, hiếu thảo, thủy chung.
-
Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán nản, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
-
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tố cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều. Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đến thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.
-
Có người từng nói: "Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc". Quả thật vậy, càng suy ngẫm ta càng thấm thía, càng thấy độc đáo - một đại thi hào dân tộc với sự sáng tạo tuyệt vời đã làm cho ngôn ngữ dân tộc vốn đẹp giờ càng đẹp hơn. Tả cảnh ngụ tình là một cách Nguyễn Du thể hiện thành công nét độc đáo của tiếng Việt trong tác phẩm của mình. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Sáu câu thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, cay đắng, xót xa của nàng Kiều; đó là "tình" trong "cảnh", "cảnh" trong "tính":
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng...
Sáu câu thơ - một mảng tâm trạng buồn rầu, xót xa - toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn và tâm trạng của Thúy Kiều. Nàng Kiều trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ "Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên sự rợn ngợp của không gian: vừa hoang sơ, xung quanh chỉ toàn mây nước không một bóng người, vừa thực vừa ảo mù mịt. Khung cảnh thiên nhiên có "non xa, trăng gần, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" nhưng chẳng có lấy một sự tươi vui, náo nhiệt, không sức sống. Tuổi "xuân" của nàng bị khóa chặt trong sự cô lập, cô đơn đến bất hạnh đó. Nàng trơ trọi giữa mênh mông trời nước, không gian hoang vu tiêu điều, trong hoàn cảnh tha hương, lại bị giam hãm trong cái lầu xanh cao ngất nghểu trơ trọi giữa trời và nước.
Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng....
Một khung cảnh bao la, rộng lớn nhưng lại thấm đẫm một nỗi sầu của nàng Kiều. Đúng như Nguyễn Du viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài đặc, quẩn quanh, "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả đang giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, chỉ biết làm bạn với "mây" và "đèn". Câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" không chỉ buồn rầu, tủi hổ về thân phận, số phận cay đắng, truân chuyên mà nàng còn xót xa vì cái "tình riêng" khiến lòng nàng như bị xé! Một nửa là tâm sự của Kiều, một nửa là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích, hai mối phụ họa với nhau mà tác động đến Thúy Kiều, chia sẻ lòng Kiều khiến cho lòng nàng tan nát, dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương.
Nguyễn Du đã xót thương cho cái số phận đầy sóng gió ấy. Thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cách độc đáo cảnh thực ở lầu Ngưng Bích và sự xót xa, buồn tủi của nàng Kiều về tình riêng dang dở.
-
Trước hết là sáu câu thơ đầu là tâm trạng cô đơn, bất hạnh, đáng thương và tội nghiệp của Kiều trước thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích. Ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về việc Kiều đang bị giam lỏng. Vậy là tuổi thanh xuân của nàng Kiều bị giam hãm, khóa kín trong cấm cung và không được giao tiếp với bên ngoài. Vì thế, lầu Ngưng Bích như là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng. Những câu thơ tiếp theo, tái hiện quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn, mênh mông được nhìn dưới con mắt đầy tâm trạng của Kiều:
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng. Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Sau này trong bài thơ "Tràng Giang", Huy Cận cũng từng có câu thơ:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Vì thế, ẩn sau ánh mắt nhìn "xa trông" như đang trông mong, ngóng chờ ấy là niềm mong mỏi, khát khao, đợi chờ một tương lai hạnh phúc phía trước nhưng trước không gian trống trải, hoang vắng ấy thì chắc chắn chỉ làm cho Kiều trở nên thất vọng, cô đơn hơn mà thôi.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tính từ “bẽ bàng” gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. Có lẽ, nàng cảm thấy xấu hổ là vì bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, còn nàng cảm thấy tủi thẹn là vì cảm thấy không còn xứng đáng với tình cảm mà Kim Trọng mong chờ. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nên vòng tuần hoàn thời gian khép kín và ẩn sau đó là sự cô đơn, đơn điệu, nhàm chán khi mà ở đó Kiều chỉ có một thân một mình đối diện với chính mình, sớm thì làm bạn với mây, tối thì lại chỉ biết trò chuyện với bóng đèn. Vì thế tâm trạng của Kiều mới chia đôi thành hai ngả: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào khỏa lấp đi tâm trạng “bẽ bàng” của nàng.
Tóm lại bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với những từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, Nguyễn Du đã phác họa được khung cảnh lầu Ngưng Bích rất rộng lớn, mênh mông và tuyệt nhiêu không có sự sống của con người. Đồng thời qua đó, tác giả còn cho thấy được tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng của Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích.
-
Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công tâm trạng bi kịch của Thuý Kiều trong những bước gian truân đầu tiên của kiếp đời lung lạc. Những vần thơ mênh mang cứ day dứt, ám ảnh khôn nguôi, gieo vào lòng ta niềm xót xa về kiếp “hồng nhan bạc phận”. Trong đoạn thơ mở đầu, tác giả không đi ngay vào việc miêu tả tâm trạng Thuý Kiều mà gợi ra khung cảnh thiên nhiên:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bốn câu thơ đầu hoàn toàn không có sự xuất hiện của con người mà chỉ thuần tuý thiên nhiên hay chính xác hơn là thiên nhiên hiện ra dưới mắt con người và con người ẩn mình sau dòng chữ, để cho thiên nhiên tự bộc lộ tiếng nói riêng của nó. Nhân vật trữ tình ấy chính là Thuý Kiều – người đang bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. Chỉ có tâm hồn nàng được tự do, thoả sức hướng ra thiên nhiên như tìm một nơi chốn neo đậu, để xoa dịu đi nỗi đau đớn nhức nhối trong lòng, để tìm cảm giác giải thoát cho tâm linh tù túng, bế tắc. Trong tâm trạng, tâm thế ấy, Thuý Kiểu hướng tầm mắt về thiên nhiên và sững sờ khi bắt gặp một bức tranh đẹp mê hồn:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Khung cảnh như thực mà như mơ. Mơ là bởi “vẻ non xa” kia như một miền xa thẳm mịt mờ sương khói. Thực là bởi “tấm trăng gần”, như có thể đưa tay ra là với được. Vầng trăng ấy đã thân thuộc biết bao với Kiều. Cách đó không lâu người đã đến với trăng như tìm một chứng nhân cho tình yêu vĩnh cửu:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song.
Giờ đây, ở cái nơi “Chân trời góc bể bơ vơ” thật bất ngờ, trăng đã tự tìm đến với người lẻ loi làm bầu bạn. Vầng trăng vô tri mà rất đỗi thuỷ chung ! Trong cảnh ngộ Kiều bị dồn vào thế chân tường, trăng đã đến bên nàng. Sự xuất hiện của trăng tựa như một chỗ dựa tâm linh nâng đỡ Kiều. Từ điểm tựa ấy, Thuý. Kiều hướng tầm mắt ra thiên nhiên, để cảm nhận rõ hơn thân phận, tình cảnh lẻ loi của mình:
Bốn bề bút ngát xa trông,
Cát vùng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Nhịp thơ đều đều, trầm bổng mà không hề đơn điệu, tạo cảm giác da diết, buồn thương. Nỗi niềm ấy chất chứa trong trái tim Kiều, được Nguyễn Du gói gọn trong từ “bẽ bàng”: Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. “Bẽ bàng” là tâm trạng của con người cảm thấy hổ thẹn vì lâm vào cảnh éo le. Cảnh ngộ của Kiểu chính là đang trong những cung bậc cảm xúc ấy. Hổ thẹn vì phụ lời thề ước với chàng Kim, vì đang ở chốn lầu xanh nhớp nhơ, vì số phận ngang trái trớ trêu,… Trong tình cảnh ấy, thiên nhiên như cũng thấu nỗi niềm của thân phận lỡ làng, nhẹ nhàng đến bên nàng như một điểm tựa tinh thần, hoà cùng khúc nhạc sầu thương: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tình và cảnh tưởng chừng như tách biệt trong hai vế của câu thơ bởi từ “chia” nhưng thực ra là sự đồng điệu, thấu nhập tuyệt đối: cảnh chứa tình và tình phổ buồn vào cảnh. Vì thế mà nhìn cảnh, bao cung bậc sầu thương của Kiều mới được bộc lộ.
-
Trước hết sáu câu thơ đầu là tâm trạng cô đơn, bất hạnh, đáng thương và tội nghiệp của Kiều trước thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích. Ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về việc Kiều đang bị giam lỏng. Vậy là tuổi thanh xuân của nàng Kiều bị giam hãm, khóa kín trong cấm cung và không được giao tiếp với bên ngoài. Vì thế, lầu Ngưng Bích như là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng. Những câu thơ tiếp theo, tái hiện quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn, mênh mông được nhìn dưới con mắt đầy tâm trạng của Kiều:
"Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng. Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Sau này trong bài thơ "Tràng Giang", Huy Cận cũng từng có câu thơ:
"Mênh mông không một chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Vì thế, ẩn sau ánh mắt nhìn "xa trông" như đang trông mong, ngóng chờ ấy là niềm mong mỏi, khát khao, đợi chờ một tương lai hạnh phúc phía trước nhưng trước không gian trống trải, hoang vắng ấy thì chắc chắn chỉ làm cho Kiều trở nên thất vọng, cô đơn hơn mà thôi.
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Tính từ “bẽ bàng” gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. Có lẽ, nàng cảm thấy xấu hổ là vì bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, còn nàng cảm thấy tủi thẹn là vì cảm thấy không còn xứng đáng với tình cảm mà Kim Trọng mong chờ. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nên vòng tuần hoàn thời gian khép kín và ẩn sau đó là sự cô đơn, đơn điệu, nhàm chán khi mà ở đó Kiều chỉ có một thân một mình đối diện với chính mình, sớm thì làm bạn với mây, tối thì lại chỉ biết trò chuyện với bóng đèn. Vì thế tâm trạng của Kiều mới chia đôi thành hai ngả: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào khỏa lấp đi tâm trạng “bẽ bàng” của nàng.Tóm lại bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với những từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, Nguyễn Du đã phác họa được khung cảnh lầu Ngưng Bích rất rộng lớn, mênh mông và tuyệt nhiên không có sự sống của con người. Đồng thời qua đó, tác giả còn cho thấy được tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng của Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích.
-
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.
Sáu câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian và thời gian:
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng"
Khung cảnh thiên nhiên được nhìn dưới con mắt của Thúy Kiều. Lầu Ngưng Bích, nơi giam lỏng nàng chính là nơi khóa tuổi xuân của Kiều lại. Hai chữ "khóa xuân" mà Nguyễn Du dành cho Kiều sao mà đớn đau, buồn bã đến thế! Một mình nơi lầu Ngưng Bích bao la, rộng lớn, Kiều chỉ có đám mây cùng với ngọn đèn bầu bạn. Nghệ thuật đối lập: "non xa" - "trăng gần" gợi một không gian rợn ngợp, không một bóng người, chỉ có mình Kiều với nỗi cô đơn, trống trải. Những cồn cát vàng gối đầu lên nhau, những bụi hồng ở xa kia dù biết Kiều đang chơi vơi, trơ trọi nhưng cũng không thể nào đến gần, bầu bạn với nàng được. Trước khung cảnh đượm buồn của buổi chiều tà, Kiều cảm thấy lòng mình như chia đôi, diễn tả nỗi chua xót, đau đớn của Kiều trong một vòng tuần hoàn khép kín của "mây sớm đèn khuya". Ngày nào cũng như vậy, vẫn những cảnh vật đó không hề thay đổi, chỉ có lòng người ngày càng buồn hơn.
-
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm đồ sộ để lại cho đời. Ông vốn sinh ra trong gia đình giàu có, đại quý tộc làm quan nhiều đời. Tuy nhiên vì biến cố mà bố mẹ mất sớm, ông phải sống khổ sở và lưu lạc 10 năm. Chính những năm tháng không nơi nương tựa, tứ cố vô thân mà ông đã có cái nhìn sâu sắc về xã hội, cảm thương cho số phận con người trong đó có số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nổi bật nhất trong các tác phẩm văn chương của ông chính là Truyện Kiều. Truyện có vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc với cốt truyện là Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã chuyển thể sang thơ lục bát bằng chữ nôm, với bút pháp tài hoa và tài năng thiên phú, ông đã cho ra đời tác phẩm Truyện Kiều chữ nôm vang danh thiên sử. Trong đó, trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh ngụ tình nói lên hoàn cảnh, tâm trạng của Kiều.
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung."Hai câu thơ trên ngầm diễn tả về tuổi xuân của Kiều, trước lầu ngưng bích Kiều đúng là đã bị “khóa xuân”. Khóa xuân hay có nghĩa là nàng cũng đã quá lứa xuân thì, tuổi xuân đã qua mà giờ đây lại còn bị bán vào lầu xanh mới bẽ bàng làm sao. Mặt khác nó cũng hiểu đúng theo lời hứa của tú bà đối với Thúy Kiều đó là sẽ giam lỏng nàng nhưng không bắt nàng tiếp khách. Như vậy, câu thơ dường như có chút than thở, buồn phiền của nàng kiều về tuổi xuân của mình. Nghe như có chút thở dài khi nàng ở Lầu ngưng bích và nhìn về phía trước.
Sang câu thơ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. chúng ta càng hiểu rằng, chỉ có nàng Kiều với lầu ngưng bích và với thiên nhiên mà thôi, không hề có một bóng dáng con người thứ hai. Có lẽ chỉ khi ban đêm xuống nàng mới có trăng làm bạn, mới nhìn rõ cảnh non xa. Đây chính là câu thơ tả cảnh ban đêm chỉ có Kiều,ánh trăng và núi cô đơn vô cùng.
Qua đây ta cũng hình dung ra lầu ngưng Bích khá cao. Từ trên cao, nàng có thể nhìn ra xa mọi thứ được, có thể cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
"Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia."Kiều thẫn thờ từ lầu Ngưng Bích nhìn ra xa chỉ thấy bốn bề là cồn cái là bụi hồng mà thôi. Trong thời gian này nàng chỉ biết ngắm cảnh, lấy thiên nhiên làm bạn. Nhưng thiên nhiên cũng quá đỗi xa, rộng khó chạm vào.
Cát vàng cồn nọ chính là những cồn cát vàng nổi lên ở gần bờ biển rất cao, nhìn xa xa như những ngọn núi cát. Cồn cát tuy không có ánh mặt trời chiếu vào nhưng nó có màu vàng vì cát già hoặc là cát tách từ những núi màu vàng.
Bụi hồng dặm kia là do Kiều nhìn từ xa có vẻ như là đường đi rất đông người nên bụi bay mù mịt hoặc có thể chỉ là gió thổi mạnh và thấy bụi bay chứ không rõ có phải đường hay không.
Qua hay câu thơ cho thấy Kiều cũng chỉ hình dung ra cảnh mơ hồ vì ở quá xa. Như vậy chứng tỏ Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở một nơi mà khó có ai có thể thấy đồng thời nơi giam kiều khá cao cho nên cảnh vật Kiều nhìn thường xa, nhỏ bé và khó hình dung. Điều này làm cho Kiều dường như quá cô đơn lạc lõng giữa không gian. Không gian càng xa, càng nhỏ, càng khó nhận biết càng cho thấy con người quá nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn.
Ban đêm ở Lầu Ngưng Bích chỉ có ánh trăng và núi, ban ngày chỉ có cồn cát và bụi bay. Một người thê lương, một người cô đơn bị giam lỏng ở đây khi nhìn thấy toàn là cát với bụi thì sao tránh khỏi ngẫm nghĩ đến cuộc đời mình có khác gì cát bụi đâu. Đây chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Nhìn cảnh mà có thể biết được tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều. Vốn dĩ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ trên đều rất buồn cô đơn, trống vắng, lẻ loi. Cảnh thiên nhiên lại rất rộng lớn, mênh mông xung quanh chỉ trơ trọi cát và bụi mà không hề thấy sự sống. Như vậy con người lại càng nhỏ bé, cô đơn và dường như héo úa trong không gian này.
Chính cảnh thiên nhiên đó đã khiến cho Kiều có những suy nghĩ dưới đây:
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."Bẽ bàng ở đây hiểu đúng chính là chán ngán, buồn rầu. Đặt trong hoàn cảnh này thì giải nghĩa từ bẽ bàng như vậy là đúng nhất. Một số ý kiến cho rằng, bẽ bàng nghĩa là tủi hổ, là thẹn là xấu hổ… Nhưng trong hoàn cảnh nàng Kiều phải bán vào lầu xanh mà lại không hề phải tiếp khách, lại chỉ bị giam ở lầu Ngưng Bích vậy thì có gì mà phải xấu hổ? Vậy nên Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nghĩa là nàng vô cùng ngán ngẩm, chán nản với cái cảnh sáng thì nhìn mây, tối thì nhìn đèn, cuộc sống nhàm chán lặp đi lặp lại nhiều lần. Ý câu thơ cũng là tả được cuộc sống của lầu Ngưng Bích chỉ có thế thôi và nó cũng lột tả được tâm trạng của Kiều rất chán cuộc sống thế này, không có gì mới mẻ.
Sang câu thơ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng chúng ta có thể hiểu trong hoàn cảnh như thế này tấm lòng Kiều như bị xẻ làm đôi, Kiều có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Có thể nói, câu thơ muốn nói về tâm trạng rối bời của nàng Kiều, tâm trạng lúc này, lúc kia. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu nàng Kiều lúc vì tình mà ngắm cảnh, lúc vì cảnh mà sinh tình. Đây chính là cái tài của nhà thơ khi viết câu thơ có thể khiến chúng ta diễn tả theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt trong hoàn cảnh của Kiều để diễn tả cho chính xác.
Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.