Top 10 Bài múa trung thu hay và hấp dẫn nhất
Trung Thu đang đến rất gần, chắc hẳn nhiều em nhỏ đang cảm thấy nôn nao và trông đợi ngày Tết đặc biệt này. Tại các trường học, công việc chuẩn bị cho những ... xem thêm...tiết mục văn nghệ trong đêm rằm tháng Tám cũng đang được lên kế hoạch. Chính vì thế, những bài múa Trung thu hay nhất đang được nhiều người quan tâm. Hôm nay, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những bài múa đêm Trung Thu hay và ý nghĩa nhất nhé!
-
"Về miền cổ tích" là bài hát được sử dụng khá nhiều trong các tiết mục múa trung thu của các bé mầm non. Với gia điệu tươi vui ngập tràn màu sắc tuổi thơ với các nhân vật cổ tích quen thuộc là: thạch sanh, cây đa, chú cuội, bé ngoan và bông cúc trắng, cô Tấm, trái thị,..
Bài hát thật sự đã mang lại không khí rộn ràng cho đêm rằm thêm thú vị. Các động tác múa linh hoạt theo giai điệu của bài hát chắc chắn sẽ làm các bé thích thú.
Lời bài hát:
"Theo dấu xưa vó ngựa cùng vượt qua muôn núi cao
Qua suối sâu thác ghềnh về với quê hương trầu cau
Tay nắm tay với nụ cười, mời bạn cùng về đây
Ta đến thăm những đền đài, đến thăm miền cổ tích
Về miền cổ tích tính tính tang cây đàn thạch sanh
Về miền cổ tích có cây đa chú cuội ngồi không
Về miền cổ tích cô bé ngoan và bông cúc trắng
Về miền cổ tích cô Tấm trong trái thị đi ra.
Trăng sáng vui ngắm nhìn kìa chị Hằng Nga rất xinh
Xanh vỏ nhưng đỏ lòng ồ trái dưa trên đảo hoang
Xe cát ơi dã tràng 1 đời cần cù xong chưa?
Ăn khế ta trả vàng nào vút bay về miền xa."
-
"Rock vầng trăng” – một ca khúc sôi động và có phần lời cực kì dễ thương cực hợp với không khí của ngày lễ Trung thu của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng, đã từng được Mắt Ngọc thể hiện rất thành công. Nếu lựa chọn một tiết mục múa sôi động trong đêm trung thu cho các bế mầm non thì Rock Vầng Trăng cũng là một lựa chọn không tồi.
Lời bài hát:
"Một bầu trời rực sáng soi ánh trăng
Lòng ngập tràn bỗng nhớ về tuổi thơ
Bồi hồi nhìn đàn chúng em đùa vui
Rộn ràng đèn, trong tay lung linh nến.
Cùng bạn bè ngồi dưới ánh trăng vàng
Kể chuyện mình ngày xưa lúc còn bé thơ
Đèn Hồng Hồng xanh tím đèn quay nhanh
Cùng hòa nhịp, hát vui cùng vầng trăng.
Hỡi chị Hằng Nga, Chú Cuội ngồi mơ đến ngày về trái đất kia
Có bầy trẻ thơ, Đang ngồi kể chuyện
Chuyện bà kể nghe đời xưa
Hãy hòa đàn ca khúc nhạc tình tang
Thỏ Ngọc tung tăng dưới trăng.
Chú cuội ngẩn ngơ, kể chuyện năm xưa
Giờ ngồi làm thơ thình hoài !!"
-
Đây là bài hát nằm lòng của rất nhiều các em thiếu nhi. Kể từ khi ra mắt, cứ mỗi dịp Trung Thu về những giai điệu của bài hát "Chú cuội chơi trăng" lại được cất lên, mang lại cho tất cả mọi người một không khí vui vẻ, sôi động, ngập tràn hình ảnh về chú Cuội, cung trăng, gốc đa già... Lời bài hát Chú Cuội Chơi Trăng rất gần gũi, tự nhiên, được viết trên nền nhạc nhẹ nhàng, ngọt ngào, đem lại cho người nghe rất nhiều cảm xúc. Bạn nghĩ sao? Nếu bài hát này được xây dựng cho một bài múa đêm trung thu, chắc chắn sẽ rất tuyệt vời rồi!
Lời bài hát:
"Chú Cuội chơi trăng tình rằng tình rằng
Chú Cuội, Cuội chơi trăng
Ngàn năm ngàn năm vẫn thế
Chơi trăng chơi trăng dông dài
Cuội hỡi hỡi Cuội ơi, Cuội hỡi hỡi Cuội ơiVui cảnh đồng quê ban khi vui cảnh đồng quê
Bỗng đâu Cuội muốn lên tiên lên tiên thoát trần
Ai ngờ lên trăng, Cuội ngồi Cuội ngồi gốc đa
Một mình ngậm ngùi xót xa
Đói lòng chẳng có gì ăn
Chúng bạn chẳng có mà chơi
Cuội ơi rau cháo thương nhau
Còn hơn lên tới cung trăng mà ngồi một mình". -
''Vầng trăng cổ tích'' cũng là một ca khúc quen thuộc được vang lên cứ mỗi khi Trung Thu về. Với giai điệu trong sáng, hồn nhiên ca khúc này như một chuyện nhỏ đầy thú vị của một em bé khi đang ngồi ngắm trăng. Những hình ảnh tượng trưng cho tết Trung Thu như chú cuội, cây đa, vầng trăng xuất hiện trong bài hát càng làm cho người nghe cảm thấy đây thật sự là một đêm trăng bình yên mang một vẻ đẹp đầy chất thơ. Đặc biệt với các tiết mục múa vào đêm trung thu thì bài hát này chắc chắn sẽ đem đến nhiều điều thú vị cho người xem, các cô giáo mầm non nên lưu lại nhé!
Lời bài hát:
"Một vầng trăng tỏ, treo trên đỉnh trời
Bay về đâu thế đàn cò trắng ơiBà ơi chú cuội có nhớ nhà không ?
Sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trầnNghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay giàNghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay giàMột đàn chim nhỏ chơi trăng giữa trời
Biết bao giờ nhỉ cuội được xuống chơiBà ơi chú cuội có nhớ nhà không ?
Sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trầnNghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay giàNghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già'' -
Không nằm ngoài danh sách này, "Ông Tiên vui" cũng là một bài hát tuyệt vời cho các tiết mục múa đêm trung thu. Với giai điệu, ca từ vui nhộn, chắc chắn rằng ca khúc này sẽ tạo nên hiệu ứng đầy bất ngờ, khiến đêm hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.
Lời bài hát:
"Ông tiên vui ông có cái râu dài
Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây
Ông tiên vui ông thường hay nói dối
Chốn thiên đinh chẳng có tháng ngày trôi
Ông tiên vui ông có cái căn nhà
Bên lưng đồi thường khi ông nghé qua
Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng
Khiến em buồn em nhớ đến ngẩn ngơ
Ông tiên vui nên tính hay đùa
Em xin quà ông hứa sẽ mua cho
Ông tiên vui ông thường cho em bánh
Bánh thơm bằng sương mát với ngàn hoa." -
Bài hát "Cây đa quán dốc" gợi đến những hình ảnh rất quen thuộc của người dân đồng bằng Bắc bộ, trong các làng xóm như hình ảnh về cây đa đầu làng, quán dốc, miếng trầu, con chim khách, các cô gái má hồng... Lời bài hát vừa thể hiện được những nét đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người dân vừa có nhịp điệu, đem lại cho người nghe rất nhiều cảm xúc và như gợi lại những kỉ niệm khi sinh sống ở làng quê yên bình. Và chắc chắn sẽ là sự thiếu xót nếu liệt kê các bài múa đêm trung thu mà lại bỏ qua bài hát này, đây cũng là sự lựa chọn mà nhiều cô giáo mầm non dành cho các tiết mục của lớp mình.
Lời bài hát:
"Cùng nhau trèo lên quán dốc lốc ca lốc cốc tìm gốc cây đa...
Nghỉ chân têm ba miếng trầu gối đầu tay không để ngắm sao trời
Nhà ai có con chim khách lách ca lách cách tìm đến chim kêu
Rằng a có ba cô nàng má đỏ môi hồng chúm chím đồng tiền
Hỏi cây đa sao vắng gió mỗi khi đêm về tang tính tình tang
Gốc đa nghiêng bóng đầu làng nối dây tơ hồng để ai ngóng trông
Rằng ai đi qua quán dốc nhớ chân quay về têm miếng trầu cay
Gốc đa soi bóng từng ngày đợi ai ai chờ đợi ai...
Cây đa chờ mắt em buồn tang tình tang tính tình tang
Cây đa buồn mắt em chờ tang tình tang tính tình tang..."
-
''Rước đèn tháng Tám'' do nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, đã làm sống lại kỷ niệm tuổi thơ của biết bao người cứ mỗi dịp Trung Thu đến, gợi nhớ về ký ức lại được tung tăng rước đèn đi chơi. Bài hát được nhiều thế hệ thiếu nhi học thuộc lòng, gắn liền với hoạt động múa rước trong đêm hội trăng rằm. Mỗi lần giai điệu “Rước đèn tháng Tám” vang lên, ai ai cũng như sống lại trong không khí rộn ràng với điệu múa lân, cùng tiếng trống “Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh". Ca khúc này được nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác đúng thời khắc các em nhỏ vui chơi đón Trung Thu. Sau hơn 50 năm ra đời, cho đến nay vẫn là bài hát ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Ca khúc đã diễn tả đầy đủ niềm vui sướng, hân hoan của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm và thường được lựa chọn để làm các tiết mục ca, múa trung thu mầm non.
Lời bài hát:
''Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằmĐèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màuTít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị HằngTùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị HằngTết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn, năm ba phầnNgọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm'' -
Ca từ và giai điệu khá vui nhộn của "Bé thương ông địa" cũng sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho các tiết mục múa trung thu cho bé mầm non. Với bài này, ngoài các động tác múa, các cô nên chú ý về trang phục sao cho phù hợp, và đẹp mắt, đặc biệt không thể thiếu hình ảnh ông địa cùng lân sư rồng, chắc chắn sẽ tạo nên những hiệu ứng tuyệt vời cho cả tiết mục.
Lời bài hát:
"Ơi ông địa có cái bụng ngộ ghê
Cầm cái quạt ông nhảy múa say mê
Ơi ông địa có gương mặt thật duyên
Ông mãi cười như không biết mỏi miệng.Đi xem múa lân hay là xem múa rồng
Em thích nhất ông địa vì ông địa rất vui
Ông địa không dám trèo cao như lân như rồng
Ông đứng múa dưới đường trông mặt thấy mà thương." -
Có lẽ đây là bài hát đặc biệt và hay nhất khắc họa về cuộc hàng trình lên thăm cuội của bé con. Với ca từ gần gũi với cuộc sống thường ngày cùng một giai điệu nhẹ nhàng chính là điểm cộng đã giúp cho ca khúc “Lên thăm chú Cuội” sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Sẽ thật tuyệt vời nếu bài hát này là nền nhạc cho tiết mục của các bé!
Lời bài hát:
"Đêm khuya trăng chiếu sáng cánh đồng xa
Thấy ngay chú cuội đang ngồi bên gốc đa
Bao la lấp lánh biết bao vì sao
Con tàu vũ trụ nhớ muôn ánh sao vẫy chào
sẵn sàng rồi tàu em sắp lên đường
Tết trung thu trăng rằm ánh vàng tỏa đầy muôn phương
Chú cuội ơi thỏa lòng bấy lâu mong đợi
Tàu em đang lướt không gian
Nhằm rơi ánh trăng giữa trời
Đêm nay ta quyết chí lên trời cao
Trên tàu vũ trụ thỏa niềm ước ao
Quanh ta sao sáng lấp lánh mọi nơi
Bắt tay chú cuội dưới chân gốc đa sáng ngời
Các bạn ơi tàu ta đã lên đường
Muốn lao nhanh trên trời leo vào bầu trời sao băng
Chú cuội ơi ở xa có nghe tiếng nhạc
Tàu em đang lướt nhanh nhanh
Nhạc vang ú u ú ù" -
"Vũ khúc thiên đình" là khúc nhạc phim Tây Du Ký quen thuộc đối với ký ức của nhiều người. Chắc hẳn khi giai điệu của nó vang lên sẽ có không ít người liên tưởng về cảnh sắc tuyệt đẹp cõi tiên với mây trắng bồng bềnh, với ánh trăng sáng vằng vặc, với những cô tiên nữ đàn hát say sưa,...
Chắc chắn rồi, lựa chọn Vũ khúc thiên đình là tiết mục múa đêm trung thu cũng là một ý tưởng tuyệt vời mà các cô giáo mầm non không nên bỏ qua. Với bài này, các động tác nên nhẹ nhàng, uyển chuyển và cần trang phục thật phù hợp, xây dựng bốn cảnh tựa chốn thiên đình để thu hút người xem cũng như tạo sự thích thú cho các bé.