Top 19 Bài hát thiếu nhi Việt Nam hay nhất

Đinh Minh Huệ 28247 0 Báo lỗi

Bằng những lời ca trong sáng, hồn nhiên, dí dỏm mà không kém phần sâu sắc về lời ca, ngôn từ, giai điệu, các nhạc sĩ viết nhạc cho thiếu nhi đã gửi gắm tới mọi ... xem thêm...

  1. “Em đi giữa biển vàng” được phổ nhạc từ bài thơ “Mùa lúa chín” của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng vào những năm sau giải phóng. Nhạc có trong thơ và trong thơ có nhạc, hai tâm hồn đồng điệu đã gặp nhau để tạo nên một bức tranh quê hương đậm đà hương lúa bằng nhạc, bằng thơ.


    "Em đi giữa biển vàng

    Nghe mênh mang trên đồng lúa hát

    Hương lúa chín thoang thoảng bay

    Làm lung lay hàng cột điện

    Làm xao động cả rặng cây"


    Hiện lên trong câu hát là hình ảnh nông thôn Việt Nam hiền lành, bình dị, yên lành với cánh đồng phù sa màu mỡ thẳng cánh cò bay ngạt ngào hương lúa vào ngày mùa. Bằng hình ảnh nhân hóa hợp lí cùng lời ca giản dị, mộc mạc đã giúp cho người nghe thêm yêu quê hương, đất nước, thấy lòng mình tĩnh lại, thấy được cả niềm vui trong trẻo, ngọt ngào, thấy đằm thắm hơn và cũng đáng yêu biết bao nhiêu. Trước cái nhìn hồn nhiên về cuộc sống đã làm cho bài hát có sức sống mãnh liệt trước bao đổi thay của đất nước, con người. Sức sống đó còn lan tỏa mãi mai sau.

    Bài hát Em đi giữa biển vàng
    Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo)
    Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo)

  2. “Đưa cơm cho mẹ đi cày” sẽ là một minh chứng nữa về tình yêu gia đình được gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước. Một bài hát đẹp cả về lời ca, giai điệu, dí dỏm, hóm hỉnh với cảm xúc chứa chan. Để từ đó, cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân nhân được tái hiện qua từng câu hát mà trong đó, trẻ em cũng góp phần không nhỏ để tạo nên chiến thắng hào hùng: Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng Mẹ ăn cơm cho nóng, mà để trâu cho con chăn, ớ…chăn trâu Mai lúa thơm xóm thơm làng Lúa thơm lừng cả bày tay là thơm nắng hôm nay Khi em đưa cơm cho mẹ vui đi cày


    Vượt qua cả giới hạn của một thời kì gian khổ, người nông dân vẫn “vui đi cày”, cho đến mãi hôm nay, lời ca vẫn có sức lay động lòng người, vẫn gần gũi cho dù thế hệ trẻ ngày nay đang sống trong hòa bình thì vẫn cảm nhận được rõ nét về tình yêu của em nhỏ trong bài hát. Từ đó, một bài học làm người được nhen nhóm và lớn dần lên trong mỗi con người Việt Nam.

    Bài hát Đưa cơm cho mẹ đi cày
    Đưa cơm cho mẹ đi cày - Hàn Ngọc Bích
    Đưa cơm cho mẹ đi cày - Hàn Ngọc Bích
  3. Không phải là nhạc sĩ của tuổi thơ nhưng nhạc sĩ Phan Nhân đã viết lên được những lời ca trong sáng, rộn ràng, trong trẻo, tươi vui dành cho trẻ em thông qua “Chú ếch con”. Hình ảnh chú ếch hiện lên thật nên thơ làm sao:


    Kìa chú là chú ếch con
    Có đôi là đôi mắt tròn
    Chú ngồi học bài một mình
    Bên hố bom kề vườn xoan
    Bao chú cá trê non
    Cùng bao cô cá rô ron
    Tung tăng chiếc vây son
    Nhịp theo tiếng trống vang dồn


    Ca từ giản dị, dễ hiểu, gần gũi, thân thương đã nhân cách hóa được chú ếch tưởng xấu xí mà trở nên đáng yêu trước một khung cảnh rất nên thơ: Chú chăm chỉ học bài bên cạnh hố bom nơi vườn nhà. Bên cạnh đó, chú còn được cổ vũ bởi những con vật đáng yêu khác nữa. Giai điệu tươi vui với tiết tấu nhanh, sôi nổi nhưng rất nhẹ nhàng đi vào lòng người:dù trong hoàn cảnh có khó khăn bao nhiêu, chúng em vẫn vui tươi múa hát để từ đó, thế hệ trẻ ngày nay càng thấm thía hơn và càng quyết tâm học tập hơn nữa để xứng đáng với các thế hệ cha anh đi trước. Và đơn giản hơn, bài hát như một lời động viên chúng em cần nỗ lực mỗi ngày.

    Bài hát Chú ếch con
    Chú ếch con - Phan Nhân
    Chú ếch con - Phan Nhân
  4. Bài hát như là cánh chim nhỏ trong hàng triệu bài hát dành cho thiếu nhi nhưng lại có sức lay động kì lạ:


    "Ba sẽ là cánh chim

    Đưa con đi thật xa

    Mẹ sẽ là nhành hoa

    Cho con cài lên ngực.."


    Lời ca đi thẳng vào tâm thức người nghe thật dịu dàng, ấm áp và trìu mến biết bao nhiêu đã gợi nên niềm yêu thương, niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ đối với thế hệ tương lai của đất nước.


    Giai điệu chứa chan ân tình sâu đậm: "Ba sẽ là lá chắn che chở suốt đời con…” để rồi không phụ tấm lòng mẹ cha, em cũng sẽ lớn lên trở thành người công dân có ích, em vẫn luôn ghi nhớ một điều: cha mẹ cho em cuộc sống hôm nay, cha mẹ chính là quê hương, là nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn thành người. Bài hát không dài,câu từ gọn và đơn giản nhưng mỗi lần thế hệ trẻ cất lên tiếng hát, bao lần xúc động khôn nguôi về một tình yêu bao la: tình yêu của ba mẹ dành cho con và tình yêu, lòng biết ơn của những đứa con với ba mẹ của mình.

    Bài hát Cho con
    Cho con - Phạm Trọng Cầu
    Cho con - Phạm Trọng Cầu
  5. "Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh.

    Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh.

    Cây cho trái và cho hoa.

    Sông cho tôm và cho cá

    Đồng ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca.
    Anh bộ đội đến nhà, cho em lòng dũng cảm.

    Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha."


    Lời hát đơn giản, không cầu kì, lời ca giai điệu rất dễ thuộc đã tạo nên bài hát thiếu nhi mộc mạc, đơn xơ. Cho em nắng ban mai là mỗi sớm, là bầu trời bao la với không khí trong lành…


    Cây tất nhiên cho hoa cho trái, sông phải cho cá cho tôm…. Anh bộ đội sẽ cho em một tấm gương về lòng dũng cảm…Và tình yêu xóm làng, quê hương sẽ truyền cho em qua lời dạy của cô giáo. Mọi thứ giản dị nhất, mộc mạc nhất, thân thuộc nhất, gần gũi nhất trong cuộc sống đời thường đều hiện lên trong câu hát làm cho bài hát càng thêm thiết tha, trìu mến, đáng yêu. Nhưng hơn hết, để có được cuộc sống hòa bình không có chiến tranh để cây có thể nở hoa, sông có thể cho cá tôm…cô giáo có thể lên giảng đường thì phải nhờ vào công lao của một Con người vĩ đại: Bác Hồ kính yêu. Cả đời Người đã đấu tranh cho tự do, cho hòa bình và cho hạnh phúc của cả nhân loại. Và Người đã cho em có được cuộc sống mến yêu ngày hôm nay.

    Bài hát Bác Hồ - Người cho em tất cả
    Bác Hồ - Người cho em tất cả - Hoàng Lân, Hoàng Long
    Bác Hồ - Người cho em tất cả - Hoàng Lân, Hoàng Long
  6. Ca khúc của nhạc sĩ Trương Quang Lục đã đi vào tuổi thơ của bao nhiêu người với ca từ ý nghĩa, thể hiện mong ước về một thế giới hoà bình tươi đẹp của trẻ em.


    "Trái đất này là của chúng mình

    Vàng trắng đen tuy khác màu da

    Bạn yêu ơi, chúng ta là hoa quý

    Đầy hương thơm nắng tô màu tươi thắm

    Màu hoa nào - Cũng quý cũng thơm !

    Màu da nào - Cũng quý cũng thơm !"


    Đây là bài hát hầu như không thể thiếu trong tất cả các chương trình cho thiếu nhi,nhi đồng và được rất nhiều trẻ em ở Việt Nam thuộc lời. Không những vậy, bài hát “Trái đất này là của chúng mình” còn lọt vào top nhạc thiếu nhi quốc tế hay được nhiều người yêu mến.

    Bài hát Trái đất này là của chúng mình
    Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục
    Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục
  7. Là một sáng tác của cố nhạc sĩ Lê Thương, ca khúc “Thằng Cuội” được đông đảo các em thiếu nhi yêu mến và được vang lên nhiều nhất mỗi khi hè về và dịp Trung thu đến. Lời của ca khúc là một bức tranh mang màu sắc cổ tích truyền thuyết mà vẫn rất dung dị đời thường.


    Lặng nghe trăng gió bảo nhau

    "Chị kia quê quán ở đâu?"

    Gió không có nhà

    Gió bay muôn phương

    Biền biệt chẳng ngừng

    Trên trời nước ta


    Ca từ gần gũi với cuộc sống thường ngày và giai điệu nhẹ nhàng chính là điểm cộng giúp cho ca khúc “Thằng Cuội” sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Đặc biệt, ca khúc này một lần nữa lại được đông đảo khán giả nhớ đến và yêu thích khi đạo diễn Victor Vũ sử dụng làm ca khúc chủ đề cho bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

    Bài hát "Thằng cuội"
    Thằng Cuội - Lê Thương
    Thằng Cuội - Lê Thương
  8. Bài hát Cánh én tuổi thơ được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1987, dựa trên ý tưởng của câu ngạn ngữ Pháp “Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân”.


    "Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân

    Rủ nhau én về theo làn nắng ấm dần

    Thấy mênh mông xanh tươi bao sắc cỏ cây

    Bầu trời xanh tung bay cánh chim tuyệt vời

    Dệt mùa xuân với muôn ngàn tia nắng mới"


    Bài hát mang đến cho người nghe cảm giác bình yên, hồn nhiên trong trẻo của lứa tuổi thiếu nhi. Đây cũng là ca khúc “nằm lòng” của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.

    Bài hát Cánh én tuổi thơ
    Cánh én tuổi thơ - Phạm Tuyên
    Cánh én tuổi thơ - Phạm Tuyên
  9. Ca khúc “Đi học” được xem là một trong những sáng tác kinh điển viết về đề tài thiếu nhi. Bài hát do cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc vào năm 1976 dựa trên ý thơ của cố nhà thơ Hoàng Minh Chính. Bài hát nói về tâm trạng hân hoan của thiếu nhi mỗi khi tựu trường.


    "Hôm qua em tới trường

    Mẹ dắt tay từng bước

    Hôm nay mẹ lên nương

    Một mình em đến lớp

    Chim đùa theo trong lá

    Cá dưới khe thì thào

    Hương rừng chen hương cốm

    Em tới trường hương theo"


    Toàn bộ ca khúc mang một bầu không khí thanh khiết và tràn ngập tình yêu quê hương đất nước, tình mẫu tử, tình cảm thầy cô bạn bè…Ca khúc mang ước nguyện của toàn dân thời điểm bấy giờ - chiến tranh kết thúc, đất nước bình yên, mọi người có cuộc sống bình thường, trẻ em được đến trường.

    Bài hát Đi học
    Đi học - Bùi Đình Thảo
    Đi học - Bùi Đình Thảo
  10. “Tía em, má em” là một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Lương, được sáng tác vào năm 1953. Đây cũng là bài hát đầu tiên ca ngợi người nông dân chân lấm tay bùn với ca từ mộc mạc gần gũi đậm chất đồng quê miền Tây Nam Bộ và giai điệu rộn ràng, vui tươi. Chính vì vậy, ngay khi vừa ra mắt, ca khúc đã nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của đông đảo khán giả là tầng lớp nông dân và các em thiếu nhi. Ca khúc là sự tự hào của những người con có cha mẹ làm công việc đồng áng bởi ở thời điểm đó, nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế đất nước.


    "Những đêm trời trăng lên tròn tròn

    Gió đưa ngàn cây nghe xạc xào

    Chúng em cùng họp đoàn vui chơi

    Chúng em cùng họp đoàn vui ca

    Trong ánh trăng ngà lung linh"

    Bài hát Tía em, má em
    Tía em, má em -  Văn Lương
    Tía em, má em - Văn Lương
  11. "Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu

    Cán đây rất dài cán cao quá đầu

    Em cầm đèn sao em hát vang vang

    Đèn sao tươi màu của đêm rầm liên hoan!"

    Chiếc đèn ông sao là giai điệu luôn được vang lên mỗi dịp Trung thu đến. Bài hát này nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1956 khi ông đang công tác tại Trung Quốc. Chính không khí nhộn nhịp trong khu học xá Trung ương (tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc) trong ngày Trung thu đã khiến cho nhạc sĩ càng thêm thổn thức nỗi nhớ quê hương, đất nước và đặc biệt là các em thiếu nhi Việt Nam.


    Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc này với tất cả niềm yêu mến thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Giai điệu tiếng trống rộn ràng cùng không khí tràn ngập màu sắc vui tươi, yêu đời của ca khúc này đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ trẻ em đất nước hình chữ S. Trải qua gần 60 năm kể từ khi ra đời, ca khúc này vẫn được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích và hát vang mỗi khi hè về và Trung thu đến.

    Bài hát "Chiếc đèn ông sao"
    Chiếc đèn ông sao - Phạm Tuyên
    Chiếc đèn ông sao - Phạm Tuyên
  12. Em là hoa hồng nhỏ là bài hát được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác dành tặng cho thiếu nhi. Lời bài hát tựa như tâm sự của em bé dành tình cảm yêu thương chân thành cho ba mẹ mình.


    "Em sẽ là mùa xuân của Mẹ

    Em sẽ là mùa xuân của cha

    Em đến trường học bao điều lạ

    Môi mỉm cười là những nụ hoa

    Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ

    Em gối đầu trên những dòng thơ

    Em thấy mình là hoa hồng nhỏ Bay giữa trời là tháng ngày qua"


    Giai điệu rộn ràng, vui tươi, bài hát khiến cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh mỗi cô bé, cậu bé là một nụ hoa xinh xắn nhất.

    Bài hát em là hoa hồng nhỏ
    Em là hoa hồng nhỏ - Trịnh Công Sơn
    Em là hoa hồng nhỏ - Trịnh Công Sơn
  13. Có thể nói, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng là ca khúc nổi bật trong dòng những sáng tác viết về đề tài "Bác Hồ với tuổi thơ". Đây là ca khúc được nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác vào cuối năm 1945.


    Tuy bài hát chủ yếu là những ca từ đơn giản, lặp đi lặp lặp lại nhiều lần thế nhưng khắc họa rõ nét tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ. Bên cạnh đó, hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam hiện lên trong bài hát hết sức đẹp đẽ mà vẫn bình dị và gần gũi vô cùng.


    "Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh
    Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài.
    Bác chúng em, nước da nâu vì sương gió
    Bác chúng em, thề cương quyết trả thù nhà
    Hồ Chí Minh kính yêu chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời."


    Trải qua hơn 70 năm nhưng bài hát này vẫn được các em thiếu nhi yêu thích và biểu diễn trong các buổi liên hoan văn nghệ.

    Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hoen thiếu niên nhi đồng.
    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Phong Nhã
    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Phong Nhã
  14. Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai là ca khúc do nhạc sĩ Lê Mây sáng tác dựa trên lời thơ của tác giả Phùng Ngọc Hưng và được thể hiện bởi ca sĩ Trần Hoài Băng và Hạnh Dung.


    Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy. Bài hát như lời gửi gắm của tác giả về việc luôn phải quan tâm đến thế hệ được ví như "mầm xanh" của đất nước.


    "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
    Xin được nhắc ngàn lần hơn thế
    Trái đất chưa im tiếng bom rơi
    Xin điệp khúc triệu lần hơn thế bao trẻ em còn đói rách trên đời"


    Đây là ca khúc "bất hủ" dành cho thiếu nhi của mọi thế hệ, mọi thời đại từ nay về sau. Không những thế, tác phẩm xứng đáng đại diện cho phần nào tiếng nói của trẻ em với xã hội. Một bài ca xứng tầm quốc tế không chỉ riêng ở Việt Nam

    Bài hát Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai
    Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai - Lê Mây
    Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai - Lê Mây
  15. Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng là một bài hát quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam. Bài hát này đã nằm trong Top 50 bài hát thiếu nhi của Việt Nam hay nhất thế kỉ 20 và được đứng ở vị trí thứ 42.

    Nội dung bài hát thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết của thiếu nhi trên toàn thế giới. Dù sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất này, dù cho màu da có khác nhau, thế nhưng thiếu nhi trên khắp thế giới vẫn luôn thương yêu và gắn bó với nhau.


    "Ngàn dặm xa không ngăn anh em kết đoàn

    Biên giới sâu không ngăn mối dây thâm tình

    Loài giặc kia không ngăn tình yêu chứa chan

    Của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình.

    Vui liên hoan thiếu nhi thế giới

    Ta ca hát vang lên niềm vui

    Ca vang lên vang lên tay tay nắm qua biển núi

    Trong tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời

    Vang khúc ca yêu đời."


    Đây cũng là ca khúc thể hiện niềm khát khao của trẻ em về một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. Mặc dù bài hát ra đời vào năm 1950 nhưng cho đến nay, ca từ và giai điệu của bài hát vẫn rất nhiều ý nghĩa và luôn được các em thiếu nhi yêu thích.

    Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
    Thiếu nhi thế giới liên hoan - Lưu Hưu Phước
    Thiếu nhi thế giới liên hoan - Lưu Hưu Phước
  16. Cũng viết về tâm trạng của thiếu nhi khi đến trường, nhưng không giống như ca khúc “Đi học” của cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, ca khúc “Ngày đầu tiên đi học” lại thể hiện sự bỡ ngỡ, những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, tủi thân, nhưng cũng đan xen niềm háo hức là tâm trạng chung của những em bé thiếu nhi ngày đầu tiên đến với lớp học.


    "Ngày đầu tiên đi học

    Mẹ dắt tay đến trường

    Em vừa đi vừa khóc

    Mẹ dỗ dành yêu thương!

    Ngày đầu tiên đi học

    Em mắt ướt nhạt nhòa

    Cô vỗ về an ủi ,

    Chao ôi sao thiết tha!"


    Bài hát đã được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện viết vào những năm đầu thập niên 90, phổ nhạc dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Viễn Phương. Sở dĩ ca khúc này được nhiều thế hệ trẻ thơ Việt Nam thuộc nằm lòng là vì ca từ quá đỗi đời thường và chân thật. Khi nghe lại bài hát này, tâm hồn mỗi người dường như lắng lại và nhớ lại về kỷ niệm đẹp một thời cắp sách tới trường. Đây chắc chắn cũng sẽ là một trong những bài hát hay nhất dành cho thiếu nhi nhân ngày 1/6.

    Bài hát Ngày đầu tiên đi học
    Ngày đầu tiên đi học - Nguyễn Ngọc Thiện
    Ngày đầu tiên đi học - Nguyễn Ngọc Thiện
  17. Ca khúc Cả nhà thương nhau được Phan Văn Minh sáng tác năm 1988 để tặng vợ con sau những năm công tác ở miền núi xa xôi. Những xúc cảm thân thuộc trong gia đình đã trở thành nguồn cảm hứng giúp nhạc sĩ hoàn thành ca khúc này chỉ trong 15 phút.


    "Ba thương con vì con giống mẹ

    Mẹ thương con vì con giống ba.

    Cả nhà ta cùng thương yêu nhau

    Xa là nhớ, gần nhau là cười.

    Ba thương con vì con giống mẹ

    Mẹ thương con vì con giống ba

    Cả nhà ta cùng thương yêu nhau

    Xa là nhớ, gần nhau là cười."


    Tuy bài hát chỉ gói gọn trong 4 câu ngắn nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ: "Ba thương con vì con giống mẹ/ Mẹ thương con vì con giống ba/ Cả nhà ta cùng thương yêu nhau/ Xa là nhớ, gần nhau là cười". Ca sĩ Xuân Mai, bé Bảo An hay Yến Nhi từng thể hiện thành công ca khúc này.

    Bài hát Cả nhà thương nhau
    Cả nhà thương nhau - Phan Văn Minh
    Cả nhà thương nhau - Phan Văn Minh
  18. "Em yêu trường em, với bao bạn thân, và cô giáo hiền như yêu quê hương, cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương. Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở Nào mực nào bút, nào phấn nào bảng, cả tiếng chim vui, trên cành cây cao, cả lá cờ sao trong nắng thu vàng. Yêu sao yêu thế trường của chúng em."

    Bài hát do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930) là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều nhất sáng tác về các ngành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống.


    Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ông còn có bút danh là Y - Na (tức "Yêu Ngọc Anh" - Ngọc Anh là người bạn đời của ông). Bài hát em yêu trường em là ca khúc sáng tác cho các em thiếu nhi khi bắt đầu đi học. Lời bài hát trong sáng với giai điệu vui tươi được các em thiếu nhi rất yêu thích cho đến tận ngày nay.

    Bài hát Em yêu trường em
    Em yêu trường em - Hoàng Vân
    Em yêu trường em - Hoàng Vân
  19. Nhạc sĩ Ngọc Lễ đã chia sẻ bài hát vào đêm giao thừa năm 1997. Theo đó, nữ ca sĩ trình bày Ba ngọn nến lung linh là Phương Thảo, cô đã thắp 3 ngọn nến để cầu nguyện sẽ sinh được con gái. Hình ảnh này để lại ấn tượng mạnh mẽ cho nhạc sĩ Ngọc Lễ và ông đã sáng tác nên ca khúc.


    Bài hát là lời gửi gắm niềm mơ ước về một gia đình hạnh phúc và ấm áp. Ba ngọn nến lung linh đã nhanh chóng đi vào lòng khán giả và trở thành "nhạc hiệu" của nhiều gia đình. Bài hát này thường xuyên được sử dụng trong nhạc Quốc tế Thiếu nhi cho các bé ở nhà trẻ.

    Bài hát ba ngọn nến lung linh
    Ba ngọn nến lung linh
    Ba ngọn nến lung linh



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |