Top 10 Bài hát Nga quen thuộc nhất đối với người Việt

Thiên Nga 261 0 Báo lỗi

Văn hóa, âm nhạc Nga có sức sống lâu dài và mãnh liệt, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt Nam. Cho đến ngày nay, âm nhạc Nga chiếm một vị trí vững ... xem thêm...

  1. Đôi bờ do nhạc sĩ Andrey Yakovlevich sáng tác, phần lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan. Tác phẩm là bài hát chủ đề trong Khát nước, bộ phim sản xuất năm 1959, nói về chiến tranh Vệ quốc. Nội dung phim dựa trên một số câu chuyện có thật. Bài hát này nói về tình yêu chân thành giữa một cô gái và một chàng trai. Ngoài những ca từ đẹp đẽ, lãng mạn với những hình ảnh như ''cỏ trong sương ướt'', ''sóng vờn với sóng...'', bạn còn có thể nghe thấy nỗi buồn sâu lắng của cô gái. Cô và người yêu không có liên lạc và chỉ có thể tồn tại ở “đôi bờ một dòng sông”.


    Bài hát Đôi bờ được nhiều người Việt biết đến. Lời tiếng Việt của bài hát này đầy chất thơ chứ không buồn bã như lời bài hát tiếng Nga. Phần lời Việt cũng nhẹ nhàng và lạc quan hơn. Hai câu cuối trong lời bài hát Việt cũng thể hiện sự lạc quan này: “Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa”.


    "Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới

    Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời

    Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,

    một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…


    Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng

    Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng

    Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha

    Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…


    Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.

    Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.

    Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.

    Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…"

    Đôi bờ
    Đôi bờ
    Đôi bờ

  2. Chiều Matxcơva phần nhạc của Vasili Solovyov-Sedoy, lời của Mikhail Matusovsky. Bài hát được biết đến lần đầu qua một bộ phim nhưng không gây được chú ý. Đến khi nghệ sĩ Vladimir Konstantinovich Troshin thể hiện, Chiều Matxcơva như được thổi vào luồng sinh khí mới. Ngay lần phát sóng đầu tiên, bài hát thu hút sự yêu thích đặc biệt của thính giả và gây xúc động toàn Liên Xô (cũ).


    Lời bài hát Chiều Mátxcơva được người dân khắp thế giới yêu thích, trong đó có Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Ý, Trung Quốc,... Bài hát nổi tiếng và trở nên quen thuộc ở Việt Nam và được chuyển thể sang lời Việt qua sự biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng như Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy...


    "Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
    Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
    Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
    Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình
    Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
    Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình

    Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
    Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
    Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
    Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời
    Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
    Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời

    Kìa em ngước nhìn ai đôi màu mắt nâu huyền
    Dường như bao lưu luyến mối tơ duyên
    Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
    Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!
    Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
    Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!"

    Chiều Matxcơva
    Chiều Matxcơva
    Chiều Matxcơva
  3. Triệu đóa hồng là bài hát phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky. Bài thơ dựa theo câu chuyện trong tiểu thuyết, kể về tình yêu của danh họa tài ba người Gruzia, Niko Pirosmani, với một nữ ca sĩ người Pháp.


    Triệu đóa hồng gợi nhớ tuổi thanh xuân và nhắc nhở về tình yêu giữa biết bao chàng trai, cô gái. Tác phẩm này nổi tiếng không chỉ ở Nga. Ở Nhật Bản, bài hát này được gọi là "biểu tượng của những bản tình ca". Ở Việt Nam, bài hát này tiếp tục có sức sống lâu dài trong tiềm thức người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác.


    "Một chuyện tình yêu anh họa sĩ
    Vào trong tranh vẽ những u buồn
    Lòng anh thầm yêu nàng ca sĩ
    Cô gái rất yêu bông hoa hồng

    Dưới anh nắng sương long lanh
    Triệu cành hồng khoe sắc thắm
    Mới sáng sớm bên song thưa
    Em bên hoa cười trong nắng
    Mới diễm phúc cho anh
    Thêm bao yêu thương lòng say đắm
    Sẽ mãi mãi như hoa kia
    Trao cho em suốt cuộc đời..."

    Triệu đóa hồng
    Triệu đóa hồng
    Triệu đóa hồng
  4. Kachiusa là huyền thoại của âm nhạc Nga, cũng là bài hát thường cất trên môi những chiến sĩ Việt. Kachiusa là một bản tình ca được sáng tác vào năm 1938. Bài hát này đã là người bạn đồng hành với nhân dân Liên Xô trong chiến tranh, là niềm an ủi tinh thần cho các chiến sĩ Hồng quân. Người Nga hát những bài hát đặc biệt giàu cảm xúc. Vì giai điệu của Kachiusa có thể được nghe thấy ở khắp mọi nơi nên tác phẩm này đã trở thành một sự kiện trong thế giới âm nhạc và một hiện tượng xã hội ngay sau khi nó được tạo ra.


    Bài hát này nói về Kachiusa, một cô gái đem lòng yêu một người lính. Cô thường xuyên gửi cho anh những bức thư bày tỏ tình yêu đất nước, đôi lứa. Lời Nga có đoạn “Em bước trên bờ sông và cất tiếng hát về thảo nguyên bao la, về chim đại bàng, về người yêu, về những bức thư em gìn giữ...” để thể hiện điều đó.


    "Đào vừa ra hoa cành lá gió đưa vầng trăng tà.

    Ngoài dòng sông màn sương trắng vun lững lờ.

    Kìa bến sông thoáng bóng ai in trong lòng sương mờ.

    Cất cao lời ca làm rung cỏ cây ven bờ.

    Lời hát trong phút giây bay qua làn sương mờ biết chăng chàng ơi,

    tình Kachiusa đang chờ.


    Ngày này năm xưa chàng ra đi nơi miền biên thùy.

    Vì quê hương dù mấy khó nguy không sờn.

    Này hỡi ai nhắn cho ta mấy câu về phương trời,

    tới tay người yêu rằng ta nhớ mong đêm ngày.

    Rằng chớ quên mối duyên xưa ở bên dòng sông này,

    giữ yên làng quê, tình Kachiusa đang chờ."

    Kachiusa
    Kachiusa
    Kachiusa
  5. Chiều hải cảng là một trong những ca khúc trữ tình nổi tiếng nhất trong chiến tranh Vệ quốc. Chiều hải cảng (tiếng Nga: Вечер на рейде) là một bài hát nổi tiếng của nhà soạn nhạc Vasily Solovyov-Sedoi và được Alexander Churkin viết lời. Bài hát được sáng tác vào năm 1941 tại Leningrad.


    Bài hát kể về tình yêu của người thủy thủ với quê hương thân thuộc, thành phố cảng đang bị kẻ thù bao vây. Ca khúc Chiều hải cảng đã đi sâu vào trái tim của thế hệ người Việt đi trước và góp phần động viên các thế hệ thanh niên Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


    "Chiều xuống chiều dần buông

    Lặng lẽ trời mờ sương

    Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng.

    Đồng chí quý mến ơi

    Cùng đến với chúng tôi

    Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.

    Thành phố xinh xắn của tôi ơi

    Ngày mai tôi sẽ vắng xa rồi.

    Trời nắng mới sắp lên

    Tàu lướt nhớ tới em

    Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta..."

    Chiều hải cảng
    Chiều hải cảng
    Chiều hải cảng
  6. Cây thùy dương là bài hát thể hiện phong cách hợp xướng của người dân vùng Ural của Nga. Nhạc được viết bởi nhạc sĩ nổi tiếng Evgenhi Podygin và lời bài hát dựa trên những bài thơ của Mikhain Pilipenko. Bài hát Cây thùy dương được coi là một trong những giai điệu đẹp nhất trong âm nhạc Nga. Hình ảnh cây dương còn tượng trưng cho đất nước, con người Nga và có giá trị biểu tượng cao trong văn học, âm nhạc Nga. Hình ảnh này đã khắc sâu trong tâm trí người dân Nga và những ai từng đặt chân đến đất nước này.


    "Chiều dần buông màu tím vẳng bên sông lời hát êm đềm

    Hoà với tiếng tàu đêm chập chờn đi về xa phiá chân trời

    Cất tiếng hát bước chân đi cùng ngồi bên thuỳ dương mờ in bóng

    Nhìn bầu trời sao lấp lánh hát với nhau lời hát tâm tình

    Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi
    Này cành thùy dương yêu mếnbiết chăng em vì cớ sao buồn

    Này cành thùy dương yêu mếnbiết chăng em vì cớ sao buồn"

    Cây thùy dương
    Cây thùy dương
    Cây thùy dương
  7. Bài ca Thời thanh niên sôi nổi, còn được gọi là bài hát "Dù tuyết rơi gió nổi, dù những vì sao bay giữa trời đêm...", là một ca khúc Liên Xô nổi tiếng được viết vào năm 1958 bởi nhà soạn nhạc Alexandra Pahmutova và nhà thơ Lev Oshanin cho bộ phim của Fyodor Filippov là "Ở phía bên kia" .


    Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Victor Kin, mô tả cuộc sống khó khăn của các đoàn viên Komsomol của Liên Xô trong những năm 1920. Ngoài Thời thanh niên sôi nổi, Pakhmutova còn viết bốn bản nhạc khác dựa trên các bài thơ và một số bản giao hưởng của Oshanin. Bài hát này đã trở thành bài ca không chính thức của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga sau khi cơ quan này được thành lập vào năm 1994 và Sergei Shoigu trở thành bộ trưởng đầu tiên của cơ quan này.


    "Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ

    Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ

    Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta

    Trời cao muôn vì sao chói loà

    Dù sương gió tuyết rơi

    Dù vắng ngôi sao giữa trời

    Hoà trái tim với tiếng ca

    Thúc ta nhịp chân bước đường xa.

    Còn chân, còn nhịp bước, còn tiến lên

    Còn đôi mắt sáng ta đâu chịu hèn.

    Ngực còn đập theo tiếng nhịp sống chung

    Bền gan ta cùng đi tới cùng."

    Thời thanh niên sôi nổi
    Thời thanh niên sôi nổi
    Thời thanh niên sôi nổi
  8. Đàn sếu (tiếng Nga: Журавли) – là một bài hát Nga nổi tiếng do nhạc sĩ Yan Abramovich Frenkel phổ thơ của Rasul Gamzatov qua bản dịch tiếng Nga của Naum Grebnyov. Bài hát này viết về những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nhà thơ Dagestan Rasul Gamzatov đã viết bài thơ Đàn sếu bằng tiếng Avar. Ý tưởng viết bài thơ về loài sếu xuất hiện sau khi nhà thơ đến thăm Công viên Hòa bình ở Hiroshima, nơi có bức tượng của cô gái trẻ Teiko Sasaki. Trước khi cô gái chết vì bức xạ hạt nhân, cô vẫn hy vọng rằng nếu nỗ lực xếp đủ 1000 con sếu thì cô sẽ sống sót.


    Vài năm sau khi bài hát Đàn sếu ra đời, người ta đã dựng lên các tượng đài và phù điêu tượng trưng đàn sếu bay trên địa điểm chiến trường cũ. Hình ảnh con sếu trong bài hát đã trở thành biểu tượng tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Ở Liên Xô, người ta đã dựng tượng đài Đàn sếu ở Saratov và Leningrad.


    "Đôi lúc tôi chợt nghĩ rằng, người lính

    Trong cuộc chiến tranh đẫm máu đã hy sinh,

    Không vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất

    Mà hóa thành những đàn sếu trắng tinh.

    Họ bay mãi tự xa xăm quá khứ

    Tới ngày nay và trò chuyện cùng ta,

    Phải vì thế mà ta thường tư lự

    Hay chạnh buồn khi lặng ngắm trời xa.

    Hôm nay lúc hoàng hôn đang dần tới

    Tôi bồi hồi khi thấy giữa màn sương
    Đàn sếu trắng bay chỉnh tề hàng lối

    Như đoàn người lê bước giữa đồng hoang..."

    Đàn sếu
    Đàn sếu
    Đàn sếu
  9. Bài hát Tình ca du mục được sáng tác vào năm 1917 (có tài liệu từ năm 1924) và được viết bởi nhạc sĩ Boris Fomin (1900-1948). Ban đầu, Boris Fomin viết những bài văn có nội dung là nỗi nhớ nhung, nỗi buồn sâu thẳm, sự cô đơn và bất lực của một chàng trai sống giữa thảo nguyên rộng lớn. Bản Tình ca du mục ghi dấu dòng người Nga di cư sang châu Âu và trở thành hành trang tinh thần cho người Nga ở nước ngoài. Bài hát này nổi tiếng đến mức người ta quên mất tác giả và tưởng rằng đó là một bài dân ca Nga.


    Tình ca du mục với lời và nhạc nguyên bản của Boris Fomin và Konstantin Podolevsky vang vọng khắp các đường phố và sân khấu trên thảo nguyên rộng lớn của Liên Xô. Tại Việt Nam, Tình ca du mục cũng nổi tiếng không kém, được dịch hoàn hảo để người xem thưởng thức với các giọng ca như Trọng Tấn, Việt Hoàng.


    "Thảo nguyên bát ngát mênh mông đến cuối trời

    Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng

    Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng người

    Em thân yêu ơi biết em giờ này nơi nao

    Nhắn giúp cho ta chim ơi , nhắn giúp cho ta mây ơi

    Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào

    Lần theo dấu vết em đi , tìm đâu cho thấy em tôi

    Tình yêu bốc cháy trong tim phút giây nào nguôi

    Tháng tháng năm năm trôi qua

    Bão tuyết mưa rơi sương sa

    Tình anh vẫn xanh như lá cây trong mùa xuân..."

    Gọi điện
    Tình ca du mục
    Tình ca du mục
    Tình ca du mục
  10. Bài hát Tạm biệt Moskva của Pakhmutova do ca sĩ Lev Leshchenko và Valentina Tolkunova hát tại lễ bế mạc Thế vận hội mùa hè 1980 ở Moskva đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng hàng triệu người Nga và công dân nhiều nước khác nhau trên khắp thế giới.


    Lời bài hát này thể hiện sự tiếc nuối của ông về thời gian đã trải qua với cảnh quan và con người Nga. Tạm biệt Moskva vượt khỏi khuôn khổ của thế vận hội Olympic và trở thành bài hát trường tồn với thời gian, thường được hát khi rời xa xứ sở của những cây bạch dương và chú gấu Misha.


    "Tạm biệt Mátxcơνɑ

    Thật lặng уên νà thiêng liêng trong giờ ρhút chiɑ tɑу

    Quá trôi nhɑnh những ρhút giâу rất tuуệt νời.

    Ôi Misɑ xin tạm biệt người bạn hiền уêu thương

    Hãу trở νề νới khu rừng rất diệu kỳ!

    Buồn làm chi, mỉm cười đi trong giờ ρhút xɑ nhɑu

    Hãу khắc sâu trái tim tɑ những tháng ngàу

    Mátxcơνɑ xin tạm biệt hẹn gặρ lại mɑi đâу

    Những ước νọng sẽ tới gần νới bɑo người!

    Tạm xɑ nhɑu, bạn mến уêu!

    Kỷ niệm thương mến trong tim mɑng theo

    Và lời cɑ sẽ νɑng xɑ

    Mátxcơνɑ mãi ghi sâu lòng tɑ."

    Tạm biệt Moskva
    Tạm biệt Moskva
    Tạm biệt Moskva



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |