Top 10 Bác sĩ nổi tiếng nhất trong ngành Y học thế giới

Vô Vi 16111 0 Báo lỗi

Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc ... xem thêm...

  1. Hippocrates - cha đẻ của y học hiện đại và được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông là tác giả của “Lời thề Đạo đức Y khoa” (Lời thề Hippocrates) mà đến nay vẫn còn được sử dụng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nó được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo khi tốt nghiệp ra trường để hành nghề.


    Ông đã thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người. Theo ông cơ thể cần được nhìn nhận như một tổng thể chứ không phải là một tập hợp rời rạc của từng bộ phận. Và mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân, bác bỏ quan niệm bệnh tật do những ý nghĩ tội lỗi, do không trung thành với chúa. Ông là người đầu tiên miêu tả các triệu chứng của viêm phổi, động kinh ở trẻ em. Ông tin vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Do đó ông nhận thấy mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh với mức độ khác nhau, khả năng chống đỡ bệnh khác nhau. Đồng thời ông là thầy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm con người xuất phát từ não, không phải từ tim như nhiều người cùng thời vẫn nghĩ.


    Đến nay, phần lớn những gì được biết về phương pháp y học đến từ một bộ sưu tập hơn 60 cuốn sách y học Hippus Corpus, được coi là những tác phẩm cổ nhất về y học. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này. Các tác phẩm của Hippocrates nêu quan điểm chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh. Hippocrates chỉ ra cách định vị khớp, tầm quan trọng của việc lưu giữ hồ sơ về lịch sử và cách điều trị, mối quan hệ giữa thời tiết và một số bệnh tật. Các bác sĩ vào thời điểm đó chỉ quan sát người bệnh, dựa trên những gì có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy bên ngoài. Họ cũng làm thí nghiệm trên các loài động vật để so sánh với con người, nhưng tuyệt đối không thí nghiệm trên người đã mất.

    Bác sĩ cổ đại Hippocrates - Ông Tổ ngành Y
    Bác sĩ cổ đại Hippocrates - Ông Tổ ngành Y
    Bác sĩ cổ đại Hippocrates
    Bác sĩ cổ đại Hippocrates

  2. Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.


    Trong tâm khảm nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur là cha đẻ của vắc xin vì ông quá nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắcxin phòng bệnh dại. Thực tế Pasteur không phải là cha đẻ của vắc xin mà công này thuộc về một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London. Đó là Edward Jenner, người đã khẳng định hiệu quả của vắc xin trong phòng chống bệnh cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra đế chế vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.


    Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm. Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, châu Á.


    Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur mới phát hiện ra vi khuẩn. Thành công lớn nhất của Jenner là chinh phục được bệnh đậu mùa. Năm 1802, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa. Vị bác sĩ lần lượt được nữ hoàng Anh, Nga, hoàng đế Pháp, tổng thống Mỹ trao giải thưởng giá trị vì đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại.

    Bác sĩ Edward Jenner - Cha đẻ của vắc xin
    Bác sĩ Edward Jenner - Cha đẻ của vắc xin
    Bác sĩ Edward Jenner - Cha đẻ của vắc xin
    Bác sĩ Edward Jenner - Cha đẻ của vắc xin
  3. Rene Laennec sinh năm 1781, tại nước Pháp, được xếp hạng thứ 52.065 trên thế giới và thứ 61 trong danh sách Bác sĩ nổi tiếng. Ông đã phát minh ra ống nghe trong lần chăm sóc cho một bệnh nhân thừa cân mà nhịp tim không thể nghe thấy hay cảm nhận được, ông phát minh ra một công cụ để khuếch đại âm thanh nhịp tim đập, đó chính là chiếc ống nghe.


    Nhờ có ống nghe do Rene Laennec phát minh giúp việc chẩn đoán,việc khám bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Ống nghe bằng gỗ sử dụng cho đến nửa sau thế kỷ 19, sau đó chiếc ống nghe đã trải qua nhiều lần cải tiến và ngày càng phổ biến hơn. Ngày nay, ống nghe cao su được sử dụng phổ biến, giúp bác sĩ có thể nghe âm thanh trong cơ thể bệnh nhân ở tần số thấp, tần số cao. Theo y học, ống nghe tim mạch là sự kết hợp đơn thuần của một trong những định luật vật lý cơ bản nhất, dẫn truyền và khuếch đại âm thanh. Tuy nhiên, đó lại là một trong những tác động lớn và trở thành biểu tượng của nền y học hiện đại. Mục đích ban đầu tạo ra khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân, giờ đây chiếc ống nghe đã trở thành công cụ đặc trưng cho bác sĩ và hữu ích trong phục vụ khám chữa bệnh nhân.


    Trong những tháng cuối đời, ông yêu cầu cháu trai của mình, Mériadec, kích thích ngực của ông và mô tả những gì nghe được bằng ống nghe. Ông qua đời vì căn bệnh lao phổi, căn bệnh mà chính Laënnec đã làm sáng tỏ bằng chiếc ống nghe của mình. Trong di chúc, Laënnec cho người cháu thừa kế tất cả các nghiên cứu y khoa của ông, cùng với chiếc ống nghe gỗ là di vật giá trị hơn cả.

    Bác sĩ Rene Laennec - Phát minh ra ống nghe
    Bác sĩ Rene Laennec - Phát minh ra ống nghe
    Bác sĩ Rene Laennec - Phát minh ra ống nghe
    Bác sĩ Rene Laennec - Phát minh ra ống nghe
  4. Ignaz Philipp Semmelweis là thầy thuốc khoa sản người Hungary. Ông khẳng định, sốt hậu sản là do lây nhiễm. Và ông chứng minh được rằng, tỷ lệ tử vong của những bà mẹ cao là do các bác sĩ không ngâm tay mình vào dung dịch Calcium Chloride trước khi đỡ đẻ.


    Vào năm 1861, ông công bố chuyên khảo căn nguyên, khái niệm và biện pháp phòng ngừa chứng sốt hậu sản một cách cực kỳ rõ ràng. Ở Hungary người ta lập nên Bảo tàng Semmelweis. Bệnh viện Semmelweis. Tại Áo, người ta thành lập Bệnh viện sản khoa Semmelweis và ông được ghi nhận trong nền Y học thế giới là người mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.


    Vào năm 1847, ông đã khám phá rằng có thể giảm tỷ lệ mắc sốt sản xuống rất nhiều bằng cách thực hiện những tiêu chuẩn rửa tay tại các bệnh viện khoa sản. Sốt sản xuất hiện thường xuyên tại những bệnh viện vào giữa thế kỷ 19, và bệnh này có tỷ lệ chết 10% - 35%. Semmelweis đưa ra học thuyết về rửa tay dùng "những thuốc nước chanh được khử trùng bằng clo" năm 1847 trong chức chủ tịch của Khu khoa sản thứ nhất tại Bệnh viện Đa khoa Wien, những khu bác sĩ của bệnh viện này có tỷ lệ chết gấp ba lần của tỷ lệ tại những khu bà đỡ. Năm 1851, Semmelweis về Hungary, nước này đã chấp nhận học thuyết của ông vào năm 1857.

    Bác sĩ Ignaz Semmelweis - Cứu tinh của những bà mẹ
    Bác sĩ Ignaz Semmelweis - Cứu tinh của những bà mẹ
    Bác sĩ Ignaz Semmelweis - Cứu tinh của những bà mẹ
    Bác sĩ Ignaz Semmelweis - Cứu tinh của những bà mẹ
  5. Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole thuộc miền Tây nước Pháp. Ông tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Besancon (Pháp). Sau đó tiếp tục theo học vật lý và hóa học tại Đại học Bách khoa Paris, rồi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học.


    Ông hoàn thành những công trình vĩ đại nhất của đời mình như tìm ra nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở súc vật như bệnh dịch tả gà, bệnh chó dại... tìm được vắc xin để chủng ngừa các bệnh bệnh dịch tả gà, bệnh than, đặc biệt là bệnh chó dại. Chỉ trong vòng một năm, với sự thành công này có hơn 2.500 người bị chó dại cắn được chủng ngừa và cứu sống. Lần đầu tiên thử nghiệm vắc xin dại trên người, Louis Pasteur rất lo lắng. Ông viết thư tâm sự với con trai: "Con thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào nếu như phải chứng kiến một nhân mạng mất đi vì liều vắc xin của bố".


    Năm 1868, Pasteur nhận bằng bác sĩ y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái, nhưng con người khoa học trong ông vẫn vượng sức với sự lao động miệt mài và không ngừng sáng tạo. Nhà khoa học này đã nghiên cứu về bệnh than và sự nhiễm trùng máu, công bố lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học, về sự hoại thư và về sốt hậu sản.


    59 tuổi, Luis Pasteur công bố các nghiên cứu về bệnh sốt vàng và thành công trong việc chế tạo vắc xin chống bệnh than. Sau đó, ông nghiên cứu về bệnh đóng dấu ở lợn và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh này. Tháng 7 năm 1885 là mốc rất quan trọng trong lịch sử y học, khi ông thành công trong việc sử dụng vắc xin chống bệnh dại ở người.

    Bác sĩ Louis Pasteur - Tìm ra văc xin ngừa bệnh dại
    Bác sĩ Louis Pasteur - Tìm ra văc xin ngừa bệnh dại
    Bác sĩ Louis Pasteur - Tìm ra văc xin ngừa bệnh dại
    Bác sĩ Louis Pasteur - Tìm ra văc xin ngừa bệnh dại
  6. Năm 1861, Joseph Lister được bổ nhiệm làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh xá Hoàng gia Glasgow. Ở đây, ông nhận thấy có đến 45% - 50% bệnh nhân bị chết do nhiễm trùng vết thương. Joseph Lister dựa vào lý thuyết của Louis Pasteur cho rằng nhiễm trùng là do vi sinh vật, ông đã sử dụng Acid Carbolic (phenol) để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương.


    Kết quả là tỷ lệ tử vong trong các ca phẫu thuật của ông đã giảm đáng kể nhờ thuốc sát trùng này. Nhờ đó mà vai trò của chất sát trùng trong kiềm chế bệnh lây nhiễm mới được nhận thức một cách đầy đủ. Đây là mốc lịch sử quan trọng đồng thời là một trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa. Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, phẫu thuật ngoại khoa đã có mặt phổ biến ở tất cả các bệnh viện lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, do không mấy ai có ý thức đầy đủ về công việc phẫu thuật nên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ thường rất cao. Để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương, bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã tiến hành thử nghiệm bằng acid carbonic.


    Đầu thế kỉ XIX, vai trò của phẫu thuật trong điều trị bệnh tật và thương tổn đã được khẳng định. Rất nhiều bệnh nhân đã qua cơn thập tử nhất sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong khi điều trị lại không giảm đi là mấy. Không ít những bệnh nhân tưởng như đã được cứu sống nhờ phẫu thuật thì sau đó lại chết dần chết mòn vì những biến chứng do phẫu thuật. Chẳng ai hiểu nguyên nhân vì sao, càng không biết phương cách nào để phòng chống hiện trạng bi đát này.


    Và cuối cùng, người tìm ra lời giải là bác sĩ Joseph Lister khi tìm ra vai trò của chất sát trùng trong khống chế bệnh lây nhiễm. Đây là mốc lịch sử quan trọng ngoại khoa và cũng là một trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa. Cuộc đời Lister là những đóng góp to lớn cho y học. Mặc dù ngày nay, acid carbonic đã không còn được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa, song phát hiện lịch sử này đã đưa Lister trở thành một trong những nhà y học vĩ đại nhất lịch sử. Ông được coi là cha đẻ của thuốc sát trùng.

    Bác sĩ Joseph Lister - Cha đẻ của thuốc sát trùng
    Bác sĩ Joseph Lister - Cha đẻ của thuốc sát trùng
    Bác sĩ Joseph Lister - Cha đẻ của thuốc sát trùng
    Bác sĩ Joseph Lister - Cha đẻ của thuốc sát trùng
  7. Elizabeth Blackwell sinh ra tại Bristol (Anh), sau đó gia đình bà di cư sang Hoa Kỳ ở Cincinnati, bang Ohio. Từ khi còn bé, với tấm lòng nhân hậu bà luôn mong muốn được học nhiều hơn về ngành Y để hiểu hơn về các bệnh thường gặp nhằm giúp đỡ mọi người xung quanh. Blackwell là người phụ nữ đầu tiên được trao bằng y khoa ở Bắc Mỹ (1849) hơn thế, bà còn là người đỗ đầu lớp.


    Đây là việc chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa từ trước đến thời điểm đó. Năm 1869, Elizabeth Blackwell đã giúp tổ chức hội Y tế Quốc gia (National Health Society) ở London (Anh) trong hoạt động khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo cũng như thành lập trường Y khoa dành cho phụ nữ ở London (London School of Medicine for Women). Đến năm 1875, bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa đầu tiên là nữ giới ở trường Y khoa Nhi đồng London.


    Ngày 23/1/1849, ở tuổi 28, TS. Elizabeth Blackwell tốt nghiệp xuất sắc và trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ nhận tấm bằng y khoa, phá vỡ kỷ nguyên thống trị của nam giới. Trong buổi lễ này, lần đầu tiên trong lịch sử, TS. Elizabeth Charles Lee - hiệu trưởng nhà trường, đã công khai chúc mừng thành tích của cô, ông đã đứng dậy và cúi chào cô gái nghị lực, giỏi giang. TS. Kelly Thibert - Chủ tịch Hiệp hội sinh viên Y phát biểu: “Năm 1849, khi phụ nữ vẫn không có quyền bầu cử ở Mỹ thì Elizabeth Blackwell - người phụ nữ vẫn luôn kiên định với quyết tâm sắt đá để theo đuổi sự nghiệp y khoa - công việc chỉ được dành cho nam giới - thật là một điều đáng khâm phục và ngưỡng mộ”.

    Bác sĩ Elizabeth Blackwell - Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên
    Bác sĩ Elizabeth Blackwell - Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên
    Bác sĩ Elizabeth Blackwell - Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên
    Bác sĩ Elizabeth Blackwell - Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên
  8. Frederick Banting là nhà vật lý và sinh lý học người Canada khám phá ra hormone tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường. Banting sinh năm 1891 tại Alliston, Ontario và học tại trường đại học Toronto. Năm 1915, ông vào quân y và trở thành người chỉ huy, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông thực tập y khoa ở London (Anh), Ontario (Canada).


    Từ năm 1921 đến năm 1922, ông làm việc tại trường đại học Toronto trong phòng thí nghiệm của nhà sinh lý học người Scotland là John Macleod và cộng sự người Canada Charler Best. Banting đã khám phá ra Insulin, năm 1923, ông được trao giải thưởng Nobel về y-sinh lý học cùng với nhà sinh lý học Macleod. Thực sự nhóm nghiên cứu đến bốn người, Banting và Best chia nhau nửa giải còn, Macleod và nhà hóa học Jame Bertramcllip (người đã giúp Macleod làm tinh khiết Insulin) cùng chia nửa giải. Năm 1923 trường đại học thành lập khoa nghiên cứu y khoa, Banting được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Năm 1934 ông được hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ, đây là đỉnh cao sự nghiệp của ông.

    Vào năm 1921, bác sĩ Frederick Banting và sinh viên y khoa Charles H. Best được ghi nhận là đã khám phá ra hormon insulin trong chất chiết xuất từ tuyến tụy của chó. Banting và Best tiêm hormone insulin vào một con chó và thấy rằng nó làm giảm lượng đường trong máu từ mức cao xuống bình thường. Sau đó, họ hoàn thiện các thí nghiệm của mình, đến thời điểm nghiền và lọc tuyến tụy được gắn vào một con chó, cô lập một chất được gọi là “isletin”. Hai người sau đó phát triển insulin để điều trị trên cơ thể người với sự giúp đỡ của nhà hóa học người Canada James B. Collip và nhà sinh lý học người Scotland JJR Macleod. Năm 1923, ông được trao giải Nobel Y học cho sự khám phá to lớn ấy. Banting mất năm 1941 do nổ máy bay trên đường từ Canada qua Anh đang có chiến tranh, hưởng thọ 50 tuổi.

    Bác sĩ Frederick Banting - Phát hiện ra hormon Insulin
    Bác sĩ Frederick Banting - Phát hiện ra hormon Insulin
    Bác sĩ Frederick Banting - Phát hiện ra hormon Insulin
    Bác sĩ Frederick Banting - Phát hiện ra hormon Insulin
  9. Charles Drew - bác sĩ người Mỹ gốc Phi là người tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương. Phát hiện này tạo nền tảng để có thể thành lập các ngân hàng máu có vai trò quan trọng trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần II (1939 - 1945). Chính ông đã tạo ra các ngân hàng máu đầu tiên, cứu sống hàng nghìn trong cuộc chiến mất mát lớn nhất lịch sử đó.


    Vào thời điểm khi hàng triệu binh lính đang chết trên chiến trường khắp châu Âu, phát minh của Tiến sĩ Charles R. Drew đã cứu vô số mạng sống. Drew nhận ra rằng tách và đóng băng các bộ phận cấu thành của máu sẽ cho phép nó được tái tạo một cách an toàn sau này. Kỹ thuật này đã dẫn đến sự phát triển của ngân hàng máu.


    Drew được sinh ra vào ngày 3 tháng 6 năm 1904, tại Washington, DC Charles Drew xuất sắc trong các học giả và thể thao trong các nghiên cứu sau đại học tại Amherst College ở Massachusetts. Charles Drew cũng là một sinh viên danh dự tại trường y McGill University Medical ở Montreal, nơi ông chuyên về giải phẫu sinh lý học.


    Charles Drew nghiên cứu huyết tương và truyền máu ở thành phố New York, nơi ông trở thành một bác sĩ khoa học y tế - người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm như vậy tại Đại học Columbia. Ở đó, ông đã phát hiện ra những khám phá liên quan đến việc bảo tồn máu. Bằng cách tách các tế bào máu đỏ lỏng khỏi huyết tương gần rắn và đóng băng hai cách riêng biệt, ông thấy rằng máu có thể được bảo tồn và tái tạo vào một ngày sau đó.

    Bác sĩ Charles Drew - Tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương
    Bác sĩ Charles Drew - Tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương
    Charles Drew
    Charles Drew
  10. Tiến sĩ, bác sĩ Henry Gray là một nhà giải phẫu học người Anh. Ông chính là tác giả của cuốn sách Gray’s Anatomy (Giải phẫu Gray) đặt nền tảng cho ngành khoa học giải phẫu. Khi mới 25 tuổi, ông được bầu là Ủy viên hội Hoàng gia đồng thời là người phụ trách giải phẫu tại bệnh viện St. George’s Hospital (Anh).


    Năm 1861, ông là ứng viên chính cho chức trợ lý bác sĩ phẫu thuật, nhưng thật không may ông mắc bệnh đậu mùa khi chăm sóc cho một bé trai và qua đời khi mới 34 tuổi. Grey sinh ra ở Belgravia, London năm 1827 và sống phần lớn cuộc đời ở London. Năm 1842, ông nhập học với tư cách là sinh viên tại Bệnh viện St. George, London và ông được những người biết ông mô tả là một người làm việc có phương pháp và chăm chỉ nhất, đồng thời là một người đã học giải phẫu của ông. bằng phương pháp mổ xẻ chậm rãi nhưng vô giá cho chính mình.

    Khi vẫn còn là sinh viên, Henry Grey đã giành được giải thưởng ba năm một lần của Đại học Bác sĩ phẫu thuật Hoàng gia vào năm 1848 cho một bài luận có tựa đề Nguồn gốc, sự kết nối và phân bố của dây thần kinh đối với mắt người và các phần phụ của nó, được minh họa bằng việc mổ xẻ so sánh mắt ở các động vật có xương sống khác, ông đã nhận được giải thưởng Astley Cooper trị giá ba trăm guineas cho luận văn “Về cấu trúc và việc sử dụng lá lách”.


    Năm 1858, Grey xuất bản ấn bản giải phẫu đầu tiên, dày 750 trang và chứa 363 hình. Anh có may mắn được nhờ sự giúp đỡ của người bạn Henry Vandyke Carter, một người soạn thảo lành nghề và trước đây là người trình diễn giải phẫu tại Bệnh viện St. George. Carter thực hiện các bản vẽ mà từ đó các bản khắc được thực hiện. Sự xuất sắc của những bức tranh minh họa của Carter đã góp phần rất lớn vào thành công bước đầu của cuốn sách. Ấn bản này được dành riêng cho Sir Benjamin Collins Brodie, Bart, FRS, DCL. Grey đã liên tiếp giữ các chức vụ người biểu tình Giải phẫu , người phụ trách bảo tàng và Giảng viên Giải phẫu tại Bệnh viện St. George và năm 1861 là ứng cử viên cho chức vụ trợ lý phẫu thuật.

    Bác sĩ Henry Gray - Đặt nền tảng cho ngành giải phẫu
    Bác sĩ Henry Gray - Đặt nền tảng cho ngành giải phẫu
    Bác sĩ Henry Gray - Đặt nền tảng cho ngành giải phẫu
    Bác sĩ Henry Gray - Đặt nền tảng cho ngành giải phẫu



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |