Top 10 Ảnh hưởng của stress đối với sức khỏe phụ nữ và cách khắc phục
Trong xã hội nhộn nhịp và đầy áp lực như hiện nay thì tình trạng cơ thể luôn rơi vào trạng thái stress có vẻ như quá bình thường, nhất là đối với phụ nữ khi họ ... xem thêm...luôn phải đối mặt với công việc, về nhà thì lại đối diện với việc nhà, chồng con. Đôi khi chồng con không hiểu và thông cảm cho họ. Sau đây toplist sẽ nói về tác hại của stress đối với chị em phụ nữ để tìm cách khắc phục tình trạng này.
-
Hầu hết người bị chứng stress tâm lý đều không thể có giấc ngủ ngon bởi trong tâm trí lúc nào cũng xuất hiện sự lo lắng sợ hãi. Các bác sĩ cho rằng có đây chính là lý do khiến người bệnh tỉnh giấc hoặc không thể ngủ.
Stress mất ngủ gây tình trạng khó hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da như vitamin C, E… Điều này làm vùng da dưới mắt mất đi sự đàn hồi. Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi là những nguyên nhân làm máu không được lưu thông. Da không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy, nhất là vùng da nhạy cảm ở mắt. Da vùng mắt sẽ trở nên khô, thiếu sức sống, nhanh lão hóa, hình thành quầng thâm
Để đạt hiệu quả trong việc điều trị bạn thử tập yoga và các hoạt động chống căng thẳng khác trong ngày để tinh thần trở nên thoải mái từ đó giấc ngủ được cải thiện.
Đôi mắt khá đẹp thường ngày của bạn đột nhiên sẽ thể hiện sự mệt mỏi, da phía dưới vùng mắt này cũng sẽ bị nhăn lại và có xu hướng chảy xệ. Vì vậy nên tránh để stress ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Biện pháp giúp giảm quầng tham mắt do stress:
- Chăm sóc làn da ngay cả khi căng thẳng, mệt mỏi.
- Thực hiện các bài tập thể dục.
- Thực hiện các động tác xoa bóp.
- Giải tỏa stress.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể.
-
Khi bị stress cơ thể sẽ giải phóng độc tố cortisol, khi mà lượng cortisol này quá cao sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone dễ tạo ra mụn trứng cá trên da của bạn. Nếu bạn giữ tình trạng stress kéo dài, sẽ làm cho làn da trở nên yếu đi, da bạn mất khả năng tự bảo vệ và phục hồi da, tất cả điều đấy sẽ khiến vấn đề mụn trở nên tồi tệ hơn. Khi đó da bị dễ mất nước, dẫn đến mất đi hàng rào bảo vệ da, từ đó làn da không đủ khả năng chống lại các tác động và những nguyên nhân gây ra mụn từ bên ngoài môi trường như tia UV, vi khuẩn, bụi bẩn…
Không những thế, hormone Cortisol còn kích thích các hormone nam Androgen tăng trưởng, dẫn đến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Khi các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cùng các tế bào chết và vi khuẩn làm cho lỗ chân lông bí tắc và tạo cơ hội để các vi khuẩn gây mụn P.Acne tấn công, sinh ra mụn. Và không dừng lại ở đó, những vấn đề về mụn sẽ tác động ngược lại đến suy nghĩ, khiến bạn lo lắng và càng ngày càng chịu nhiều áp lực.
Vậy cách tốt nhất để giải quyết vấn đề mụn trứng cá do stress là bạn nên:
- Tập luyện thể dục: Đây là một cách hữu hiệu để bạn giải tỏa những áp lực, kích thích cơ thể vận động từ đó tạo ra những thay đổi tích cực hơn, cân bằng lại cơ thể về trạng thái ổn định.
- Ăn uống khoa học: Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Omega-3, Omega-6, Omega-9 như cá, rau xanh, bông cải,… đây là thành phần có khả năng giảm các hormone gây căng thẳng. Hạn chế dung nạp các chất kích thích như caffein, thức uống có cồn,… vì đây là những chất có khả năng kích thích sự căng thẳng của cơ thể.
- Thư giãn để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tạo cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, để giúp cơ thể lấy lại năng lượng.
- Bên cạnh đó xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp khi đó tình trạng da sẽ được cải thiện rõ rệt.
-
Nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà bạn đang phải đối mặt, stress có thể gây ra phát ban, đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt.
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, hoạt động kém đi khi bạn rơi vào trạng thái stress. Lúc này cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm các loại nấm và đặc biệt là phát ban.
Thông thường, phát ban do stress chỉ xảy ra ngắn hạn và nhẹ (nghĩa là chỉ kéo dài chưa đến 1 ngày và sẽ tự hết). Khi gặp phải tình huống này, bạn nên:
- Tìm cách cân bằng trở lại.
- Ngồi thiền hoặc hít - thở thật sâu
- Cố gắng duy trì ăn uống, bổ sung thêm các vitamin cần thiết để hệ miễn dịch của bạn hoạt động bình thường, tránh sự xâm hại của các virus trong không khí.
- Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học.
-
Khi phải đối mặt với stress trong 1 thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến giai đoạn mọc (anagen) bị rút ngắn, giai đoạn chờ rụng (telogen) đến nhanh. Lúc này, tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến tóc thưa, yếu, thậm chí nguy cơ hói đầu và tóc bị bạc sớm.
Một số bạn còn khá trẻ nhưng lại mắc phải các bệnh rụng tóc, chính vì cơ thể bạn lúc nào cũng bị stress, dẫn đến sự phát triển của các nang lông bị ảnh hưởng, từ đó tóc sẽ yếu dần đi vì không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Và dễ rụng hơn bình thường. Do đó giảm thiểu căng thẳng thể chất và tinh thần là phương pháp hữu hiệu nhất.
Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, rũ bớt những áp lực trong cuộc sống và từ đó, tóc cũng mọc khỏe hơn:
- Ngủ đủ giấc và hình thành thói quen ngủ đều đặn.
- Sở hữu chế độ ăn uống lành mạnh đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất cần thiết góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
- Tập thể dục nhiều hơn với những bài tập yêu thích.
- Đến gặp nhà trị liệu.
- Cho phép cơ thể có thời gian để hồi phục sau sự thay đổi quan trọng trong sinh lý.
- Suy nghĩ tích cực.
- Chăm sóc tốt cho tóc bằng các sản phẩm chăm sóc tóc.
-
Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng da lão hóa sớm. Vì khi mệt mỏi, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormone Cortisol, gây phá vỡ sự liên kết của các sợi collagen trên da, từ đó khiến da trở nên sần sùi, khô ráp và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Chất cortisol được cơ thể tiết ra quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, béo phì và mất dần collagen. Khi mất collagen thì da của bạn sẽ mất đi độ đàn hồi, và từ đó nếp nhăn sẽ được hình thành. Thường gặp nhất là da mặt, da ở xung quanh mắt, da cổ và cánh tay…
Vì vậy, nếu bạn không muốn nhìn thấy nếp nhăn trên làn da của mình, thì ngay từ bây giờ hãy tập học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, tránh xa căng thẳng, stress. Đồng thời, năng tập những bài tập có tác dụng tốt cho tinh thần của mình: thiền, yoga… để cải thiện sức khỏe và cảm xúc. Thường xuyên thực hiện các động tác massage, hay sử dụng các loại mặt nạ để có thể làm giảm bớt quá trình lão hóa cũng như hình thành nếp nhăn do stress.
-
Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đột biến hormone adrenaline và cortisol cong lượng collagen giẩm đi. Sự gia tăng adrenaline khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Nó kích hoạt các tuyến mồ hôi, khiến cơ thể bị mất nước.
Bên cạnh đó, cơ thể cũng đáp ứng hạ nhiệt trước stress. Từ đó, lớp biểu bì trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến chức năng hàng rào bảo vệ da. Nếu không bổ sung nước cho cơ thể, làn da sẽ bị khô và mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ rất khó để phục hồi lại như xưa bởi chúng tạo nên các nếp nhăn trên da.
Biện pháp để cải thiện tình trạng kho da do stress:
- Cấp đủ nức cho da.
- Thư giãn tinh thần.
- Duy trì giấc ngủ tốt.
- Chăm sóc da.
-
Nếu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi hay căng thẳng trong thời gian dài mái tóc của bạn sẽ hóa bạc nhanh. Nguyên nhân là khi cảm thấy căng thẳng, các mạch máu thường bị co lại và làm cho việc lưu thông máu bị ảnh hưởng, quá trình sản sinh ra sắc tố melanin bị rối loạn dẫn đến hiện tượng bạc tóc. Đồng thời, điều này cũng làm cho chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ đến tóc khiến chúng dần suy yếu và chuyển màu nhanh hơn.
Khi suy nghĩ quá nhiều, dẫn đến tình trạng xuất hiện tóc bạc, làm mất đi sức sống cũng như vẻ đẹp của mái tóc vốn đen của bạn. Để cải thiện tình trạng xuất hiện tóc bạc do stress cần lưu ý những điều sau:
- Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
- Có chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất.
- Có lối sống khoa học, lành mạnh, ngủ ngủ giấc, không thức khuya để tránh tình trạng tóc bạc, và các hệ lụy theo từ việc mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Hạn chế uống bia, rượu, cà phê, trà đặc hoặc sử dụng các sản phẩm có chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
-
Đa phần, stress thường khiến các chị em bị trễ kinh, chậm kinh. Thậm chí, những trường hợp stress trầm trọng thì phụ nữ có thể bị mất kinh vài tháng mới có. Quá trình sản xuất và tương tác giữa các hormone khác nhau trong cơ thể giống như một phản ứng dây chuyền. Nếu một giai đoạn trong chu kỳ không xảy ra theo cách bình thường thì các giai đoạn sau sẽ không nhận được những kích hoạt chính xác, và sẽ trở nên rối loạn hay nói cụ thể hơn sự cân bằng của hệ hormone nội tiết bị phá vỡ, làm cho kinh nguyệt rối loạn.
Căng thẳng sẽ làm bạn rơi vào trạng thái mất kinh tạm thời, vấn đề này sinh ra từ việc lượng hormone như adrenalin và cortisol trong cơ thể quá nhiều dẫn đến mất cân bằng.Chậm kinh cũng là một trong những tình trạng phổ biến phổ biến, vấn đề kinh nguyệt không đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vì trong kinh chứa rất nhiều chất độc, không cần thiết cho cơ thể, nếu không được thải ra ngoài thì sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm độc, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh về rối loạn chức năng buồng trứng.
Cách giảm stress để điều hòa kinh nguyệt:
- Giảm khối lượng công việc vì áp lực công việc có thể khiến bạn bị stress trầm trọng vậy nên cần linh hoạt sắp xếp khối lượng công việc của mình.
- Tâm sự với người thân để được trải lòng, được chia sẻ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bớt stress hơn.
- Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hoạt động nhẹ nhàng hoặc tham gia các môn thể thao yêu thích.
-
Stress gây tăng tiết cortisol, có những tác động xấu đến vùng não có trách nhiệm trong việc ra những quyết định và khả năng ghi nhớ. Điều này giải thích tại sao đôi lúc chúng ta không đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp trong những tình huống căng thẳng và cũng không tập trung tư tưởng vào các công việc.
Stress gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ làm cho não lúc nào cũng phải hoạt động, từ đó sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, nếu cứ kéo dài tình trạng mất ngủ thì não sẽ hoạt động kém dần, có thể dẫn đến chết não. Vậy cụ thể stress ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
- Stress mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
- Giết chết các tế bào não.
- Làm giảm trí nhớ.
- Khiến cơ quan nội tạng hoạt động kém đi.
- Trầm cảm.
Phụ nữ luôn phải vật lộn với căng thẳng nhiều hơn nam giới bởi những nguyên nhân trách nhiệm gia đình, mối quan tâm sức khỏe cá nhân, kinh tế... Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng để căng thẳng mãn tính mang lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bản thân. Dưới đây là một số biện pháp giảm căng thẳng tự nhiên hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Thường xuyên để não nghỉ ngơi, cung cấp đủ lượng oxi cần thiết để giảm tối thiểu quá trình lão hóa, giảm quá trình suy giảm trí nhớ.
- Ngủ đủ giấc.
- Massage.
- Ăn uống lành mạnh.
- Tránh sử dụng mạng xã hội và điện thoại di động.
- Tư duy tích cực, nghĩ đến điều vui vẻ.
- Tham gia hoạt động ngoài trờ.
- Tập thể dục.
-
Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ nguyên nhân gây nên các căn bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa là do thói quen ăn uống, sinh hoạt mà không biết rằng còn có một nguyên nhân quan trọng khác đó là ảnh hưởng của tâm lý, tinh thần. Những người hay bị căng thẳng, stress thường có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích… cao hơn bình thường.
Khi gặp căng thẳng, hệ thần kinh của chúng ta sẽ tiết ra nhiều axit HCL trong cơ thể. Chất này là nhân tố gây tổn hại niêm mạc dạ dày nặng nề gây tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy lo lắng, não của bạn sẽ chuyển sang chế độ “Fight or Flight” khiến cơ thể bạn dừng tiêu hóa thức ăn cho đến khi mọi thứ trở lại “bình thường”. Vậy nên nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài thì cơ thể bạn sẽ không thoát khỏi chế độ “Fight or Flight”, có nghĩa là hệ thống tiêu hóa của bạn không thể trở lại bình thường. Vì đó mà stress gây đau dạ dày là một hiện tượng thường gặp.
Ngoài gây nên các bệnh về dạ dày thì căng thẳng thần kinh còn gây nên những bệnh đường tiêu hóa khác như:
- Bệnh viêm ruột.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Các bệnh tiêu hóa khác như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Làm gì để giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress để cải thiện tình trạng tổn thương dạ dày?
- Đẩy lùi lo âu, stress bằng cách suy nghĩ tích cực hơn.
- Tập hít thở sâu giúp cơ thể thoát khỏi stress.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên.
- Học cách trò chuyện, chia sẻ để giải tỏa căng thẳng.
- Sử dụng probiotic để giảm stress.